Thói quen sử dụng đồ dùng nhà bếp có hại cho dạ dày

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bác sĩ giải thích: "Hiện nay, một số dụng cụ nấu nướng không phủ lớp chống dính và đồ nhựa có thể giải phóng các hoá chất độc hại khi ở nhiệt độ cao. Do đó, việc kiểm tra và thay thế các dụng cụ nhà bếp cũ hỏng là rất cần thiết".

Ông Cheng Wei (42 tuổi, Trung Quốc), một giáo viên lịch sử bậc trung học, gần đây thường xuyên cảm thấy đau dạ dày và khó chịu, nên quyết định đến bệnh viện để kiểm tra.

Khi đứng trước quầy đăng ký thủ tục của bệnh viện, ông nói với người bên cạnh: "Cơn đau dạ dày của tôi, có lẽ là do áp lực gần đây quá lớn. Hy vọng không phải là bệnh gì nghiêm trọng".

Sau một loạt các xét nghiệm, ông Cheng ngồi trong phòng khám chờ bác sĩ chẩn đoán.

Bác sĩ cầm kết quả xét nghiệm bước vào, vẻ mặt nghiêm trọng: "Ông Cheng, tình trạng dạ dày của ông thực sự không mấy khả quan, ông có dấu hiệu viêm dạ dày mãn tính. Tuy nhiên, ngoài áp lực công việc, tôi còn phát hiện ra một nguyên nhân khác, đó có thể là dụng cụ trong nhà bếp mà ông hay dùng".

"Có liên quan gì chứ?" - ông Cheng thắc mắc.

Bác sĩ giải thích: "Hiện nay, một số dụng cụ nấu nướng không phủ lớp chống dính và đồ nhựa có thể giải phóng các hoá chất độc hại khi ở nhiệt độ cao. Do đó, việc kiểm tra và thay thế các dụng cụ nhà bếp cũ hỏng là rất cần thiết".

Nghe vậy, ông Cheng lập tức nghĩ đến bộ nồi chảo không phủ lớp chống dính đã sử dụng nhiều năm trong nhà, gần như ngày nào ông cũng dùng nó để nấu nướng.

"Vậy tôi nên làm thế nào?" - ông hỏi bác sĩ.

Bác sĩ khuyên: "Tôi khuyên ông nên sử dụng dụng cụ làm bằng thép không gỉ hoặc gang, hoặc dụng cụ nấu ăn được làm từ vật liệu không độc hại được chứng nhận. Đồng thời, hãy duy trì thói quen ăn uống tốt, tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, những điều này đều có ích cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày".

Ngoài ra, bác sĩ còn đưa ra một số lời khuyên cụ thể về chế độ ăn uống: "Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi, những thực phẩm này có thể thúc đẩy sức khỏe của hệ tiêu hóa, đồng thời giảm bớt các thực phẩm nhiều dầu mỡ".

Khi buổi tư vấn sắp kết thúc, một bệnh nhân đặt câu hỏi: "Bác sĩ, ông đã đề cập đến việc thức ăn quá nóng sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, cụ thể là phạm vi nhiệt độ bao nhiêu? Làm thế nào để kiểm soát mức nhiệt này?"

Bác sĩ nói: "Không nên vượt quá 60 độ C, anh chị có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cụ thể của thức ăn, để đảm bảo không gây hại cho dạ dày. Đồng thời, tránh tiêu thụ thức ăn quá nóng liên tục, hãy cho dạ dày có thời gian nghỉ ngơi".

Cách giải thích và lời khuyên của bác sĩ khiến ông Cheng cảm thấy tâm đắc, ông quyết định về nhà sẽ bắt đầu kiểm tra và thay thế dụng cụ nhà bếp của mình. Đồng thời, ông cũng dự định điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh thức ăn quá nóng để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và dụng cụ nhà bếp, ông Cheng nhận thấy những thay đổi khác về lối sống cũng có tác động tích cực đến sức khỏe. Ông bắt đầu đi dạo và bơi lội thường xuyên, vài tháng sau, trong một lần tái khám, tình trạng dạ dày của ông đã được cải thiện đáng kể.

Trong lần khám này, bác sĩ lại nhấn mạnh tác động của dụng cụ nhà bếp đối với an toàn thực phẩm và sức khỏe: "Chúng ta thường bỏ qua ảnh hưởng của đồ dùng hàng ngày đến sức khỏe của mình, đặc biệt là dụng cụ nhà bếp. Dụng cụ không phù hợp không chỉ dẫn đến ô nhiễm thực phẩm mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, chẳng hạn như gây ra phản ứng viêm mãn tính, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư".

Vị bác sĩ bổ sung: "Do đó, việc lựa chọn dụng cụ nhà bếp phù hợp và duy trì thói quen ăn uống tốt là vô cùng quan trọng. Ví dụ, sử dụng đồ gốm hoặc thủy tinh để đựng thực phẩm, sử dụng nồi chảo bằng gang hoặc thép không gỉ để nấu nướng, đều là những lựa chọn lành mạnh hơn".

Một bệnh nhân đặt câu hỏi: "Bác sĩ, nhà tôi có rất nhiều hộp nhựa và một số xoong chảo cũ không dùng được. Tôi nên ưu tiên thay thế những đồ dùng này như thế nào?"

Bác sĩ trả lời: "Tôi khuyên bạn nên bắt đầu thay thế những dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như nồi chảo nấu nướng và hộp đựng thực phẩm trong lò vi sóng. Hãy chọn những sản phẩm có ghi nhãn vật liệu an toàn thực phẩm, ví dụ như thép không gỉ hoặc gang".

Nhờ những giải đáp như vậy, ông Cheng và những người khác không chỉ giải đáp được những thắc mắc cụ thể mà còn học được cách thực hiện những hành động thiết thực trong cuộc sống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Buổi tái khám không chỉ giúp họ hiểu biết thêm về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh mà còn nâng cao nhận thức của họ về tác động sâu sắc của yếu tố môi trường đối với sức khỏe.

Theo Song Yun - Aboluowang
Bảo Vy



BÀI CHỌN LỌC

Thói quen sử dụng đồ dùng nhà bếp có hại cho dạ dày