Trà sữa pha mắm tôm: Thức uống ‘kinh dị’ phản khoa học, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho gan - thận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nguồn gốc của đồ uống quái dị này bắt nguồn từ quán cà phê Y. Được biết, video trà sữa mắm tôm đã thu hút hơn 170.000 lượt xem, cao hơn nhiều so với các video còn lại của tiệm.

Quán trà sữa bắt trend bằng các món độc lạ

Chị Thảo (Gò Vấp, TP.HCM) cảm thấy tò mò khi con gái học lớp 6 cùng bạn bè bắt trend uống trà sữa hành lá. Để tìm hiểu, chị thử mở app và đặt hàng. Ly trà tạo cho chị cảm giác khó chịu, vị ngọt kết hợp với vị hăng của hành sống, hai thứ này gần như đối nghịch lẫn nhau, không thể tạo nên sự hài hoà, khiến hương vị tổng thể của đồ uống trở nên kỳ quặc.

Thời gian qua, mạng xã hội bị khuấy đảo bởi hàng loạt món ăn, thức uống lạ lẫm chưa từng có.

Các video giới thiệu trà sữa hành lá, trà sữa ớt hay thậm chí trà sữa cá chiên… đều được đăng tải và lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các nền tảng, đặc biệt là Tiktok.

Không ít cư dân mạng bày tỏ ý kiến phản đối và “ghê sợ” với kiểu biến tấu đồ uống như trên.

Mở màn cho trào lưu này là món “trà sữa hành lá” của một quán trà sữa nằm trên đường Hồng Lĩnh (quận 10, TP.HCM) vào ngày 30/3 với giá bán 49.000 đồng/ly. Sự kết hợp giữa vị béo ngọt của trà sữa và hăng nồng của hành lá khiến nhiều người cảm thấy ám ảnh.

Mở màn cho trào lưu này là món “trà sữa hành lá” của một quán trà sữa nằm trên đường Hồng Lĩnh (quận 10, TP.HCM) vào ngày 30/3 với giá bán 49.000 đồng/ly.
Mở màn cho trào lưu này là món “trà sữa hành lá” của một quán trà sữa nằm trên đường Hồng Lĩnh (quận 10, TP.HCM) vào ngày 30/3 với giá bán 49.000 đồng/ly. (Ảnh minh hoạ: Weibo)

Chỉ sau vài ngày đăng tải, video trà sữa hành lá đã thu hút gần 17 triệu lượt xem cùng hơn 64.000 bình luận. Thành công trong việc gây được sự chú ý, quán này ra mắt thêm món trà sữa kết hợp với ớt tươi, có tên gọi là “trà sữa nóng nảy”.

Thấy được sức hút từ cách làm mới lạ nói trên, hàng loạt quán trà sữa khác cũng tranh thủ ngày 1/4 (Cá Tháng Tư) để chế ra các món độc lạ nhằm tạo xu hướng và nâng cao độ nhận diện thương hiệu, chẳng hạn như trà sữa topping cá chiên, giò heo, cơm nguội, thịt xay…

Rất nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự phản đối với cách “làm mới kinh dị” này.

Video là vậy, thực tế khi mua trà sữa tại các quán, các topping chỉ là món tặng kèm. Ví dụ, món trà sữa hành lá sẽ bao gồm một ly trà sữa, trân châu, thạch phô mai, củ năng, thạch tạo hình chân mèo, một hộp hành lá thái nhỏ và một gói mì kèm lời nhắn: “Chúc bạn ngày Cá Tháng Tư vui vẻ, hành lá ăn chung với mì”.

Hiện tại, hầu hết các đồ uống này đã được gỡ khỏi ứng dụng mua hàng và ngừng kinh doanh tại quán, chỉ còn lại video giới thiệu sản phẩm.

Trà sữa mắm tôm vấp phải chỉ trích

Tuy nhiên, mới đây, mạng xã hội lại xuất hiện thêm một xu hướng trà sữa mới, gọi là “trà sữa mắm tôm”. Đáng chú ý, một số Tiktoker nhạy bén đã kịp mua về để làm video đánh giá.

Bên dưới video, phần lớn cư dân mạng đều tỏ ra phẫn nộ, cho rằng người chế ra loại đồ uống nói trên chỉ đang đang lãng phí thức ăn và bất chấp mọi thứ để “có được danh tiếng”.

Bảo Oanh, một chủ tài khoản Tiktok nhận xét: "Tiktok dạo này như nồi cám heo. Chẳng hiểu sao mấy thứ độc hại này lại thành trend cho được?!".

Tài khoản Rose Nymph bổ sung: "Lãng phí đồ ăn quá! Ai mà uống được nguyên cái ly trà sữa thế này?!".

Người dùng Ngọc Tiên cảnh báo: "Đừng đùa với sức khỏe của chính mình".

Nguồn gốc của đồ uống quái dị này bắt nguồn từ quán cà phê Y. Được biết, video trà sữa mắm tôm đã thu hút hơn 170.000 lượt xem, cao hơn nhiều so với các video còn lại của tiệm.

Đối mặt với làn sóng chỉ trích, chủ sở hữu tài khoản của quán cà phê Y. cho rằng clip chỉ mang tính giải trí.

Bất kể mục đích của việc này là gì, để tạo sự giật gân hay để gây sự tò mò và thu hút của người xem, việc kết hợp các nguyên liệu như hành lá, cá chiên và mắm tôm với trà sữa có thể gây đối nghịch về mùi vị, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.

Rủi ro sức khoẻ

Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết đây là những món ăn phản khoa học. Theo ông, trà sữa có vị ngọt, nên thường kèm theo topping là thạch, kem phô mai, pudding trứng, trân châu để giảm độ ngọt. Với các nguyên liệu lạ, bất kể đã nấu chín hay chưa, đều có mùi nặng, gây mất vị đồ uống. Nếu sử dụng có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Do đó, để an toàn, gia đình nên lưu tâm và giáo dục trẻ nhỏ không học theo cách pha chế này trên mạng.

Bản thân trà sữa truyền thống cũng chứa nhiều đường và calo, một cốc trà sữa cỡ lớn có thể lên tới 700-800kcal, thành phần của trà là kem béo pha với bột trà và chất phụ gia, uống thường xuyên sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều chất béo bão hoà, dẫn đến tăng cân, béo phì và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như tiểu đường.

Chưa hết, để tiết kiệm chi phí, không ít cửa hàng còn dùng bột màu thay cho bột trà tự nhiên, đây là một dạng chất hoá học tổng hợp. Khi một người tiêu thụ trà sữa lâu dài, cùng với việc nạp quá nhiều đường, có thể gia tăng gánh nặng lên gan và thận, làm suy giảm chức năng của các cơ quan này.

Về mặt khoa học, sự kết hợp giữa trà và sữa cũng có phần tương phản và đối nghịch lẫn nhau. Các protein casein trong sữa làm suy giảm những hợp chất hữu ích có trong trà - vốn có tác dụng tăng cường bảo vệ cơ thể và chống lại các bệnh tim mạch; ngược lại, trà cũng đẩy nhanh quá trình đào thải canxi của sữa trước khi cơ thể kịp hấp thu.

Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh cũng cho rằng không nên tự mua trà và sữa để về pha theo sở thích, do nguyên liệu, thành phần làm trà sữa mua ở chợ hay các cửa hàng chưa đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khoẻ.

Nói chung, trà sữa là đồ uống ngon, nhưng chỉ nên tiêu thụ có chừng mực, không nên lạm dụng. Ông Thịnh cho rằng một người chỉ nên uống trà sữa 1-2 lần/tuần, chọn loại nhỏ, ít đường và mua ở các thương hiệu uy tín.

Trong quá trình chế biến, mắm tôm dễ nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn Ecoli gây bệnh đường ruột, vi khuẩn Salmonella gây thương hàn, vi khuẩn gây bệnh tả.
Trong quá trình chế biến, mắm tôm dễ nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn Ecoli gây bệnh đường ruột, vi khuẩn Salmonella gây thương hàn, vi khuẩn gây bệnh tả. (Alpha Flickr / CC BY-SA 2.0 DEED)

Ngoài ra, mắm tôm được sản xuất từ tôm và muối ăn, thường có 3 dạng: đặc, sệt và lỏng. Khi ở dạng nguyên chất, mắm tôm rất mặn và đặc, rất khó để vi khuẩn có thể tồn tại. Nhưng mắm tôm dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến.

Khi pha thêm nước vào mắm tôm, môi trường sẽ thay đổi và tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho vi khuẩn. Trong quá trình chế biến, mắm tôm dễ nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn Ecoli gây bệnh đường ruột, vi khuẩn Salmonella gây thương hàn, vi khuẩn gây bệnh tả. Bên cạnh đó, mắm tôm có mùi đặc trưng, rất thu hút ruồi, muỗi… - vốn là vật trung gian lây bệnh.

Ăn mắm tôm nhiễm bẩn có thể gây hại cho đường ruột. Vì vậy, người tiêu dùng không nên chạy theo xu hướng nhất thời mà bỏ qua những nguy cơ sức khoẻ tiềm ẩn.

Nhật Duy (tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Trà sữa pha mắm tôm: Thức uống ‘kinh dị’ phản khoa học, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho gan - thận