Tại sao uống trà sữa không tốt? 4 thức uống thay thế mà bạn nên biết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trà sữa được giới trẻ vô cùng ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng và khả năng gây nghiện của nó. Tuy nhiên, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy trà sữa là thức uống tương đối kém vệ sinh, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy hại lớn cho sức khỏe.

Tại sao trà sữa lại là thức uống kém an toàn?

Trà sữa dễ gây nghiện bởi hương vị của nó, nhưng hàm lượng axit béo chuyển hóa trong một cốc trà sữa cao tới 6.5g, tức gấp hơn ba lần so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Axit béo chuyển hóa (hay còn gọi là "chất béo chuyển hóa") là một chất kém lành mạnh được thực hiện thông qua quá trình hóa học của sự hydro hóa dầu. Mục đích là để làm tăng tuổi thọ và sự ổn định hương vị của các loại dầu và thực phẩm có chứa chúng.

Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nó có khả năng làm tăng nồng độ LDL (một loại cholesterol có hại) và làm giảm lượng HDL (một cholesterol tốt).

Do đó, cơ thể chứa quá nhiều chất béo dạng này sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe.

Axit béo chuyển hóa trong trà sữa gây tác hại gì?

1. Tim mạch

Axit béo chuyển hóa tăng cao dễ làm tăng huyết áp trong cơ thể. Sau khi huyết áp tăng cao thì động mạch của cơ thể sẽ cứng lại. Đặc biệt, nếu tình trạng kéo dài thì rất dễ dẫn đến bệnh tim mạch.

2. Làm hỏng trí nhớ

Nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn axit béo chuyển hóa, thì nó sẽ ảnh hưởng đến các tế bào, đặc biệt là thành phần của tế bào não.

Do đó, rất nhiều người cao tuổi hiện nay mắc bệnh Alzheimer mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể có quá nhiều axit béo chuyển hóa.

3. Gây ra bệnh tiểu đường

Axit béo chuyển hóa dư thừa có thể khiến cơ thể béo phì. Mỡ trong nội tạng tăng nhanh sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, cuối cùng gây ra bệnh tiểu đường.

4. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Cơ thể có quá nhiều axit béo chuyển hóa sẽ làm giảm tiết hormone testosterone ở nam giới, khiến chất lượng tinh trùng bị giảm sút. Trường hợp nặng sẽ gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản.

5. Dễ bị béo phì

Thống kê đã chỉ ra rằng, uống nhiều trà sữa trong hơn ba tháng sẽ làm tăng mỡ máu và cholesterol.

Vì các loại trà sữa bán trên thị trường này đều làm bằng creamer (kem béo thực vật). Còn creamer thì đa phần làm bằng dầu dừa, uống nhiều sẽ gây tăng cân, từ đó tích tụ mỡ bụng, cuối cùng hình thành thân hình vừa to vừa béo.

6. Tăng khả năng mắc bệnh ung thư

Trà sữa khi pha được thêm một số chất bảo quản, trong đó có một số chất có hại cho cơ thể con người, thậm chí có khả năng gây ung thư. Ví dụ, một chất bảo quản được gọi là axit hexadienoic là một chất gây ung thư.

Ngoài ra, creamer còn chứa một hóa chất được gọi là creamer không sữa, chứa các chất độc hại như chì và đồng.

Nếu bạn nạp vào cơ thể những chất trên trong thời gian dài, thì bạn có thể đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, bệnh mạch vành, khối u, hen suyễn và các bệnh khác. Đặc biệt, trí thông minh của trẻ em cũng rất có thể bị ảnh hưởng.

Tránh xa trà sữa, 4 thức uống lành mạnh không chứa axit béo chuyển hóa

1. Trà xanh

Lúc bình thường bạn uống thêm trà sẽ rất tốt. Uống trà có tác dụng tu thân, dưỡng tính. Hơn nữa, trà xanh có thể hấp thụ chất béo trong cơ thể, giúp bạn giảm cân mà vẫn giữ được sức khỏe.

2. Nước đun sôi

Nước chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ thể. Nước đun sôi có thể làm dịu cơn khát của bạn mà không chứa chất béo.

Ngoài ra, nước đung sôi có tác dụng làm ẩm ruột, nhuận tràng và cải thiện sự trao đổi chất. Đồng thời, thói quen uống nước thường xuyên sẽ cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp bạn có sức khỏe tốt hơn một cách tự nhiên và ít ốm đau, bệnh tật.

3. Nước chanh

Nếu bạn phải chọn nước trái cây thì nên uống nước chanh, và tốt nhất nên chọn loại mới vắt.

Hàm lượng vitamin C trong nước chanh tương đối cao. Ngoài việc bổ sung vitamin C, nó cũng có thể thúc đẩy sự cân bằng axit-bazơ của cơ thể. Mặc dù chanh có vị rất chua, nhưng nó là một loại trái cây có tính kiềm!

4. Nước muối

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, bạn có thể uống một cốc nước muối. Vì sao?

Uống nước muối vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ của ruột, và giúp cơ thể tống phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Mặt khác, nước muối không chỉ giúp cải thiện tình trạng trao đổi chất, mà còn giúp cơ thể đạt đến trạng thái nhẹ nhàng, việc giảm độc tố luôn đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe.

(*) Ảnh chủ đề: Elsie Hui Flickr - CC BY 2.0

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao uống trà sữa không tốt? 4 thức uống thay thế mà bạn nên biết