8 loại trái cây mà người có lượng đường huyết cao nên ăn nhiều hơn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Một số người cho rằng các loại trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu do chỉ số đường huyết cao. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, khuyến nghị về chế độ ăn uống không thể đánh giá dựa trên khẩu vị, bởi vì một số loại trái cây tuy không ngọt nhưng có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Ngược lại, một số loại trái cây tuy có vị ngọt nhưng có chỉ số đường huyết khá thấp. Những trái cây này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường

1. Nhìn mờ

Bệnh võng mạc sẽ gây ra các triệu chứng như mờ mắt, nhìn không rõ, dễ mỏi mắt. Đây là một biến chứng của các mạch máu nhỏ trong mắt.

Nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của chứng cận thị hoặc lão thị, nghỉ ngơi sẽ khỏi, tuy nhiên, tình trạng suy giảm thị lực cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn cho thấy người đó đã bị tiểu đường.

2. Tê bì tay chân

Nếu ngón tay hoặc ngón chân bị tê ở các mức độ khác nhau, thì điều này có thể là do bệnh tiểu đường.

Ngoài tình trạng tê tay, chân còn kèm theo tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi. Nếu điều này xảy ra, bạn nên chú ý hơn đến vấn đề lượng đường trong máu.

3. Uống nước nhiều, tiểu nhiều

Người bị tiểu đường thường gặp vấn đề khát nước, uống nhiều và đi tiểu nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng trong cơ thể, gây ra hiện tượng mất nước ở tế bào.

Lúc này, lượng đường trong máu cao sẽ càng tăng nặng, đồng thời áp lực thẩm thấu của huyết tương cũng tăng lên rõ rệt, kích thích trung khu khát, dẫn đến tình trạng khát và uống nhiều nước hơn.

4. Buồn ngủ sau khi ăn no

Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng buồn ngủ sau khi ăn no, đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, cụ thể là lượng carbohydrate đơn giản (như tinh bột trắng, nước ngọt) trong khẩu phần ăn quá cao.

Cứ tiếp tục ăn uống như vậy trong thời gian dài sẽ dễ gây ra bệnh tiểu đường. Khuyến cáo nên bổ sung nhiều carbohydrate phức tạp vào khẩu phần ăn hàng ngày, ví dụ như bắp, gạo lứt và các loại rau củ quả.

Những thực phẩm này có thời gian tiêu hóa lâu hơn, giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau khi ăn tốt hơn.

8 loại trái cây người đái tháo đường nên ăn nhiều hơn để ổn định đường huyết

- Chanh

Chanh là loại trái cây có tính axit mạnh nhất và cũng là một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Chanh chứa các chất kiềm và vitamin C, có tác dụng làm giảm cholesterol, hạ đường huyết, giảm ho và giảm đờm hiệu quả.

Sử dụng chanh hợp lý có thể hiệu quả lượng đường trong máu hiệu quả, chủ yếu là do độ axit của chanh rất mạnh, có thể nhanh chóng hạ thấp chỉ số đường huyết. Hơn nữa, sau khi ăn chanh có thể làm chậm nhu động dạ dày, kiểm soát lượng đường trong máu.

- Táo

Táo có tác dụng giúp ổn định lượng đường trong máu. Táo chứa nhiều chất xơ và fructose tự nhiên, sẽ được giải phóng dần dần trong quá trình tiêu hóa, khiến lượng đường trong máu tăng chậm, từ đó tránh được sự biến động đột ngột của đường huyết.

Ngoài ra, táo còn chứa các hợp chất tự nhiên như flavonoid và polyphenol, những hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, có thể bảo vệ tế bào đảo tụy, tăng độ nhạy insulin, có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu.

- Quả kiwi

Kiwi chứa các chất inositol, có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu. Người có lượng đường huyết cao ăn kiwi vừa phải có thể đạt được hiệu quả ổn định lượng đường trong máu.

Loại quả này chứa một lượng lớn vitamin C, vừa có thể thúc đẩy tiết insulin, vừa có thể đạt được hiệu quả chống lão hóa, đồng thời có thể ổn định lượng đường trong máu của bệnh nhân.

- Cam

Cam có hàm lượng đường thấp, chứa nhiều vitamin, chất xơ và nguyên tố vi lượng, có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, sản sinh dịch cơ thể và giải khát.

Đối với người bệnh tiểu đường và người có lượng đường huyết cao, ăn nhiều cam hoặc uống nước cam ép (nguyên chất) thường xuyên đều có thể giúp hạ đường huyết.

- Khoai sâm

Khoai sâm có hình dạng bên ngoài rất giống khoai lang, nhưng cấu trúc hoàn toàn khác với khoai lang.

Nó không có nhiều tinh bột, do đó hàm lượng lượng calo rất thấp, ăn giòn ngon, nhiều nước, đặc biệt thích hợp cho người có lượng đường trong máu cao.

- Sơn tra

Quả sơn tra có vị chua khá đặc trưng, do vậy nó được xếp vào loại thực phẩm có tính axit.

Mặc dù có vị chua chua ngọt ngọt, nhưng ít ai ngờ rằng sơn tra lại là "thần dược" giúp hạ đường huyết. Sơn tra chứa nhiều axit, giúp tăng cường nhu động ruột và khả năng tiêu hóa, đồng thời có tác dụng giãn mạch.

- Ổi

Ổi là một loại trái cây nhiệt đới, có giá trị dinh dưỡng cao.

Nó không chỉ chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như protein và vitamin, mà còn giàu các vi lượng nguyên tố như sắt, canxi, kẽm. Giá trị dinh dưỡng của ổi cao gấp 8 lần các loại trái cây khác.

Một số nghiên cứu cho thấy ổi cũng có một số lợi ích nhất định đối với bệnh nhân tiểu đường. Một số thành phần trong ổi có thể kích hoạt tiết insulin, đẩy nhanh quá trình đào thải đường trong máu, từ đó giúp ổn định lượng đường huyết.

- Thanh long

Thanh long chứa nhiều chất xơ, giúp điều hòa và ổn định lượng đường huyết. Ngoài ra, thanh long còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mạch máu. Do đó, người tiểu đường nên ăn nhiều thanh long.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường là gì?

  1. Tăng cường rèn luyện thể chất

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tiểu đường. Hoạt động thể chất quá ít có thể dẫn đến tăng cân, và ngược lại, béo phì cũng có thể khiến cơ thể dễ mắc bệnh tiểu đường hơn.

Do đó, việc kết hợp tăng cường hoạt động thể chất, kiểm soát tổng lượng calo nạp vào và hạn chế béo phì sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.

  1. Giữ tâm trạng vui vẻ

Mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đều có quy luật sinh lý riêng. Nếu không nghỉ ngơi đúng giờ, cường độ làm việc và thời gian sắp xếp không phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể, rất dễ dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan.

Do đó, người bệnh tiểu đường cần chú ý giữ tâm trạng vui vẻ, học cách giảm áp lực cho bản thân. Điều này có lợi cho quá trình trao đổi chất và điều hòa chức năng của các cơ quan, cải thiện cung cấp máu và chức năng tiết dịch của tế bào đảo tụy.

  1. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bao gồm:

  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Huyết áp và cholesterol cao
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường

Nên xét nghiệm lượng đường trong máu ba năm một lần sau 30 tuổi.

Theo Wang He - Aboluowang
Bảo Vy



BÀI CHỌN LỌC

8 loại trái cây mà người có lượng đường huyết cao nên ăn nhiều hơn