5 nguyên liệu đơn giản giúp ổn định đường huyết, người tiểu đường cũng có thể thưởng thức

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết hàng ngày là rất quan trọng, những thực phẩm giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết, ổn định đường huyết là những thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ và bệnh nhân tiểu đường, việc tính đến khẩu vị, dinh dưỡng và nhu cầu hạ đường huyết khác nhau có vẻ khó khăn, nhưng đừng lo, có rất nhiều món ăn ngon tốt cho bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn kiêng cho người mắc tiểu đường tập trung vào việc ổn định lượng đường huyết

Quá trình kiểm soát chế độ ăn của bệnh nhân mắc tiểu đường là một quá trình điều chỉnh cân bằng các chất dinh dưỡng như đường và đạm.

Nếu bỏ qua sự tồn tại lâu dài của lượng đường huyết cao, bệnh tiểu đường có thể tiến triển, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như bệnh thần kinh, bệnh võng mạc và bệnh thận.

Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết hàng ngày là rất quan trọng, những thực phẩm giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết, ổn định đường huyết là những thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

5 loại nguyên liệu phù hợp cho người tiểu đường vừa thơm ngon lại không làm tăng đường huyết

- Chọn gạo lứt và gạo mầm làm cơm

Trong số các loại lương thực chủ yếu từ gạo, gạo lứt và gạo mầm được cho là ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, vậy nên chúng được khuyến nghị cho các bệnh nhân tiểu đường.

So với gạo trắng, gạo lứt và gạo mầm có giá trị GI (chỉ số đường huyết) thấp hơn và nhiều chất xơ hơn, có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Gạo lứt hay gạo mầm có thể dùng thay gạo trắng làm lương thực chính, không nhất thiết phải ăn từng bữa, rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Gạo mầm có màu trắng, dễ tiêu hóa và hấp thu, người thích ăn gạo trắng cũng có thể chấp nhận được, gạo mầm cũng phù hợp với trẻ em đang tuổi lớn.

- Ăn thịt lợn nạc

Người bệnh tiểu đường được khuyên nên sử dụng thịt lợn làm nguồn thực phẩm vì thịt lợn có chứa vitamin B1, một chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường.

Chuyển hóa glucose đề cập đến cơ chế mà carbohydrate ăn vào từ bữa ăn được phân hủy thành glucose trong máu và chuyển hóa thành năng lượng.

Ngay cả khi uống một lượng lớn vitamin B1 cũng không có nghĩa là ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, để cơ thể chuyển hóa đường thuận lợi, cần bổ sung đủ vitamin B1.

Vitamin B1 có nhiều trong thịt lợn nạc như thịt thăn, thịt đùi.

Chất dinh dưỡng giúp vitamin B1 hoạt động là allicin có trong các loại rau như tỏi, hành tây, hẹ… Các loại rau này xào với thịt lợn rất bổ dưỡng và ngon miệng.

- Cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy những người đàn ông ăn nhiều cá có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này không tồn tại ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, cũng có những kết quả nghiên cứu cho thấy lượng đường trong máu được cải thiện sau khi con người bổ sung EPA (axit eicosapentaenoic). EPA là một axit béo không bão hòa đa thiết yếu được tìm thấy nhiều trong các loại cá như cá sòng, cá thu đao và cá mòi.

Nếu con bạn không thích cá, bạn có thể kết hợp cá thu đao với cà chua và cá mòi nướng với phô mai, hương vị rất độc đáo và ngon miệng.

- Ăn đậu phụ đông lạnh

Protein kháng chứa trong đậu phụ đông lạnh có chức năng tương tự như chất xơ, không thể tiêu hóa trong ruột người nhưng có thể làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng vọt, từ đó giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Do đó, ăn đậu phụ đông lạnh trước khi ăn thực phẩm chứa carbohydrate có thể giúp làm chậm quá trình gia tăng lượng đường trong máu.

Ngoài việc dùng trong các món hầm, đậu phụ đông lạnh còn có thể được dùng như một nguyên liệu trong món ăn phương Tây, chẳng hạn như cắt nhỏ đậu phụ đông lạnh và cho vào món salad, hoặc cắt thành miếng nhỏ và cho vào súp.

- Ăn nhiều nấm

Nấm nói chung rất giàu chất xơ và chất xơ có thể ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Ngoài ra, nấm còn ngăn ngừa sự gia tăng cholesterol trong máu và ức chế quá trình xơ cứng động mạch.

Tăng đường huyết là một trong những yếu tố dẫn đến sự tiến triển của bệnh xơ cứng động mạch, vì vậy việc bổ sung đầy đủ chất xơ trong chế độ ăn uống có thể giúp làm chậm quá trình xơ cứng động mạch.

Nấm rất dễ kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn, trong súp miso, chần qua nước nóng, thêm vào món salad và kết hợp với nhiều món ăn khác nhau.

Theo Cai Ya - The Epoch Times
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

5 nguyên liệu đơn giản giúp ổn định đường huyết, người tiểu đường cũng có thể thưởng thức