Cách nhắn tin khi không biết nói gì: 10+ Cách làm mới cuộc trò chuyện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bạn có thường gặp tình huống không biết nói gì qua tin nhắn và không biết cách kéo dài cuộc trò chuyện không? Cùng tham khảo những cách nhắn tin khi không biết nói gì dưới đây để duy trì cuộc trò chuyện nhé!

1. Cách nhắn tin khi không biết nói gì để duy trì cuộc trò chuyện

Việc nhắn tin trao đổi để duy trì cuộc trò chuyện là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và công việc thường ngày; đặc biệt là khi bạn mới quen hay muốn có một mối quan hệ thân thiết hơn với một ai đó.

Với những bạn trẻ, khi đang trong quá trình tìm hiểu nhau, đôi lúc bạn không biết nói gì để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với “người ấy” của mình. Điều này lại càng đặc biệt khó đối với những người không biết cách nói chuyện.

1.1. Hãy trò chuyện theo cách thông thường pha chút hài hước

Đối với những người không có "năng khiếu" nói chuyện, việc nói chuyện trực tiếp hay gián tiếp đều dễ rơi vào tình huống không biết nói gì. Đặc biệt là trong việc giao tiếp bằng cách nhắn tin, họ lại càng dễ rơi vào im lặng hơn.

Những lúc như vậy, bạn hãy sử dụng cách nói chuyện thông thường như nói về: sở thích; hoạt động yêu thích; hay những điều đang xảy ra xung quanh... và pha thêm chút hài hước; hay thể hiện sự quan tâm của mình với người bạn đang nhắn tin.

trò chuyện pha chút hài hước
Hãy trò chuyện theo cách thông thường pha chút hài hước. (Ảnh: Pixabay)

Việc trao đổi về sở thích không chỉ giúp duy trì được cuộc trò chuyện lâu dài; mà còn giúp hai người hiểu về nhau hơn. Trân trọng khoảnh khắc nói chuyện với nhau; chân thành nói ra những suy nghĩ của mình; đối phương sẽ cảm nhận và hiểu được điều đó. Từ đó, hai người có thể hiểu nhau hơn và nói chuyện cũng tự nhiên, cởi mở hơn.

1.2. Đặt những câu hỏi Mở khi nhắn tin không biết nói gì

Câu hỏi Mở là loại câu hỏi khiến người trả lời có nhiều cách trả lời; có thể trả lời chi tiết mà không bị đóng khung với câu trả lời “không" hoặc "có” khiến cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt. Cách đặt câu hỏi kiểu này cho phép người trả lời thoải mái sử dụng ngôn ngữ; hay suy nghĩ của mình để đưa ra câu trả lời.

Các câu hỏi mở thường bắt đầu bằng những từ như: “tại sao”; “như thế nào”; “nói cho tôi biết về...”; “bạn nghĩ gì về”;…

Ví dụ:

Cậu thấy quán ăn đó thế nào? Hôm nào tớ với cậu đến đó ăn thử nhé!

Cậu nghĩ gì về vấn đề này? Nếu là cậu thì cậu sẽ giải quyết việc đó như thế nào?...

1.3. Cách nhắn tin khi không biết nói gì: Hãy tóm tắt lại những điều đối phương vừa nói

Bạn có thể tóm tắt lại câu chuyện một cách vắn tắt theo ý hiểu của mình; và hỏi thêm về câu chuyện đó. Bạn cũng có thể chia sẻ quan điểm cá nhân của mình để tiếp tục câu chuyện, tạo không khí gần gũi, thoải mái trong cuộc trò chuyện.

Ví dụ: À! Có phải câu chuyện là thế này… Bạn A như thế kia... Tớ thấy khâm phục cậu ghê, phải là tớ thì không làm được thế đâu...

1.4. Khen ngợi một cách tinh tế

Việc khen ngợi người khác một cách tinh tế sẽ giúp người nghe có thể cảm nhận được sự chân thành của bạn.

Bạn lưu ý là đừng quá tập trung vào ngoại hình vì như vậy có vẻ thiếu tự nhiên; nhất là khi bạn và người đó đang chỉ trò chuyện qua tin nhắn. Hãy tập trung vào những ấn tượng và những gì bạn cảm nhận được ở họ nhé.

Ví dụ:

Cậu nói chuyện cuốn lắm ấy. Mỗi lần nói chuyện với cậu, tớ quên cả thời gian luôn.

Tớ rất thích cách cậu giải thích việc đó. Rất là chi tiết và dễ hiểu. Cách suy nghĩ của cậu rất đặc biệt.

1.5. Đào sâu vào câu chuyện

Để bắt đầu câu chuyện, hãy tương tác bằng cách đặt câu hỏi mở. Không nên sử dụng những từ mang tính "sát thương" cao như: “Vậy à/thế à/ừ/uh/uhm/thả icon…”. Những kiểu trả lời như vậy thường khiến đối phương nghĩ là bạn không muốn trò chuyện với họ. Hãy đào sâu vào câu chuyện; hỏi một cách chi tiết về câu chuyện để đối phương cảm nhận được sự quan tâm của bạn.

1.6. Nói về mối quan tâm chung

Nếu bạn và đối phương đang hoạt động chung ở một tổ chức; đội nhóm; hay có cùng sở thích nào đó; hãy lấy đó làm chủ đề để trò chuyện khi nhắn tin không biết nói gì. Bạn có thể chia sẻ những thông tin mới nào đó mà có thể người ấy chưa biết. Ngược lại, bạn cũng có thể hỏi đối phương về những việc bạn chưa biết liên quan đến hoạt động; sở thích chung đó.

1.7. Lắng nghe chủ động

Việc lắng nghe chủ động không chỉ có ở trò chuyện trực tiếp; mà qua tin nhắn bạn cũng cần thể hiện điều này thật tinh tế bằng cách như:

  • Trả lời tin nhắn của đối phương ngay khi nhận được tin nhắn; nếu không thể trả lời ngay hãy nói cho họ biết.
  • Tương tác với câu chuyện của họ bằng cách đặt câu hỏi; hoặc thả icon thể hiện thái độ, cảm xúc của mình.
  • Ở lại khung chat trong khi trò chuyện với họ để họ biết bạn luôn ở đó.

1.8. Chia sẻ câu chuyện của chính bạn

Một trong những cách nhắn tin khi không biết nói gì đó là đừng ngại chia sẻ câu chuyện của bản thân, để đối phương hiểu hơn về bạn.

Nhiều người thường có xu hướng nghĩ rằng đối phương sẽ không quan tâm đến câu chuyện của mình. Tuy nhiên, nếu bạn không mở lòng thì đối phương cũng không có cơ hội để hiểu được bạn.

Ví dụ: Bạn có thể chia sẻ điều bạn tâm đắc nhất trong công việc; cuộc sống; học tập. Ngày hôm nay của bạn có chuyện gì đặc biệt; để lại trong bạn ấn tượng như thế nào...

Chia sẻ câu chuyện của chính bạn
Chia sẻ câu chuyện của chính bạn. (Ảnh: Pixabay)

2. Những lưu ý khi nhắn tin không biết nói gì

2.1. Luôn luôn thể hiện sự vui vẻ, tích cực

Muốn tạo dựng một mối quan hệ tốt với bất cứ ai, chúng ta cũng cần phải luôn giữ thái độ tích cực; lạc quan trong giao tiếp. Bởi vì, con người ai cũng thích niềm vui; thích trò chuyện với người mang năng lượng tích cực; thay vì nghe và nói về những vấn đề tiêu cực.

Do vậy, bạn hãy cố gắng luôn giữ sự lạc quan, thoải mái trong khi trò chuyện. Khi bạn luôn tích cực, nguồn năng lượng đó sẽ thu hút đối phương; khiến họ thích nói chuyện với bạn.

2.2. Tin nhắn cần ngắn gọn, tinh tế, lịch sự

Trong khi nhắn tin, bạn cần chú ý đến độ dài của tin nhắn. Tin nhắn ngắn gọn nhưng không cộc lốc; cần rõ ý và đặc biệt là sự lịch sự, tinh tế. Sử dụng bộ icon là một gợi ý để tạo cảm giác gần gũi, thân thiện, dễ mến qua tin nhắn.

2.3. Chú ý đến lỗi chính tả, ngữ pháp

Có không ít người khi nói chuyện bằng tin nhắn thường không chú ý đến câu hay chính tả; hoặc viết tắt. Bạn cần hết sức lưu ý đến chính tả, ngữ pháp khi nhắn tin; để tránh hiểu nhầm và tạo ấn tượng không tốt với người nhận tin nhắn.

Cần hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả cơ bản. Qua tin nhắn, người nhận có thể đánh giá tính cách của bạn. Một tin nhắn được viết chỉn chu, có tâm sẽ giúp bạn ghi điểm; tạo ấn tượng trong mắt người khác mà bạn không ngờ đấy.

Chú ý đến lỗi chính tả, ngữ pháp
Chú ý đến lỗi chính tả, ngữ pháp. (Ảnh: Pixabay)

2.4. Thể hiện sự tôn trọng

Việc thể hiện thái độ tôn trọng đối với người khác; trong giao tiếp dù trực tiếp hay gián tiếp; đều rất quan trọng.

Bạn hãy lắng nghe và đáp lại một cách hòa nhã, lịch sự. Dù muốn nói đùa tạo không khí vui vẻ, bạn cũng không nên sử dụng những từ ngữ suồng sã thái quá. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu cách trả lời tin nhắn thú vị; để tạo hứng thú cho đối phương cũng như tạo nên sức hút của bản thân.

2.5. Kết thúc trò chuyện sau 5-10 phút

Ngoại trừ những hôm có chủ đề chung, nói mãi không hết chuyện; bạn lưu ý không nên để cuộc trò chuyện kéo dài quá lâu. Hãy kết thúc cuộc nói chuyện sau khoảng 5-10 phút. Việc này sẽ giúp giữ sự tươi mới; sôi động và đầy hứng thú cho những lần kế tiếp.

Trên đây là gợi ý một số cách nhắn tin khi không biết nói gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ duy trì được cuộc nói chuyện qua tin nhắn với người khác một cách tự nhiên; giúp cho mối quan hệ giữa hai người ngày càng tốt đẹp.

Nguyên Anh

Có thể bạn quan tâm:



BÀI CHỌN LỌC

Cách nhắn tin khi không biết nói gì: 10+ Cách làm mới cuộc trò chuyện