5 loại rau chứa ‘độc tố’ và tiềm ẩn mối đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không phải loại rau nào cũng hoàn toàn lý tưởng để chúng ta có thể tiêu thụ hàng ngày. Một số loại rau nếu không chú ý trong việc lựa chọn, chế biến có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài thịt, cá và các thực phẩm giàu đạm, rau xanh và các loại củ khác cũng chứa rất nhiều vitamin và chất xơ, giúp bổ sung đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể người.

Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng hoàn toàn lý tưởng để chúng ta có thể tiêu thụ hàng ngày. Một số loại rau nếu không chú ý trong việc lựa chọn, chế biến có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng.

Dưới đây là danh sách 6 loại rau củ chứa ‘độc tố’ và nguy cơ tiềm ẩn đe doạ đến sức khoẻ:

Đậu tằm

Mặc dù đậu tằm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng các chất độc hại chứa trong đó cũng vượt quá tiêu chuẩn nghiêm trọng.

Hạt đậu tằm chứa một số loại enzyme khuyết thiếu, có tác động nhất định đối với cơ thể, có thể gây ra hội chứng tán huyết dị ứng sau khi ăn đậu tươi. Các triệu chứng của ngộ độc đậu tằm là thiếu máu, vàng da, gan to, nôn mửa, sốt…

Nếu sau khi ăn đậu tằm, bạn bị đau bụng dữ dội và tiêu chảy, thì phần lớn đây là triệu chứng ngộ độc thực phẩm, cần sự hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.

Súp lơ đốm đen

Súp lơ trắng là loại rau rất giàu giá trị dinh dưỡng, hàm lượng chất béo tương đối thấp nhưng lại chứa nhiều vitamin và chất xơ, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và giảm cân.

Tuy nhiên, cấu trúc bề mặt của súp lơ tương đối phức tạp, bề mặt không bằng phẳng dễ tạo cơ hội cho ký sinh trùng ẩn náu, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi xâm nhập vào cơ thể con người.

Vì vậy, súp lơ có đốm đen tức là nó đã bị nhiễm ký sinh trùng, chứa tương đối nhiều độc tố.

Khoai lang đốm

Khoai lang rất giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình bài tiết chất độc và cặn bã, đạt được mục đích giảm cân.

Nhưng không phải loại rau củ nào cũng có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như khoai lang có đốm thường có vị đắng, thực chất loại khoai lang này đã bị nhiễm độc tố của vi khuẩn đốm đen, có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.

Do đó, bất kể là khoai lang có đốm hay khoai lang mọc mầm, bạn đều nên loại bỏ.

Cà chua chưa chín

Có nhiều cách chế biến cà chua, tuy nhiên thời hạn sử dụng của cà chua tương đối ngắn, lâu ngày sẽ bị thối rữa, hư hỏng.

Một số người bán sẽ sử dụng formaldehyde để ép chín cà chua một cách phản tự nhiên, nhằm đảm bảo rằng hình thức bên ngoài của cà chua trông có vẻ tươi hơn, điều này có thể giúp kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, nhưng cà chua chưa chín có chứa solanine.

Theo Cục An toàn Thực phẩm, chất solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 - 0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể.

Khoai tây mọc mầm

Nhìn chung, thời hạn sử dụng của khoai tây tương đối dài, nhưng đôi khi khoai tây sẽ nảy mầm nếu không được bảo quản đúng cách, một số củ khoai tây còn bị đốm xanh, lúc này, một lượng lớn solanine sẽ được sản sinh.

Cục An toàn Thực phẩm cho hay, chất solanin phân bố trong mầm khoai tây và chân mầm: 420 - 730mg trong 100g; trong vỏ khoai: 30 - 50mg trong 100g; trong ruột khoai: 4 - 7mg trong 100g.

Điều này cho thấy, chất độc chứa trong mầm khoai rất lớn, trong khi hàm lượng chất độc ở củ khoai chưa bằng 1% ở mầm.

Khoai tây mọc mầm có độc tính cao, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, có thể nhiều người cho rằng có thể cắt bỏ phần mầm này đi và phần còn lại có thể sử dụng liên tục, nhưng thực tế, độc tố vẫn tồn tại và chúng sẽ làm tăng áp lực cho gan.

Theo Wang He - Aboluowang
Nhật Duy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

5 loại rau chứa ‘độc tố’ và tiềm ẩn mối đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ