Trung Quốc còn lâu mới có thể giảm khối nợ đang ‘nóng rực’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bằng cách so sánh số liệu thống kê, bong bóng của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Nhật Bản khi nước này ở đỉnh nợ, trong khi mức giảm đòn bẩy của Trung Quốc có thể không nhanh hơn của Nhật Bản. Vì vậy, nếu nói tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã chạm đáy là điều mơ tưởng, Trung Quốc còn phải tiếp tục suy giảm một chặng đường dài nữa trước khi chạm đáy tăng trưởng. 

Trong nhiều năm, tôi đã miễn cưỡng bình luận về các số liệu giả mạo, nhưng bây giờ số liệu của Bắc Kinh có vẻ giống với xu hướng thực tế.

Mặc dù các con số nhìn chung phù hợp với chỉ số tổng hợp mang tính đại diện cho sản xuất là PMI (chỉ số về mức độ mở rộng hay thu hẹp của các nhà sản xuất), dao động quanh mức 50 điểm trong quý thứ hai. Tuy nhiên, thay đổi GDP tổng thể vẫn không phù hợp với một số con số chính, chẳng hạn như lợi nhuận công nghiệp và doanh số bán lẻ, đều giảm khá nhiều. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là ở giới trẻ, rất nghiêm trọng.

Sự đồng thuận của giới phân tích cho rằng GDP suy giảm trong quý 2 là tất yếu vì Trung Quốc phong tỏa do Covid và rằng đây chỉ là ‘biến cố’ xuất hiện trong thời gian ngắn do điều kiện đặc thù.

Tuy nhiên, ngay cả khi không có phong tỏa trong quý 2 và quý 1/2020, tăng trưởng GDP trong nền kinh tế thực của Trung Quốc vẫn nằm trong xu hướng giảm. Xu hướng ngày càng tiêu cực hơn sau bước ngoặt vào năm 2018: Trước đó, phải mất sáu năm để giảm từ 8% xuống 7%; sau đó, mất bốn năm để giảm từ 7% xuống mức xu hướng hiện tại là 4% hoặc thấp hơn một chút. Rõ ràng, việc giảm đòn bẩy tài chính lớn (tăng trưởng dựa vào vay nợ) đã giải thích đà lao dốc này.

Biểu đồ kèm theo cho thấy Chỉ số trái phiếu phát hành bằng USD của các nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc do CRIC tổng hợp và tốc độ tăng trưởng GDP thực chính thức qua từng năm. Hai chỉ số này đã di chuyển đồng thuận với nhau. Tăng trưởng vay nợ để phát triển BĐS hoàn toàn đồng điệu với tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng và nợ được biết đến như những bộ phận khuếch đại chính giúp phóng đại sự lên xuống của các chu kỳ kinh tế. Điều này dẫn đến nghi ngờ rằng cái gọi là "phép màu kinh tế" không phải là điều gì đặc biệt, thực chất của “phép màu kinh tế Trung Quốc” lại chỉ là bong bóng nợ khổng lồ cần phải trả ngay bây giờ mà thôi.

Chỉ số trái phiếu bất động sản của Trung Quốc và tăng trưởng GDP thực tế (Ảnh: Được sự cho phép của ông Law Ka-chung)

Giống như bất kỳ cuộc khủng hoảng nợ nào ở các thị trường mới nổi, nguyên nhân luôn luôn là do vay nợ quá mức (sử dụng đòn bẩy quá mức); lấy nợ làm nền tảng tăng trưởng. Sau đó khối nợ bị kích nổ khi lãi suất tăng, tiền mất giá. Khủng hoảng nợ ở Trung Quốc hiện nay cũng không khác và không ngoại lệ.

Thời điểm bắt đầu của cuộc khủng hoảng cũng hỗ trợ cho điều này: 2016-18 là khi các nền kinh tế phương Tây đã phục hồi hoàn toàn sau cơn sóng thần tài chính và khủng hoảng nợ Âu Châu, trong khi lãi suất của Mỹ tăng hơn 2% và thị trường chứng khoán phương Tây nói chung phá vỡ mức cao kỷ lục của họ. Phương Tây trỗi dậy, phương Đông suy tàn.

Bất chấp đợt sụp đổ chữ V do COVID vào đầu năm 2020, sự trở lại phương Tây vừa được đề cập ở trên vẫn đang diễn ra trong sáu quý liên tiếp. Mặc dù đây có thể là sự kết thúc của chu kỳ bùng nổ của phương Tây, nhưng việc quay trở lại phương Đông sẽ không nhất thiết xảy ra và khó có thể xảy ra vì Trung Quốc vẫn chưa thực hiện được việc xóa bỏ đòn bẩy tài chính quá mức.

Điều này khá giống như đầu những năm 2000 khi chu kỳ suy giảm của phương Tây bắt đầu, nhưng Nhật Bản đã không được hưởng lợi từ nó ngay cả sau một thập kỷ giảm tỷ lệ nợ chậm chạp (và nó vẫn chưa được thực hiện). Hóa ra là cần phải có thêm một chu kỳ đầy đủ từ năm 2003 đến năm 2008 để Nhật Bản chạm đáy tăng trưởng trước khi có thể bứt phá.

Bằng cách so sánh số liệu thống kê, bong bóng của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Nhật Bản khi nước này ở đỉnh nợ, trong khi mức giảm đòn bẩy của Trung Quốc có thể không nhanh hơn của Nhật Bản. Vì vậy, nếu nói tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã chạm đáy là điều mơ tưởng, Trung Quốc còn phải tiếp tục suy giảm một chặng đường dài nữa trước khi chạm đáy tăng trưởng.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Lê Minh

Theo The Epoch Times

Ông Law Ka-chung là một nhà bình luận về kinh tế vĩ mô và thị trường toàn cầu. Ông đã viết cho nhiều tờ báo và tạp chí chuyên đề và nói về thị trường trên nhiều kênh truyền hình, đài phát thanh và trực tuyến ở Hồng Kông kể từ năm 2005. Ông đưa tin về tất cả các chủ đề kinh tế và tài chính ở Hoa Kỳ, u Châu và Á Châu, từ kinh tế vĩ mô các lý thuyết về triển vọng thị trường đối với chứng khoán, tiền tệ, tỷ giá, lợi tức, và hàng hóa. Ông là nhà kinh tế trưởng và chiến lược gia tại chi nhánh Hồng Kông của ngân hàng lớn thứ năm Trung Quốc trong hơn 12 năm. Ông có bằng Tiến sĩ về Kinh tế, Thạc sĩ Toán học và Thạc sĩ Vật lý thiên văn.



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc còn lâu mới có thể giảm khối nợ đang ‘nóng rực’