5 cách để giảm đau đầu gối

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khớp gối là nơi có nhiều màng hoạt dịch nhất trong các khớp xương trên cơ thể, đồng thời đây cũng là vị trí dễ bị tổn thương nhất.

Do những thay đổi thoái hóa, hoặc các chấn thương cấp tính và mãn tính khác nhau, khiến màng hoạt dịch và bao hoạt dịch của khớp gối tạo ra phản ứng viêm. Tình trạng này cũng gặp ở bệnh nhân béo phì và thừa cân, làm tăng gánh nặng cho khớp gối.

Ngoài ra, những người thường xuyên lao động nặng nhọc, vận động quá sức cũng dễ xuất hiện đau khớp gối.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là khớp gối sưng, đau, hạn chế sinh hoạt, rối loạn vận động gập và duỗi, đau nặng hơn khi lên xuống cầu thang, teo cơ, yếu khớp, chân đi lại yếu trầm trọng.

Tại sao lâu lâu lại bị đau khớp gối?

1. Tiền sử chấn thương khớp gối

Việc thi thoảng bị đau khớp gối có thể liên quan đến việc bạn từng bị gãy xương khớp gối trong quá khứ, hoặc do tổn thương mô mềm (cơ, dây chằng) quanh đầu gối, và cũng có thể là do chấn thương sụn chêm giữa và sụn chêm bên của đầu gối.

2. Không có tiền sử chấn thương khớp gối

Nếu bạn không có tiền sử chấn thương khớp gối, nhưng có những thay đổi thoái hóa ở khớp gối, viêm khớp gút, viêm khớp dạng thấp, các triệu chứng khác nhau như viêm bao hoạt dịch ở mô mềm xung quanh khớp gối, đều có thể gây đau đầu gối.

3. Bệnh gây đau đầu gối

Yếu tố bệnh tật cũng gây đau đầu gối, đau gối trong, đau gối ngoài, đau dây thần kinh bịt, chân hình chữ X, chân vòng kiềng (hình chữ O), chân cong cao, đau phần trước đầu gối, đau phần sau đầu gối, các triệu chứng khác nhau như khó mở rộng đầu gối.

Biện pháp giảm đau đầu gối

1. Ngừng tập thể dục giảm nguy cơ chấn thương gối

Tập thể dục sau khi bị chấn thương đầu gối có thể gây ma sát thứ phát cho mô mềm của đầu gối, dễ làm tổn thương thêm trầm trọng, gây đau dữ dội hơn cho cơ thể, gây sưng tấy, phù nề, ứ máu và các hiện tượng khó chịu khác.

Vì vậy, trước những cơn đau do chấn thương khớp gối do lực vận động không đồng đều, bạn nên dừng ngay việc tập luyện, nghỉ ngơi đầy đủ, nếu có thể nên cố gắng nghỉ ngơi tại giường, tránh vận động quá sức làm nặng thêm tình trạng tổn thương khớp gối.

2. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi

Theo tuổi tác, lượng canxi trong cơ thể sẽ mất dần, canxi giảm sẽ dẫn đến loãng xương, từ đó dễ mắc các triệu chứng đau nhức xương khớp.

Người bị đau khớp gối thường xuyên nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào bữa ăn hàng ngày để giúp xương chắc khỏe, tránh tình trạng mất xương và tăng độ dẻo dai cho xương.

Các nguồn cung cấp canxi được chia thành hai loại: động vật và thực vật.

Thức ăn động vật: sữa bò, yogurt, sữa chua, phomai, cá mồi trắng, cá khô nhỏ, cá đóng hộp có xương, tôm khô, hàu. Thức ăn thực vật: các loại rau như đậu phụ, vừng đen, tảo bẹ, rong biển, húng quế, cải rổ, rau dền, kim châm và nhiều loại rau khác.

3. Chườm nóng khớp gối

Chườm nóng là cách chữa đau khớp gối khá phổ biến, trong quá trình chườm nóng có tác dụng làm giãn nở mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu ở khớp gối, cải thiện trao đổi chất tại chỗ, giảm phù nề cục bộ và ứ máu hiệu quả, thuyên giảm đến mức nhất định. Mức độ co cứng, thư giãn cơ và cải thiện tính linh hoạt của gân là rất tốt để phục hồi.

4. Giữ ấm đầu gối

Nếu đau khớp gối do phong thấp, nhất là vào mùa lạnh, khớp gối thường có cảm giác rất lạnh và kèm theo những cơn đau dữ dội. Nếu tình trạng này xảy ra, thì bạn phải thực hiện tốt việc giữ ấm cho đầu gối của mình.

Sử dụng miếng đệm đầu gối, mặc quần ấm và dán túi ấm lên đầu gối có thể giảm đau hiệu quả do không khí lạnh xâm nhập vào đầu gối.

5. Tập thể dục thích hợp sau khi khớp gối phục hồi

Người bị đau khớp gối nên duy trì vận động hợp lý sau khi chấn thương hồi phục, có tác dụng tăng độ bền vững của khớp gối và rất tốt cho quá trình phục hồi của bệnh.

Đi bộ và bơi lội đúng cách vào những thời điểm bình thường có thể rèn luyện sức khỏe tốt cho các cơ và dây chằng xung quanh khớp gối. Cần lưu ý không nên để tình trạng mệt mỏi quá mức.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

5 cách để giảm đau đầu gối