Bình luận: Arab Saudi sẽ đóng băng Hiệp định Abraham? Hy vọng hoà bình Trung Đông đang lụi tàn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoà bình ở Trung Đông nhen nhóm lửa hy vọng sau khi Hiệp định Abraham được ký kết giữa Arab Saudi (anh cả của khu vực Trung Đông) và Israel (đứa con trở về chưa được các anh em của mình chấp nhận). Nhưng các nỗ lực này có nguy cơ đổ bể. Nguồn tin từ Reuters cho thấy Arab Saudi bắt đầu đóng băng mối quan hệ vừa nhen nhóm với Israel...

Sự ghẻ lạnh hàng ngàn năm

Sự ghẻ lạnh của thế giới Ả Rập với Israel có nguồn gốc lịch sử hàng ngàn năm, bắt nguồn từ sự lạc lối của người Do Thái trong quan điểm về tôn giáo và đạo đức; đây là một câu chuyện dài, phức tạp và không thảo luận chi tiết trong bài viết này.

Vấn đề ở chỗ, nguồn gốc mâu thuẫn này khiến những người anh em của Israel xung quanh vùng đất Thánh Jerusalem không chào đón sự trở về của Israel sau 2.000 năm vong quốc. Sự trở về của Israel với hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây, qua Liên Hợp Quốc (bằng một Nghị quyết), cắt một vùng đất mà một phần ở đó có cả người Palestine đã an cư, lạc nghiệp vào năm 1948. Tuân thủ theo nghị quyết của LHQ, người Do Thái đã chính thức tuyên bố thành lập nhà nước Israel vào ngày 14/5/1948. Chỉ vài giờ sau tuyên bố độc lập, Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận nhà nước Israel, và Hoa Kỳ cũng nhanh chóng làm theo.

Trong những nhóm tôn giáo, quốc gia hay bộ tộc không chào đón Israel, đã có những nhóm tôn giáo cực đoan coi việc đuổi người Israel cuối cùng ra khỏi vùng đất Thánh, là mục đích tồn tại của họ; trong đó có là lực lượng vũ trang Hamas.

Khẩu hiệu của Hamas là "Allah là mục tiêu, Nhà tiên tri Muhammad là hình mẫu, Kinh Koran là hiến pháp, Thánh chiến là con đường duy nhất và được chết vì Allah là sự thể hiện lòng trung thành". Vì những lý do đó, Hamas khước từ mọi giải pháp hòa bình, không công nhận nhà nước Israel. Và để thành lập một nhà nước Palestine Hồi giáo, đối với họ, không có con đường nào khác ngoài việc tiến hành cuộc thánh chiến, trích Wikipedia.

Trong tiếng Ả Rập, Hamas có nghĩa là "nhiệt huyết", "lửa". Các hành động của Hamas không đi ngược lại tiêu chí này. Đánh bom liều chết là một yếu tố mà Hamas coi là vũ khí trong cuộc chiến chống lại Israel.

Vấn đề ở chỗ, rất nhiều thế lực ở Trung Đông ủng hộ Hamas như chính quyền Iran, chính quyền Qatar, lực lượng Hezbollah ở Lebanon, Syria,... và thậm chí nhiều người dân của Arab Saudi và nhiều nhóm bộ lạc rải rác khắp Trung Đông.

Ngọn lửa hoà bình đã từng le lói

Sau hàng chục năm lập quốc, Israel không thể nào hoà đàm với Palestine và phần còn lại của Trung Đông dù có hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây. Mãi cho tới khi sáng kiến hoà bình qua một thế cờ vây hoàn hảo của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump thiết kế cho khu vực này đi vào thực tiễn. Kết quả của nó là Hiệp định Abraham ký vào những tháng cuối cùng ông Trump ở Nhà trắng, ngày 13/8/2020. Hiệp ước lấy tên phụ tổ của người Trung Đông, những người hiện theo 3 tôn giáo khác nhau: Do thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo ngày nay.

Hiệp định Abraham là tuyên ngôn về hòa bình, nhân ái và tự do giữa các quốc gia thực hành 3 tôn giáo có khởi nguồn từ Abraham: Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Hiệp định hòa bình lịch sử này là di sản của cựu Tổng thống Donald Trump sau khi ông Trump rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran tai hại.

Mối quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Israel với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Vương quốc Bahrain, Sudan và Vương quốc Maroc đều đã được cải thiện kể từ khi hiệp định được ký kết.

Vậy làm thế nào để Hiệp định Abraham được ký kết? Làm thế nào để Palestine chấp nhận đàm phán với Israel trong bối cảnh Hamas (như đề cập ở trên về quan điểm Thánh chiến của họ), đã trở thành chính khách, một đảng phái lãnh đạo trong chính quyền Palestine?

Thế cờ vây của ông Trump sử dụng cả kinh tế - ngoại giao, các quyết sách chính trị khôn ngoan để siết chặt dòng tiền nuôi dưỡng các lực lượng cực đoan tôn giáo như Hamas, Hebollah trong khi nắn dòng tiền vào các hoạt động tạo giá trị gia tăng, kinh tế, an ninh cho khu vực.

Thế cờ vây mưu lược ở Trung Đông

71 năm Trung Đông bị chia rẽ khi Israel không được công nhận bởi thế thế giới Ả-rập. Hàng chục năm Trung Đông đẫm máu bởi các xung động sắc tộc, tôn giáo. Một thực tế là các nhóm vũ trang thành lập với lý do bảo vệ tôn giáo và sắc tộc đã dần trở nên cực đoan và trở thành các tổ chức khủng bố, lấy lý do tôn giáo, sắc tộc để giết người, phá hủy văn hóa và thu thập quyền lực.

Không chỉ vậy, Trung Đông còn có những nhà nước tài trợ cho khủng bố như Iran, Qatar… Trung Đông còn hỗn loạn thêm bởi các thế lực ngoại lai như Trung Quốc và Nga - những nền kinh tế có chung kẻ thù là Mỹ - cùng các tổ chức khủng bố ở khu vực này.

Tất cả những xung đột trên làm suy yếu năng lực của Mỹ ở Trung Đông. Trong suốt 8 năm tại vị của chính quyền Obama, Trung Đông hoàn toàn hỗn loạn.

Vốn không ưa Israel, chính phủ Obama kết thân với các lực lượng Ả-rập và lạnh nhạt với Israel. Hòa bình ở Dải Gaza được tìm kiếm bằng cách 'hào phóng' với Palestine. Kết quả là hòa bình ở Trung Đông bị cách tiếp cận này khoét sâu thêm vào 'vét lở loét lâu năm' bởi Ả-rập vốn luôn muốn xóa sổ Israel và Hamas vốn sinh ra với mục tiêu là 'giết đến người Israel cuối cùng'.

Không chỉ vậy, chính quyền Obama - Biden, sử dụng thỏa thuận hạt nhân với Iran để giúp Iran thoải mái tiếp cận nguồn tiền, nguồn lực và làm giàu uranium từ bên ngoài. Iran đã bắt tay với Trung Quốc và Nga, cũng như tài trợ các tổ chức khủng bố, trong đó có Hamas, Taliban...

Chính phủ Obama dung túng Iran, mà đằng sau Iran là các lực lượng khủng bố ở Trung Đông và Trung Quốc. Trong suốt 8 năm này, những thảm họa như Benghazi trở thành vết nhơ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Mỹ chưa bao giờ suy yếu như thế.

Cựu Tổng thống Donald Trump tiếp nhận một nước Mỹ và một Trung Đông như thế. Nhưng có lẽ vì vậy, năng lực ‘kinh bang, tế thế, bình thiên hạ’ của ông Trump mới khiến thế giới đi từ kinh ngạc này tới khâm phục khác.

1. Khôi phục sức mạnh của quân đội Mỹ và chỉnh đốn NATO

Trong năm đầu tiên nắm quyền, ông Trump đã sa thải 214 tướng lĩnh và đô đốc chủ chốt thời Obama, khôi phục lại chính khí của quân đội Mỹ. Với khối NATO, ông buộc các thành viên phải đóng góp hợp lý, không đổ chi phí lên một mình nước Mỹ. Điều này khiến trách nhiệm thành viên NATO tăng thêm và khối liên minh quân sự mạnh mẽ hơn vì tiền đi đôi với trách nhiệm.

2. Thiết lập hòa bình ở Trung Đông bằng cách ủng hộ Israel, mở rộng đồng minh và thế lực của Mỹ trong khu vực này

Với hậu thuẫn của Mỹ, thế giới Ả -rập thừa nhận Israel, tái lập hòa bình chưa từng có ở Trung Đông sau 71 năm hỗn loạn.

Ông Trump là tổng thống đầu tiên của Mỹ ghé thăm và cầu nguyện tại Bức tường Than khóc (Wailing Wall) và Nhà thờ Mộ thánh ở Jerusalem. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên công nhận Jerusalem là thủ đô Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ về thành phố này.

Bằng các bước đi chiến lược hiệu quả, ông Trump đã có đột phá với Hiệp định Abraham, đạt thỏa thuận đột phá lịch sử giữa người Israel và người Ả Rập, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Maroc và Sudan. Đây là điều mà 71 năm qua không ai làm được, bất chấp mọi nỗ lực can thiệp về chính trị và chiến tranh triền miên. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã phải thốt lên rằng “đây thực sự là một sự thành công vĩ đại của ông Trump”.

Tổng thống Trump khi đó tổ chức Lễ ký kết Hiệp định Abraham trên Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng (Ảnh Getty Images)

Trung Đông hòa bình và vững mạnh, Israel được thừa nhận, lực lượng của Mỹ ở nơi này mở rộng, vững chắc. Theo đó, thế lực khủng bố và tiếp tay cho khủng bố buộc phải yếu đi.

3. Xóa sổ tổ chức khủng bố lớn nhất ở Trung Đông ISIS, loại bỏ trùm khủng bố khét tiếng thế giới ở Iran, tướng hồi giáo Iran Qassem Soleimani của lực lượng Quds Force

Đáng nói, cả hai nước cờ xóa sổ ISIS và tướng hồi giáo Iran Qassem Soleimani đều không lấy đi một quân nhân nào của Mỹ, đều kín kẽ và bất ngờ trước sự kinh hoàng, khiếp đảm của các thế lực trong bóng tối.

Tướng Soleimani được xem là người hùng cách mạng ở Iran. Teheran chắc chắn sẽ báo thù người tiêu diệt ‘người hùng’ của họ. Nhưng ông Trump vẫn thản nhiên tiêu diệt hắn nếu điều đó mang lại hòa bình cho Trung Đông, bảo vệ mạng sống của quân nhân Mỹ.

Năm 2018, tướng Joseph Votel, tư lệnh Bộ chỉ huy trung tâm phụ trách chiến dịch quân sự Mỹ ở Trung Đông, đã giải thích về vai trò của Soleimani như sau: "Ở bất cứ đâu có hoạt động của Iran, chúng ta đều thấy Qassem Soleimani. Syria - hắn ở đó, Yemen - hắn cũng ở đó. Lực lượng Quds do hắn chỉ huy chính là mối đe dọa lớn, chúng là những kẻ đứng sau các hoạt động gây bất ổn trong khu vực".

Các con số thương vong của Mỹ ở Trung Đông qua các đời tổng thống thực sự là các con số biết nói:

  • Số lính Mỹ mất mạng ở Trung Đông thời Tổng thống Bush là hơn 5.000.
  • Số lính Mỹ mất mạng ở Trung Đông thời Tổng thống Obama là hơn 2.500.
  • Số lính Mỹ mất mạng trong thời Tổng thống Trump là 63.
  • Israel chuyển thủ đô đến Jerusalem mà không có nước nào ở Trung Đông dám gây hấn với Mỹ.

4. Vô hiệu hóa nhà nước tài trợ khủng bố Iran: Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, cấm vận Iran trong khi đồng thời làm suy yếu Trung Quốc.

Iran mạnh sẽ luôn khiến Palestine (đằng sau là Hamas) khuấy đảo Israel. Hòa bình ở Bờ Tây là vô nghĩa nếu Iran không bị vô hiệu hóa. Ngoài ra, Iran mạnh thì các thế lực khủng bố ở Trung Đông sẽ ngày càng hung hăng hơn bởi Iran (đằng sau là Trung Quốc) cần mở rộng bè phái để làm suy yếu Mỹ và tẩy trắng tội lỗi cho nhau, cũng hỗ trợ nhau thâu tóm quyền lực mà họ muốn.

Thỏa thuận hạt nhân Iran dưới thời Obama là một lỗ hổng lớn, tạo cơ hội cho Nga và Trung Quốc hỗ trợ Iran. Nhờ thỏa thuận này, Iran có nhiều quyền trong việc tiếp cận tiền bạc, tài nguyên, nguồn lực với các thế lực khác ở Trung Đông.

Ngay khi tại vị, ông Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận này và áp đặt đòn trừng phạt Iran bằng cấm vận kinh tế. Việc cấm vận của Mỹ và đồng minh khiến Iran thực sự bị cô lập và suy yếu. Cùng với sự suy yếu của Trung Quốc do các biện pháp trừng phạt thương mại, nước cờ này của ông Trump đã giúp củng cố hòa bình ở Trung Đông và nâng cao vị thế của Mỹ.

Với tư thế này, việc rút quân khỏi Afghanistan mà vẫn giữ nền hòa bình cho đất nước này cũng như đảm bảo vị thế của Mỹ ở Trung Đông chỉ là nước cờ cuối cùng trong thế cờ vây của ông Trump, một nước cờ chắc chắn và không gây hao tổn cho Mỹ.

Đáng tiếc, thế vận xoay chiều, ông Trump buộc phải để lại thế cờ vây hoàn hảo này cho người kế nhiệm. Không biết vì lý do gì, do không hiểu thế cờ, do tật đố hay do mưu toan vì một nhà nước khác, chính quyền kế nhiệm đơn giản là đã làm mọi thứ để phá tan thế cờ vây của ông Trump. Từ đây, mất mát của Mỹ ở Trung Đông là không thể kể đếm. Hoà bình ở Trung đông trở thành một hy vọng xa xỉ.

Thế cờ hoàn hảo bị phá

Chiều Thứ Hai ngày 16/8/2021 (giờ Mỹ), Tổng thống Biden đã từ nơi ông đang thưởng ngoạn kỳ nghỉ, bắt đầu từ hai ngay trước khi Taliban chiếm Kabul và Dinh tổng thống, quay về Washington để phát biểu trước công chúng về thảm cảnh Afghanistan. Trong bài phát biểu của mình, ông đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Afghanistan "đã bỏ cuộc và tháo chạy khỏi đất nước" khiến cho Afghanistan "sụp đổ nhanh hơn tưởng tượng". Ông cũng đổ lỗi cho cựu Tổng thống Trump vì ông Trump đã đàm phán một thỏa thuận với Taliban để bắt đầu rút quân vào ngày 1/5/2021. Ông Biden nói thêm rằng, chính quyền của ông buộc phải tuân theo các đường lối của một thỏa thuận mà ông Trump đã ký kết.

Tuy nhiên chính quyền mới của Hoa Kỳ đã không hề nhìn vào sai lầm chiến lược của mình để tìm ra nguyên nhân đằng sau sự phát triển nhanh chóng của Taliban.

Hãy xem từ ngày 20/1/2021, chính quyền Biden đã thay đổi nước Mỹ và thế giới thế nào.

  1. Tái gia nhập Thỏa thuận hạt nhân Iran

Ngày 8/2/2021, chỉ 20 ngày sau khi bước chân vào Nhà trắng, bất chấp các thành công không thể chối cãi và không thể rực rỡ hơn dưới thời cựu tổng thống Trump về vấn đề Iran và Trung Đông, tân chính quyền Biden đã phá hủy thành tựu đó bằng cách đảo ngược chính sách: quay trở lại Thỏa thuận hạt nhân Iran. Động thái này của ông Biden đã cởi trói cho Iran vốn đang bị vắt kiệt tài chính, vắt kiệt nguồn tiền tài trợ khủng bố. Ông Biden đã mở đường để Trung Quốc bơm tiền vào nước này.

Bên cạnh việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2018, ngay lập tức, rõ ràng và mạnh tay, ông Trump nhanh chóng trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc, Iran vi phạm sắc lệnh cấm vận Iran. Ông Trump đã tiêu diệt trùm khủng bố của Iran. Vấn đề hạt nhân và thái độ hung hăng của Iran, ngay lập tức đi vào khuôn khổ mà Mỹ mong muốn.

Tuy nhiên, ông đã chọn nước cờ ngược lại: khơi thông lại lỗ hổng chiến lược về địa chính trị tại Trung Đông và ủng hộ cho thế lực Trung Quốc. Trung Quốc và Iran ngay sau đó ký thỏa thuận thương mại để Trung Quốc bơm 400 tỷ USD vào Iran trong 25 năm. Theo đó, Trung Quốc phục hưng sức mạnh tại Trung Đông và Mỹ bắt đầu con đường củng cố vị thế “nói mà chẳng ai nghe” tại Trung Đông, theo NTDVN nhận định.

Cũng bằng việc tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân, Mỹ ‘thả sói’ Iran ra khỏi chuồng và Trung Đông lại chìm trong khói lửa với các nhóm khủng bố Hamas và Heizbolla tấn công Israel bằng các cuộc không kích, Reuters đưa tin.

Thật không may, chính quyền của ông Biden chỉ đơn giản là từ chối chấp nhận hiện trạng một Trung Đông đang tốt hơn, hòa bình và ổn định hơn. Con chó sói Iran được thả khỏi vòng cương tỏa của Mỹ, được bơm tiền để tiếp tục các hành động tài trợ khủng bố và đẩy mạnh chương trình làm giàu uranium.

2. 'Gián tiếp’ tài trợ cho Hamas 253 triệu USD - khuấy đảo bạo lực Dải Gaza

Các quan chức Biden cũng đưa người Palestine, và do đó là Hamas (hay còn gọi là Tổ chức Anh em Hồi giáo), trở lại với ngân sách tài trợ cho Palestine lên tới 235 triệu USD. Tổng thống Trump đã cắt đứt khoản tiền này của họ vào năm 2018 khi nhận ra rằng tổ chức này đứng đằng sau khủng bố.

Đối ngược với cựu Tổng thống Trump, ông Biden khôi phục các khoản tiền trợ cấp cho khủng bố, tiếp tay cho khủng bố và tăng cường sự bất ổn Trung Đông, tặng cơ hội để các nhóm khủng bố liên kết và hỗ trợ lẫn nhau, cũng như làm suy yếu vai trò của Mỹ trong khu vực.

3. Chương trình trao đổi con tin gây tranh cãi

Chính quyền Hoa Kỳ cũng thoả thuận với Iran trả con tin vào tháng 9/2023 và giải toả 6 tỷ USD cho nước này. Chỉ một tháng sau giải toả 6 tỷ USD cho Iran và chuyển vào ngân hàng ở Qatar. Israel bị Hamas (lực lượng được Iran hậu thuẫn) và liên minh của họ tấn công đồng loạt. Chiến tranh Israel - Hamas bắt đầu, leo thang và chưa thấy hồi kết.

Xung đột giữa hai bên đã khiến hơn 2.800 người chết, gần 10.000 người bị thương, đồng thời khiến dư luận chú ý hơn tới vai trò của Iran, nước đã nhiều lần ủng hộ Hamas. Các lãnh đạo Hamas cũng tuyên bố được Iran "hỗ trợ trực tiếp" trong vụ tấn công Israel, theo Vnexpress.

Iran hôm 12/10/2023, phái đoàn thường trực của Iran tại tại Liên Hợp Quốc, đang đòi Mỹ thực hiện chuyển trả số tiền này, hiện đang bị đóng băng tại Hàn Quốc từ năm 2019. Đây là khoản thanh toán tiền mua dầu đã được Seoul gửi vào hai ngân hàng Hàn Quốc, nhưng không thể chuyển cho Tehran do lệnh cấm vận của Mỹ với ngân hàng trung ương Iran. Số tiền này đã được gỡ phong tỏa và chuyển tới tài khoản tại Qatar, theo thỏa thuận trao đổi tù nhân giữa Iran với Mỹ mà nước này làm trung gian hồi tháng 9.

Tờ Washington Post ngày 12/10 cho biết giới chức Mỹ và Qatar đã nhất trí ngăn Iran tiếp cận khoản tiền 6 tỷ USD này, sau khi nhóm Hamas ở Dải Gaza cuối tuần trước bất ngờ mở chiến dịch tấn công lớn vào Israel.

Hiệp định Abraham có nguy cơ bị đóng băng

Theo tin từ Reuters ngày 14/10/2023, Arab Saudi đang tạm dừng các kế hoạch do Mỹ hậu thuẫn nhằm bình thường hóa quan hệ với Israel, báo hiệu Arab Saudi đang muốn suy nghĩ lại về các ưu tiên chính sách đối ngoại của nước này khi chiến tranh giữa Israel và nhóm Hamas của Palestine leo thang.

Hai nguồn tin nói với Reuters rằng sẽ có sự chậm trễ [từ phía Arab Saudi] trong các cuộc đàm phán do Mỹ hậu thuẫn về bình thường hóa với Israel, đây là một bước quan trọng để vương quốc này có lợi thế trong một hiệp ước quốc phòng với Mỹ.

Trước khi Hamas được Iran hậu thuẫn gây ra cuộc chiến vào ngày 7/10/2023 bằng cách phát động một cuộc tấn công tàn khốc vào Israel, các nhà lãnh đạo Israel và Saudi đều nói rằng họ đang tiến dần tới một thỏa thuận có thể định hình lại Trung Đông.

Tuy nhiên, cách tiếp cận gạt người Palestine sang một bên có thể khiến người Arab Saudi tức giận. Người dân Arab Saudi đã giận dữ khi các hãng tin Arab phát sóng hình ảnh người Palestine thiệt mạng trong các cuộc không kích trả đũa của Israel.

Các chiến binh Hamas đã giết chết hơn 1.300 người Israel trong cuộc tấn công ngày 7/10. Hơn 1.500 người Palestine đã thiệt mạng cho tới thứ Sáu (13/10/2023) trong các cuộc tấn công đang diễn ra của Israel vào Gaza để đáp trả.

Theo nguồn tin của Reuters, Arab Saudi có thể sẽ không tiếp tục các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định Abraham. Người Arab Saudi có lẽ chờ đợi sự nhượng bộ của Israel đối với người Palestine; đây được xem như ưu tiên lớn của Arab Saudi nếu Israel, Mỹ và phương Tây muốn nối lại đàm phán.

Nhà phân tích Aziz Alghashian của Arab Saudi cho biết: “Bình thường hóa vốn đã được coi là điều cấm kỵ (trong thế giới Ả Rập)… cuộc chiến này chỉ khuếch đại điều đó”.

Washington muốn xây dựng Hiệp định Abraham nhằm hướng tới việc các quốc gia vùng Vịnh, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, bình thường hóa quan hệ.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng trong tuần này rằng nỗ lực bình thường hóa quan hệ “không bị trì hoãn” nhưng cho biết có rất nhiều thách thức trước mắt.

Theo Reuters, Mỹ đang gây áp lực lên Arab Saudi trong tuần này để lên án vụ tấn công của Hamas nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Arab Saudi, Hoàng tử Faisal bin Farhan trì hoãn việc lên án vụ tấn công Hamas.

Quang Nhật



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Arab Saudi sẽ đóng băng Hiệp định Abraham? Hy vọng hoà bình Trung Đông đang lụi tàn