Mùng 1 khóc có sao không, mùng 1 không nên làm gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tết đến Xuân về là dịp mọi người cùng đoàn tụ bên gia đình, người thân; cùng chia sẻ những giây phút hạnh phúc, đầm ấm. Tuy nhiên, cuộc sống vốn có những lúc thăng lúc trầm, không phải tất cả mọi khoảnh khắc đều là niềm vui trọn vẹn; trong ngày Tết cũng có khi gặp phải chuyện buồn khiến nhiều người thắc mắc mùng 1 khóc có sao không. Cùng tìm hiểu những việc kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết, mùng 1 không nên làm gì trong bài viết dưới đây!

1. Mùng 1 khóc có sao không?

Theo quan niệm dân gian, những việc làm trong ngày đầu năm mới sẽ ảnh hưởng đến những việc diễn ra trong suốt cả năm.

Nhiều người quan niệm rằng nếu như trong ngày đầu năm có nhiều chuyện buồn khiến bạn phải khóc thì rất có thể trong cả năm đó sẽ có những chuyện không vui xảy ra.

Do vậy, để tránh điều này, hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc buồn của mình trong ngày đầu năm mới và tránh rơi nước mắt. Thay vào đó, bạn có thể hướng đến những suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn để cân bằng cảm xúc. Những suy nghĩ tích cực này không chỉ giúp bạn giảm bớt đi trạng thái muộn phiền trong những ngày Tết; mà còn mang đến tâm thái bình yên, an lành khi bước sang năm mới.

2. Mùng 1 không nên làm gì?

Theo quan niệm dân gian, để tránh những việc xui rủi, ốm đau, tổn thất tiền tài, gia đình bất hòa…, trong ngày mùng 1 Tết không nên làm những việc dưới đây:

2.1. Không nên nói chuyện xui

Dân gian quan niệm những gì được nói vào ngày đầu tiên của năm sẽ ảnh hưởng đến những việc được làm trong năm đó. Vì vậy, mỗi câu nói trong ngày Tết đều cần chú ý; tránh dùng những từ ngữ xui xẻo; những từ ngữ không hay; lời chửi thề nói tục; thậm chí những lời nói đùa cũng nên tránh. Cần chú ý không nên dùng những từ kém may mắn như: "tiêu rồi"; "hỏng rồi"; "chết mất"…

Không chỉ là những lời nói mà cả với những dòng chữ, câu chữ "khai bút đầu năm", bạn cũng chỉ nên viết ra những lời, câu chữ tốt đẹp; tránh viết ra những điều tiêu cực, đau buồn.

2.2. Kiêng quét nhà

Theo quan niệm truyền thống, nếu quét nhà vào 3 ngày Tết đầu năm thì có nghĩa là quét đi may mắn; tài lộc của gia đình trong năm đó khiến cả năm nghèo khó, khánh kiệt. Do vậy, nhiều gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ vào ngày 29, 30 Tết để tránh quét nhà vào ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết Nguyên đán.

Nếu thực sự cần phải quét nhà vào những ngày này thì nên gom rác ở một góc nhà mà không vứt bỏ; sau ngày mùng 3 Tết mới thu dọn và đổ đi.

2.3. Kiêng cho lửa, cho nước

Lửa có màu đỏ và mang theo nhiệt lượng; tượng trưng cho vượng khí, may mắn, sự ấm áp, no đủ; trong khi nước là tượng trưng cho tài lộc, tiền tài.

Do vậy, trong những ngày Tết Nguyên đán, đặc biệt là ngày mùng 1 Tết, người Việt rất kỵ hàng xóm hay ai đó đến xin lửa; xin nước nhà mình vì cho rằng như vậy sẽ khiến gia đình bất hòa; làm ăn không thuận buồm xuôi gió, mất đi tài lộc.

>> Xem thêm: Đầu năm không nên mua gì và nên mua gì để tránh xui gặp may?

2.4. Không nên vay mượn, trả nợ ngày đầu năm

Theo quan niệm dân gian, trong ngày mùng 1 đầu năm, bạn cũng không nên vay mượn hay trả nợ. Cả người cho vay tiền và người đi vay, trả nợ đều kiêng kỵ trong ngày này. Lý do là bởi việc này giống như đem tán đi tài lộc của mình.

Trong ngày đầu năm, ai cũng mở cửa để đón may mắn, tài lộc vào nhà. Nếu như cho người khác vay tiền; hay mang tiền đi trả nợ thì sẽ khiến cả năm túng thiếu tiền bạc, không may mắn.

2.5. Tránh ăn các loại thức ăn có tên mang ý nghĩa xui rủi

Trong dịp Tết Nguyên đán, có những thức ăn mà người Việt tránh ăn bởi tên của món ăn đó mang ý nghĩa không may mắn.

Nhìn chung, những thức ăn mà người Việt tránh ăn vào dịp Tết đầu năm là: thịt chó; mực; những thức ăn có vị cay - đắng... Tùy vào sản vật đặc trưng và văn hóa của mỗi vùng miền mà người Việt tránh ăn nhiều thức ăn khác nhau.

Ví dụ như ở miền Nam, nhiều người tránh ăn tôm vì loài vật này có cách đi giật lùi về sau; tượng trưng cho sự thụt lùi, không phát triển. Nhiều nơi còn tránh ăn quả sầu riêng vì quan niệm tên của loại quả này ẩn chứa nỗi buồn, phiền muộn, không tốt lành.

>> Xem thêm: Đầu năm ăn gì cho may mắn: 12 món ăn có ý nghĩa tốt lành cho năm mới

2.6. Không nên làm hỏng hoặc làm vỡ đồ đạc

Người Việt quan niệm việc làm vỡ đồ đạc trong những ngày Tết là điềm không lành cho gia đình trong năm mới. Việc làm hỏng hay làm vỡ đồ đạc ám chỉ sẽ có sự chia ly, bất hòa. Do vậy, không nên làm hỏng hoặc làm vỡ đồ đạc trong những ngày Tết.

2.7. Tránh vấp ngã hay bị thương

Trong dịp Tết, mọi người đều tránh bị vấp ngã; hay bị thương để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và vận khí tốt trong năm mới.

2.8. Không nên quàng hoặc vỗ vai người khác khi không cần thiết

Việc quàng vai hay vỗ vai người khác khi không cần thiết trong những ngày Tết có thể khiến người đó khó chịu; thậm chí là có phản ứng tiêu cực. Việc này sẽ làm mất đi không khí vui vẻ trong ngày Tết.

Một số người còn quan niệm rằng nếu chạm vào vai hay quàng vai người khác có nghĩa là người đó đang gặp chuyện buồn, cần an ủi; như thế cả năm họ sẽ có những chuyện không vui xảy ra với bản thân hay trong gia đình.

2.9. Kiêng giặt giũ trong ngày Tết

Theo quan niệm dân gian, mùng 1, mùng 2 Tết Nguyên đán là ngày sinh của Thủy thần. Do vậy, người Việt tránh giặt giũ quần áo trong hai ngày này để không mạo phạm Thần linh; mang đến những điều không may mắn.

>> Xem thêm: Mùng 1 có được gội đầu không: Kiêng kỵ những gì trong ngày mùng 1?

2.10. Không nên ngồi hoặc đứng trước cửa

Trong những ngày đầu năm mới, đặc biệt là 3 ngày Tết, người Việt thường mở cửa nhà để đón tài lộc, may mắn, bình an vào nhà. Do vậy, việc ngồi hay đứng trước cửa chính không chỉ là hành động vô duyên; mà còn có ý nghĩa cản trở vượng khí của gia đình.

2.11. Không chúc Tết hoặc chụp hình người đang ngủ

Khi đi chúc Tết dịp đầu năm, nếu gặp trường hợp chủ nhà đang ngủ thì bạn nên lựa quay lại vào dịp khác; tuyệt đối không đánh thức chủ nhà dậy. Ngay cả người nhà của người đang ngủ cũng không nên đánh thức họ dậy. Lý do là bởi hành động này có ý nghĩa như một sự hối thúc; thúc giục khiến cả năm của người đó bị thụ động trong công việc.

Theo quan niệm dân gian, việc chụp hình người đang ngủ có ý nghĩa như “rủa" người đó bệnh tật, mất mạng… Do vậy, đây là điều cấm kỵ trong những ngày Tết.

Trên đây là một số thông tin tham khảo khi tìm hiểu mùng 1 khóc có sao không; mùng 1 không nên làm gì… Người Việt rất chú trọng những điều này trong những ngày Tết, đặc biệt là ngày mùng 1 Tết để cuộc sống, công việc được thuận buồm xuôi gió, đón nhiều tài lộc.

Bích Thảo



BÀI CHỌN LỌC

Mùng 1 khóc có sao không, mùng 1 không nên làm gì?