Mùng 3 có nên gội đầu không: Cần lưu ý những gì ngày mùng 3 Tết?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo phong tục văn hóa lâu đời của người Việt, những ngày đầu năm mới rất quan trọng. Những ngày này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự may mắn và thịnh vượng trong cả năm. Do vậy, nhiều người rất lưu ý đến những điều nên và không nên làm trong những ngày Tết này. Một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra là "mùng 3 có nên gội đầu không?". Hãy cùng NTD Việt Nam tìm lời giải đáp cho câu hỏi "mùng 3 có nên gội đầu không" theo góc độ tâm linh và khoa học trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mùng 3 có nên gội đầu không?

1.1. Mùng 3 có nên gội đầu không theo góc nhìn tâm linh?

Về mặt tâm linh, không nên gội đầu vào ngày mùng 3 Tết. Theo đó, gội đầu vào ngày mùng 3 Tết sẽ có ảnh hưởng không tốt đến cả năm vì những lý do dưới đây:

  • Tóc được coi là biểu tượng của sự phát tài, thịnh vượng. Gội đầu vào ngày mùng 3 Tết sẽ làm rửa trôi đi những may mắn; bình an và sức khỏe. Điều này có thể khiến cả năm của bạn gặp phải nhiều điều xui xẻo và phiền toái không đáng có.
  • Theo góc nhìn tâm linh, nước là biểu tượng cho tài lộc. Việc sử dụng nước để gội đầu trong ngày mùng 3 Tết cũng có nghĩa là làm mất đi tài lộc trong năm mới.
  • Đối với những người đang học hành, việc gội đầu vào ngày mùng 3 Tết cũng có thể làm mất trôi đi kiến thức; và gây khó khăn trong việc học hành trong năm mới.

Như vậy, theo góc nhìn tâm linh của người Việt, không nên gội đầu vào ngày mùng 3 Tết bởi việc này sẽ làm “rửa trôi”; mất mát tài lộc, may mắn trong năm mới.

>> Xem thêm: Mùng 2 Tết có nên gội đầu không: Nên - Không nên làm gì để may mắn?

Mùng 1 có được gội đầu không: Kiêng kỵ những gì trong ngày mùng 1?

1.2. Theo góc nhìn khoa học

Về mặt khoa học, hiện vẫn chưa có bất kỳ chứng minh cụ thể nào trả lời cho câu hỏi "Mùng 3 có nên gội đầu không". Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng nếu khu vực bạn sinh sống có thời tiết giá lạnh thì tốt nhất là bạn nên hạn chế gội đầu vào ngày 3 mùng Tết để bảo vệ sức khỏe.

Trong thực tế, vào các ngày lễ Tết Nguyên đán ở Việt Nam; đặc biệt là ở miền Nam có thời tiết nóng; mọi người thường đi chơi, chúc Tết nhiều nên sẽ khó tránh khỏi việc tóc bị bết; bẩn và ngứa. Do vậy, nhiều người sẽ gội đầu trong ngày mùng 3 Tết để có mái tóc và da đầu sạch sẽ; bóng mượt để đi chơi Tết.

Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người cũng cởi mở hơn; không còn quá chú ý đến những tục lệ này nữa. Do đó, có nhiều người gội đầu trong ngày mùng 3 Tết.

Như vậy, theo góc nhìn khoa học và thực tế, nếu tóc đã bết; bẩn; ngứa hay xuất hiện gàu thì nên gội đầu vào ngày mùng 3 Tết để tóc và da đầu sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu khu vực bạn sinh sống có thời tiết lạnh; nhiệt độ thấp thì nên cân nhắc không gội đầu để bảo vệ sức khỏe của bạn.

2. Nguồn gốc của việc không gội đầu vào 3 ngày đầu năm mới

Tục lệ không gội đầu vào những ngày đầu năm mới được bắt nguồn từ Trung Quốc thời xa xưa. Người dân Trung Hoa rất thích sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa và chơi chữ. Từ "tóc" trong tiếng Trung là chữ “发”. Chữ này là âm đầu tiên của từ “发财” - nghĩa là “phát tài, giàu có".

Vì vậy, người Trung Quốc cho rằng việc cắt tóc và gội đầu vào những ngày đầu năm như làm mất đi và rửa trôi sự may mắn, tài lộc trong năm mới. Bởi vậy nên trong 3 ngày đầu năm mới, người dân Trung Quốc có tục lệ không gội đầu, cắt tóc vào 3 ngày này.

3. Gội đầu vào mùng nào là tốt?

Nếu bạn là người tin vào tâm linh và muốn giữ những tục lệ truyền thống, nếu không muốn gội đầu vào 3 ngày đầu năm mới thì bạn có thể gội đầu vào ngày mùng 4.

Tuy nhiên, ngày mùng 4 cũng vẫn là những ngày đầu năm mới. Do vậy, để tốt nhất thì bạn nên gội đầu và tắm rửa sạch sẽ vào ngày cuối cùng của năm cũ Âm lịch; tức ngày 29 Tết hoặc 30 Tết (tùy từng năm). Việc này giúp bạn rửa trôi những bụi bẩn; điều xui rủi trong năm cũ để có một ngoại hình chỉn chu, sạch sẽ, đón chào một năm mới tươi vui, nhiều phúc lộc.

4. Nên làm gì và không nên làm gì vào mùng 3 Tết?

Vào ngày mùng 3 Tết, nhiều người không chỉ kiêng kỵ gội đầu; cắt tóc mà còn chú ý đến nhiều tục lệ khác. Dưới đây là những việc nên và không nên làm được nhiều người quan niệm rằng sẽ mang đến bình an, may mắn và tài lộc trong năm mới:

Mùng 3 Tết nên làm gì?

Làm lễ hóa vàng: Tùy theo vùng miền, lễ hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết có thể được thực hiện khác nhau. Lễ hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết thông thường gồm có: vàng mã; nhang; rượu; hoa quả; trầu cau... và các món ăn mặn hoặc chay để tỏ lòng thành kính, biết ơn gia tiên.

Đi chùa xin lộc, cầu may: Đi chùa đầu năm là một phong tục đẹp của người Việt ở khắp cả ba miền đất nước. Nhiều người đi chùa đầu năm không chỉ để xin sức khỏe, bình an; mà còn để tinh thần tĩnh tại, thư thái; gạt bỏ đi những phiền muộn, âu lo.

Mùng 3 Tết không nên làm gì?

Theo quan niệm dân gian truyền thống, dưới đây là những điều không nên làm vào mùng 3 Tết để tránh gặp những điều xui rủi trong năm mới:

  • Không nên quét nhà và đổ rác.
  • Không nói lời xui xẻo và chuyện buồn.
  • Tránh cãi vã và gây chuyện.
  • Tránh làm đổ vỡ và hỏng hóc đồ vật.
  • Không nên ăn cháo vào buổi sáng.
  • Tránh vay mượn và trả nợ.
  • Không mua những vật phẩm mang tính xui xẻo.
  • Tránh ăn các món ăn có ý nghĩa xui xẻo.
  • Tránh sử dụng kim chỉ.
  • Kiêng cho nước và lửa.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “mùng 3 có nên gội đầu không” và một số điều nên; không nên làm trong ngày mùng 3 Tết. Chúc bạn sẽ có ngày mùng 3 Tết ngập tràn niềm vui, hạnh phúc và một năm mới bình an, may mắn!

Ngọc Vân



BÀI CHỌN LỌC

Mùng 3 có nên gội đầu không: Cần lưu ý những gì ngày mùng 3 Tết?