Phe thiên hữu có lợi thế trong bầu cử ở châu Âu, Pháp kêu gọi bỏ phiếu sớm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thành tựu của phe thiên hữu trong cuộc bỏ phiếu cho Nghị viện châu Âu vào Chủ Nhật (9/6/2024) đã khiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải kêu gọi tổ chức bầu cử sớm trên toàn quốc.

Trong khi các đảng trung dung, tự do và xã hội chủ nghĩa được thiết lập để giữ đa số ghế trong Quốc hội, 720 ghế. Việc các đảng thiên tả này giữ đa số ghế từ trước tới nay giúp châu Âu dễ dàng thông các chính sách mang mầu sắc cấp tiến như: ủng hộ nạo phá thai, chuyển giới, hôn nhân đồng tính, nhập cư... và các chính sách chi tiêu của chính phủ chống biến đổi khí hậu, kinh tế xanh, năng lượng xanh, thiết lập mức thuế cao, phúc lợi cao như một cách để chia sẻ của cải của người giàu cho người nghèo...

Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu cho các ghế ở Nghị viện châu Âu hôm qua (9/6/2024) đã cho thấy sự yếu thế của phe trung dung và thiên tả, các thành tựu của đảng chính trị thiên hữu được xem là đang thách thức châu Âu trong việc duy trì, thúc đẩy các chính sách [được mô tả ở trên] trong khối.

Theo Reuters, chiến thắng lần này khiến nguyên thủ các nền kinh tế ở châu Âu, những người theo chủ nghĩa cấp tiến, phải lo ngại. Thậm chí trang Reuters ngày 10/6/2024 đã bình luận rằng Tổng thống Pháp, ông Macron, đã "đánh một canh bạc mạo hiểm nhằm cố gắng tái lập quyền lực của mình bằng cách kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội sớm". Ông Macron kêu gọi bỏ phiếu vòng đầu tiên vào ngày 30/6/2024 tới đây.

Cũng giống như ông Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz được cho là đã trải qua một đêm "không dễ chịu" khi Liên minh cầm quyền của Đức do đảng Dân chủ Xã hội dẫn đầu có kết quả bầu cử tệ nhất trong hơn một thế kỷ trong cuộc bầu cử vào Nghị viện châu Âu, theo Politico.

Trong khi đó, vị thế của Thủ tướng Ý Giorgia Meloni được củng cố nhờ đảng Anh em Ý bảo thủ của bà giành được nhiều phiếu bầu nhất, theo kết quả thăm dò ý kiến.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​​​tập trung cho thấy Đảng Nhân dân Châu Âu (EPP) trung hữu sẽ là đảng chính trị chiếm đa số ghế trong cơ quan lập pháp mới.

Tại Ba Lan, Liên minh dân sự trung dung của Thủ tướng Donald Tusk, một thành viên của EPP, đã giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ở châu Âu. Ở Tây Ban Nha cũng vậy, Đảng Nhân dân trung hữu, cũng là một phần của EPP đã dẫn dầu, vượt trội so với đảng Xã hội chủ nghĩa của Thủ tướng Pedro Sanchez.

Vậy tại sao các cử tri lại thay đổi quan điểm của họ với phái thiên tả? Các nhà quan sát chính trị cho rằng người dân ở châu Âu đang phải chấp nhận một cuộc sống với chi phí sinh hoạt tăng cao do chương trình chuyển đổi xanh, chiến tranh và xung đột lan rộng trong khi công việc, thu nhập cũng như văn hoá truyền thống của địa phương bị đe doạ bởi phong trào tiếp nhận người nhập cư ồ ạt của các chính trị gia thiên tả.



BÀI CHỌN LỌC

Phe thiên hữu có lợi thế trong bầu cử ở châu Âu, Pháp kêu gọi bỏ phiếu sớm