Tại sao người trẻ bị đột quỵ ngày càng nhiều?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một phụ nữ (30 tuổi) vẫn cảm thấy bàng hoàng vì bị đột quỵ khi còn quá trẻ. Chị cho biết sức khoẻ trước đó rất bình thường. Trước khi cơn đột quỵ ập đến, chị thường xuyên cảm thấy đau đầu, nhưng chỉ nghĩ đó là do thức khuya.

Bác sĩ Nguyễn Văn Trung, trưởng khoa thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, cho biết từ đầu năm 2024 đến nửa cuối tháng Tư, số bệnh nhân đột quỵ nhập viện cấp cứu là gần 1.650 ca, tăng 131 ca so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ bệnh nhân trong tỉnh, nhiều trường hợp đột quỵ từ các tỉnh lân cận như Phú Yên, Gia Lai, Quảng Ngãi và cả Khánh Hoà cũng đã đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Phần lớn đều có các triệu chứng tê liệt chân tay, khó thở hoặc khó cử động.

Chỉ riêng khoa thần kinh - đột quỵ, rất nhiều người lớn tuổi nằm điều trị.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên. Bác sĩ cho biết, từ đầu tháng Tư đến ngày 22/4, khoảng 110 bệnh nhân đột quỵ (đa số là người cao tuổi có bệnh nền) đã nhập viện.

Ông Nguyễn Văn Dũng (60 tuổi, tỉnh Phú Yên) cho biết ngày 9/4, khi đang phụ hồ ở ngoài trời nắng thì đột ngột cảm thấy xây xẩm, chóng mặt nên xin về nhà, khi vừa đến nơi thì ông được người thân đưa vào bệnh viện.

Về tới nhà thì ông bị méo miệng, tê cứng nửa mặt, bất động chân tay.

Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra với người lớn tuổi và có phần chủ quan. Tuy nhiên, tình hình thực tế lại cho thấy dấu hiệu trẻ hoá của xu hướng này.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó tỷ lệ tử vong lên tới 40%. Ở người trẻ tuổi và trung niên, tỷ lệ đột quỵ chiếm 1/3 trong tổng số các trường hợp.

Mỗi năm, tỷ lệ đột quỵ trung bình ở người trẻ tăng lên khoảng 2%. So với nữ, tỷ lệ này cao gấp 4 lần ở nam giới.

Các triệu chứng của đột quỵ bao gồm: Đột ngột đau đầu dữ dội, giảm thị lực, đột ngột có cảm giác tê yếu hoặc liệt ở mặt, đột ngột không nói được, giọng nói bị thay đổi, khó khăn trong phát âm.

Một phụ nữ (30 tuổi) vẫn cảm thấy bàng hoàng vì bị đột quỵ khi còn quá trẻ. Chị cho biết sức khoẻ trước đó rất bình thường. Trước khi cơn đột quỵ ập đến, chị thường xuyên cảm thấy đau đầu, nhưng chỉ nghĩ đó là do thức khuya.

Dữ liệu tại các bệnh viện cho thấy, số lượng bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi bị đột quỵ tăng 20 – 25%, tăng gấp đôi so với các năm trước, 76% bệnh nhân nhập viện muộn sau 6 giờ bệnh khởi phát.

Bác sĩ - CKI Trần Thanh Thúy, khoa Thần kinh thuộc Trung tâm Khoa học Thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết có nhiều nguyên nhân khiến người trẻ bị đột quỵ. Đặc biệt, các bệnh lý mạn tính không lây nhiễm ở người trẻ có thể dẫn đến đột quỵ bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol cao, béo phì, đái tháo đường hay bệnh rung nhĩ.

Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi và áp lực công việc, người trẻ dễ hình thành nhiều thói quen sống kém lành mạnh. Có thể kể đến các yếu tố như lười vận động, thức khuya, thường xuyên căng thẳng, thừa cân, ăn nhiều chất béo, lạm dụng thuốc, rượu bia, hút thuốc lá…

Ngoài ra, bác sĩ Thuý cũng đề cập đến một vài nguyên nhân bệnh lý bẩm sinh như dị dạng mạch máu não hoặc phình mạch lớn dần, có thể gây vỡ mạch và đột quỵ.

Thời tiết cũng là một yếu tố cần được kể đến.

Bác sĩ Ngô Hoàng Lê Vinh, phụ trách điều trị khoa thần kinh - nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên, nắng nóng có thể gây mệt mỏi và tăng huyết áp.

Khi nhiệt độ quá cao, con người có xu hướng lười ăn uống. Điều này làm giảm lượng dịch trong cơ thể, khiến máu cô đặc hơn, từ đó gia tăng nguy cơ đông máu, gây ra đột quỵ.

Nắng nóng hoặc sự thay đổi khí hậu đột ngột cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người mang sẵn bệnh lý nền.

Theo các bác sĩ, các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ đều có thể thay đổi, phòng tránh thông qua phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Do đó, không chỉ người già, người trẻ cũng cần:

  • Kiểm soát sự căng thẳng;
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau quả;
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya;
  • Kiểm soát huyết áp và đường huyết. Huyết áp cao thường không được phát hiện và gây ra đột quỵ bất ngờ. Do đó, theo dõi, đánh giá và điều trị huyết áp cao rất quan trọng;
  • Giảm rượu bia và thuốc lá, khám sức khỏe định kỳ;
  • Tập thể dục thường xuyên, tăng cường vận động có thể giảm thiểu tình trạng mỡ máu cao, béo phì.

Bảo Vy (tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao người trẻ bị đột quỵ ngày càng nhiều?