Tàu sân bay mới củng cố khả năng phát triển quyền lực của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền Trung Quốc vừa mới hạ thủy tàu sân bay thứ ba, được đặt tên là “Phúc Kiến” theo danh xưng của một tỉnh miền nam Trung Quốc đối diện trực tiếp với Đài Loan.

Con tàu này là tàu sân bay hiện đại toàn diện đầu tiên của Trung Quốc. Hai con tàu tiền thân là tàu “Liêu Ninh", một tàu sân bay của Liên Xô được tân trang, nâng cấp lại; và tàu “Sơn Đông", một con tàu sản xuất trong nước được thiết kế để yểm trợ cho các kế hoạch của tàu sân bay Liêu Ninh.

This photo taken on December 24, 2016 shows the Liaoning, China's only aircraft carrier, sailing during military drills in the Pacific.
Tàu sân bay Liêu Ninh đang ra khơi trong cuộc tập trận quân sự ở Thái Bình Dương ngày 24/12/2016. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Mặc dù tàu sân bay này sẽ không được vận hành toàn bộ công suất cho đến năm 2024, nhưng nó có kích thước và công nghệ vượt trội hơn rất nhiều so với hai tàu sân bay ra đời trước đó.

Theo cựu Sĩ quan Hải quân Michael Cisek, mặc dù tàu sân bay này hiện không gây ra một mối đe dọa thường trực nào đối với Hoa Kỳ, nhưng nó cho phép Bắc Kinh tăng cường khả năng phát triển sức mạnh của mình trong khu vực.

“Tàu sân bay này rất cần thiết vì nó nằm ở vị trí trung tâm của nhóm tác chiến tàu sân bay, thường được bao quanh bởi các tàu khu trục và tàu tuần dương, vì vậy họ có thể phát triển sức mạnh, vươn ra phía bên kia của thế giới", ông Cisek, một cộng sự cao cấp tại AeroDynamic Advisory, nói với chương trình “China Insider” (Nội tình Trung Quốc) của EpochTV trong một cuộc phỏng vấn trước khi chính thức hạ thủy tàu sân bay này.

Ông Cisek lưu ý rằng Bắc Kinh đã thiết lập căn cứ hành quân tiền phương (forward operating base, FOB) của riêng mình ở quốc gia Đông Phi Djibouti, và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) được cho là đang xây dựng một căn cứ hải quân bí mật ở Campuchia.

Với các căn cứ hải quân hiện có của Trung Quốc, ông Cisek chỉ ra rằng tàu sân bay loại này là không thể thiếu đối với PLA trong nỗ lực xây dựng và mở rộng lực lượng ‘hải quân nước xanh dương’ (hay hải quân viễn dương), nghĩa là một lực lượng hải quân có khả năng tác chiến trên bất kỳ vùng nước sâu nào với khoảng cách rộng lớn hơn.

“Tàu sân bay mới này sẽ cho phép họ mở rộng tầm hoạt động xa hơn hàng trăm dặm so với những gì họ đã làm", ông Cisek nói, và cho biết thêm rằng “họ sẽ có thể phát triển sức mạnh của họ xa hơn nữa khỏi vùng duyên hải Trung Quốc".

“Nhưng hiện tại nó vẫn đang trong giai đoạn đầu. Và một tàu sân bay sẽ không tạo ra sự khác biệt", khi so sánh với hạm đội của Hoa Kỳ, xét đến ưu thế công nghệ của Hoa Kỳ, ông nói thêm.

Ông Cisek cũng lưu ý rằng tàu sân bay mới này được trang bị hệ thống phóng máy bay sẽ cho phép nó phóng được nhiều loại máy bay có trọng tải nặng hơn và nhiều nhiên liệu hơn, đồng thời tự hào có một sàn đáp dài tiêu chuẩn.

Ông nói, “Đối với một tàu sân bay cỡ này, chỉ có một số ít quốc gia đang vận hành máy bay được phòng bằng máy phóng, [đó là] Hoa Kỳ và Pháp. Vì vậy, đây là một vấn đề lớn, chỉ xét về lịch sử của tàu sân bay".

Ông cũng cho biết thêm: “Nếu họ có thể bắt đầu đưa các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm vào để chống lại F-35 của Hoa Kỳ, hiện đang hoạt động trên không, thì họ sẽ là một đối thủ đáng gờm".

“Vì vậy, những gì tàu sân bay này làm là cố gắng san bằng sân chơi cho Trung Quốc, cho phép họ cạnh tranh với Hoa Kỳ trong việc chiếm ưu thế về máy bay và hàng không vũ trụ".

Lam Giang

Theo The Epoch Times

Xem thêm:

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Tàu sân bay mới củng cố khả năng phát triển quyền lực của Trung Quốc