Ukraine phản ứng như thế nào với bom lượn của Nga?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong những năm gần đây, Nga đã sở hữu một loại vũ khí mới, đang được sử dụng rộng rãi tại chiến trường Ukraine. Nếu như các nước phương Tây tiếp tục theo đuổi chiến lược kéo dài, trong khi không kịp thời cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn và các loại vũ khí tốt hơn, thì loại vũ khí mới này của Nga có thể sẽ làm thay đổi cán cân trong cuộc chiến tranh Nga - Ukraine hiện nay và nhiều cuộc chiến sắp tới.

Vũ khí mới của Nga là ‘bom lượn’ nặng 1,5 tấn, một biến thể của bom trọng lực bằng sắt thời Liên Xô, được máy bay thả từ độ cao, có trang bị thêm cánh bật và các thiết bị dẫn đường nhờ vệ tinh. Quả bom cũ này được cải tiến với chi phí chỉ vài nghìn đô-la mỗi quả và có giá 20.000 USD, có thể "tự định hướng" chính xác đến hầu hết các mục tiêu cố định ở Ukraine. Sau khi đánh trúng mục tiêu, nó sẽ tạo ra một lỗ sâu rộng 20 mét.

Điều đáng chú ý là Nga đang sở hữu hàng trăm nghìn quả bom trọng lực cũ còn sót lại từ thời Liên Xô. Nga đang nhanh chóng cải tiến những quả bom này, và cũng đang nghiên cứu các phiên bản bom trọng lượng lớn hơn 3,4 tấn, cũng như các loại bom chùm (cluster bomb) với sức công phá lớn hơn.

Việc sản xuất và sử dụng bom lượn của Nga có quy mô lớn, được cho là vượt quá 100 quả mỗi ngày, khiến các thị trấn và hầm trú ẩn dọc tiền tuyến của Ukraine không thể chống lại được. Sức công phá của những quả bom này gấp tới 90 lần so với một quả đạn pháo 14 pound (khoảng hơn 6 kg) của Nga. Những phi công Nga có thể bay tới đâu thì bom sẽ bay tới đó, và trong chế độ lượn, bom còn có thể bay thêm 40 dặm (khoảng 64 km). Một số hệ thống pháo binh mới nhất của Nga, bắn từ các vị trí phía sau tuyến phòng thủ của Nga, có tầm bắn chỉ 44 dặm (khoảng 71 km).

Chỉ riêng trong tháng 4, hơn 3.200 quả bom lượn của Nga đã tấn công Ukraine, trong đó trúng nhiều ngôi nhà.

Trong tháng này, những quả bom lượn này đã nhắm vào các khu vực trú ẩn ở ngoại ô của thành phố Kharkov ở Đông Bắc Ukraine, giúp các lực lượng Nga tiến sâu 20 dặm (32 km) vào thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Những quả bom lượn này cũng đã trở thành yếu tố then chốt giúp Nga giành được thành phố Avdiivka ở phía Đông Ukraine vào tháng 2, đây là chiến thắng quan trọng duy nhất của nước này từ năm ngoái.

Khách quan mà nói, sử dụng tên lửa đất-đối-không có giá tới 3 triệu USD mỗi quả để chống bom lượn là lãng phí. Tuy nhiên, có ít nhất ba cách để Ukraine có thể đánh bại loại vũ khí này một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Đầu tiên, cách tiếp cận rẻ nhất và ít rủi ro nhất là cải thiện khả năng tác chiến điện tử của Ukraine, bao gồm cả việc gây nhiễu và giả mạo GPS để làm chệch hướng bom lượn khỏi mục tiêu. Tuy nhiên, ông Michael Peck thuộc Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu (CEPA), một tổ chức tư vấn nổi tiếng của Mỹ có trụ sở tại Washington, DC, cho rằng “khả năng tác chiến điện tử của Nga vượt xa Ukraine và các đồng minh phương Tây”.

Phương án thứ hai, bổ sung các hệ thống phòng không tầm xa, bao gồm hệ thống chống tên lửa Patriot của Mỹ và hệ thống phòng không SAMP-T do Pháp và Ý cùng phát triển, để bắn hạ các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Nga trên không trước khi chúng xuất kích bom.

Có thông tin cho rằng chỉ trong tháng 2, hệ thống chống tên lửa Patriot được triển khai ở gần tiền tuyến đã bắn hạ 15 máy bay quân sự của Nga. Tuy nhiên, Nga đã phá hủy 2 hệ thống như vậy vào tháng 3 nên Ukraine đã rút những hệ thống còn lại khỏi tiền tuyến. Ukraine nói họ cần 25 hệ thống chống tên lửa Patriot để tự bảo vệ mình. Vào mùa hè này, Ukraine sẽ bắt đầu sử dụng 60 chiếc máy bay chiến đấu F-16 từ những năm 1980 được nâng cấp, nhờ đó giúp Ukraine đánh bại máy bay chiến đấu của Nga.

Phương án thứ ba, hình thức phòng thủ nguy hiểm nhất là sử dụng máy bay chiến đấu F-16, tên lửa tầm xa của phương Tây và máy bay chiến đấu thời Liên Xô hiện có của Ukraine nhằm vào các chuỗi mục tiêu bom lượn của Nga, bao gồm các sân bay, kho vũ khí và nhà máy sản xuất bom. Năm ngoái, Ukraine đã triển khai loại bom lượn phiên bản nâng cấp của Mỹ - JDAM-ER (Joint Direct Attack Munition-Extended Range). Mỹ cũng có kế hoạch cung cấp cho Ukraine hệ thống định vị GPS nâng cấp vào năm 2025 để đối phó với sự can nhiễu của Nga đối với JDAM-ER.

Trước đòn tấn công quân sự mạnh mẽ của Nga, Ukraine sẽ không chọn cách ngồi yên chờ chết mà sẽ tìm mọi cách để chống trả.

Vào ngày 17/5, Ukraine đã phóng hơn 100 máy bay không người lái và tên lửa tấn công nhiều mục tiêu chiến lược ở phía Tây Nam của Nga và Crimea. Những cuộc tấn công này đã phá hủy ít nhất 3 máy bay chiến đấu của Nga trên mặt đất và nhắm trúng các cơ sở then chốt như dầu lửa, nhiên liệu và điện.

Trên thực tế, các đối tác của Ukraine, bao gồm Hoa Kỳ, đã khuyến cáo Ukraine không nên tấn công vào lãnh thổ Nga, đặc biệt là các cơ sở dầu mỏ, vì lo ngại rằng điều này sẽ "khiêu khích" ông Putin hơn nữa và kích động lạm phát toàn cầu. Đức thậm chí còn không cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa tầm xa để tấn công các mục tiêu ở Crimea.

Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy lập trường của các đồng minh như Hoa Kỳ đang thay đổi. Ngày 15/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã phát biểu rằng: "Chúng tôi không khuyến khích hoặc thúc đẩy các hành động tấn công bên ngoài lãnh thổ Ukraine, nhưng cuối cùng Ukraine phải tự quyết định cách tiến hành cuộc chiến này".

Ngày 3/5, Ngoại trưởng Anh, cựu Thủ tướng David Cameron tuyên bố, Ukraine có quyền tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Nga và phải tự quyết định cách sử dụng vũ khí của Anh. Ông Cameron nhấn mạnh rằng "chính vì Nga đang tấn công lãnh thổ Ukraine", nên "có thể hoàn toàn hiểu được lý do tại sao Ukraine cảm thấy cần phải tự vệ".

Mặc dù điều này có thể sẽ khiêu khích Tổng thống Putin thêm nữa, nhưng dường như bất cứ điều gì Ukraine làm cũng không thể ngăn cản được ông Putin tự tìm cớ cho những hành động khiêu khích của mình. Sự yếu ớt được thể hiện bởi Mỹ và các đồng minh lo ngại để Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga, điều này không chỉ sẽ khuyến khích các hành động xâm lược của ông Putin, mà còn trong một mức độ lớn hơn sẽ khuyến khích các nước có vấn đề khác, bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và Venezuela.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng tiến sĩ Quản trị nhà nước tại Đại học Harvard (2008). Ông là chủ nhiệm của Corr Analytics Inc. - nhà xuất bản của The Journal of Political Risk (Tạp chí Rủi ro Chính trị). Ông Anders Corr đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á; và là tác giả của cuốn sách "The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony" (Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống cấp bậc, và Bá quyền) và cuốn sách "Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea" (Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn: Trò chơi mới trên Biển Đông).

Thế giới Quân sự


BÀI CHỌN LỌC

Ukraine phản ứng như thế nào với bom lượn của Nga?