5 trong số 6 cảnh báo chính của cơ quan tư vấn kinh tế Trung Nam Hải đã xảy ra

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2020, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng một bài cảnh báo sớm của các quan chức từ Ban Liên lạc của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nói rằng 6 bước chuẩn bị chính cần được được thực hiện để đối phó với sự suy thoái của môi trường bên ngoài. Hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm, xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng đều đáng lo ngại.

Phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thời báo Hoàn cầu, đã đăng một bài báo ngày 3/7/2020 với tiêu đề: "Chu Lực, nguyên Thứ trưởng Vụ Quốc tế của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ: Tích cực chuẩn bị để chủ động đối phó với sự xấu đi của môi trường bên ngoài", bài báo đã đưa ra cảnh báo sớm trong sáu lĩnh vực chính:

Thứ nhất, chuẩn bị cho sự xấu đi của mối quan hệ Trung-Mỹ và sự leo thang tổng thể của cuộc cạnh tranh giữa hai quốc gia; Thứ hai, chuẩn bị đối phó với nhu cầu bên ngoài bị thu hẹp và sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng và công nghiệp; Thứ ba, chuẩn bị cho việc bình thường hóa dịch bệnh và sự chung sống lâu dài giữa virus và nhân loại; Thứ tư, chuẩn bị cho quá trình tách dần nhân dân tệ (CNY) khỏi đồng đô la Mỹ (USD); Thứ năm, chuẩn bị cho sự khủng hoảng lương thực toàn cầu; Thứ sáu, chuẩn bị cho sự trỗi dậy của các lực lượng khủng bố quốc tế.

Hai năm sau, ngoại trừ mục thứ sáu dường như chưa có nhiều tin tức (dù đã bắt đầu đúng hướng), các phương diện khác đã thành hiện thực

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương của ĐCSTQ vào cuối năm 2021 đã chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với ba áp lực lớn : "Cầu giảm, cung bị sốc, kỳ vọng suy yếu". Báo cáo công việc tháng 3/2022 của chính phủ nhắc lại "ba áp lực lớn".

Nhóm "Kinh tế chính trị Thiên Quân" đã từng viết trong "Ba áp lực lớn khi đóng cửa đất nước, nội bộ kinh tế Trung Quốc luân chuyển như thế nào?". Phân tích chỉ ra rằng áp lực bên ngoài, áp lực bên trong xã hội Trung Quốc và áp lực trong đảng đã thúc đẩy ông Tập Cận Bình phải có những biện pháp đặc biệt để đối phó với nó. Tuy nhiên, tình hình kinh tế chính trị Trung Quốc hiện nay không khác gì một quốc gia đóng cửa.

Bài báo phân tích ba áp lực lớn tồn tại :

  1. Áp lực bên ngoài: Kể từ khi virus COVID-19 tàn phá thế giới, nền kinh tế của nhiều quốc gia đã chìm vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong một thế kỷ. Dịch bệnh cho đến nay vẫn chưa lắng xuống. Nhiều quốc gia bày tỏ mong muốn truy tìm nguồn gốc của virus. ĐCSTQ đã gặp phải khủng hoảng ngoại giao, trong một thời gian, cuộc nói chuyện về cuộc chiến công nghệ, cuộc chiến tài chính, sự tách rời kinh tế và thậm chí là sự tách rời hoàn toàn đã trở nên sôi nổi. Đặc biệt là sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hong Kong, Hoa Kỳ cũng đã áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ và nền kinh tế Trung Quốc.
  2. Áp lực nội bộ trong xã hội Trung Quốc: Nền kinh tế Trung Quốc đã suy giảm năm này qua năm khác, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, một số lượng lớn các doanh nghiệp đóng cửa, các công ty phá sản và người dân mất việc làm, một số lượng lớn người thất nghiệp cộng với tỷ lệ thất nghiệp tiềm ẩn (nhiều người không thất nghiệp, nhưng họ không đi làm, hoặc đến làm mà không lao động, tất cả đều là thất nghiệp ẩn), tất cả đều là "nhân tố gây bất ổn định" cho ĐCSTQ .
  3. Áp lực trong đảng: Đặc điểm của ĐCSTQ là sau khi hình thành các phe phái và các nhóm lợi ích khác nhau, họ không ngừng đấu tranh với nhau, đôi khi thỏa hiệp với nhau tiến lùi. Tuy nhiên, khi các phe phái và nhóm lợi ích khác nhau cảm thấy áp lực từ thế giới bên ngoài và áp lực nội bộ trong xã hội Trung Quốc và cảm thấy rằng lợi ích của họ bị đe dọa, họ sẽ sử dụng vấn đề này để làm ầm ĩ. Phe đối lập sử dụng điều này như một cái cớ để buộc những người có quyền lực phải chịu trách nhiệm. Theo thành tích của ông Tập Cận Bình trong những năm gần đây, ông đã tiếp tục tập trung quyền lực, vì vậy áp lực trong nội bộ đảng cũng dồn vào ông.

Bài báo cũng chỉ ra rằng trong những năm gần đây, ĐCSTQ liên tục kêu gọi thúc đẩy nhu cầu trong nước và kích thích tiêu dùng , tại sao hiệu quả lại rất ít? Bởi vì các chiến dịch trước đây của ĐCSTQ đều kết thúc bằng việc làm tổn hại đến lợi ích của người dân và cướp đoạt của cải của người dân, nên người dân sợ tiêu tiền và kết quả là tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc đứng đầu thế giới.

Ngày 1/7/2022, phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc "Thời báo Chứng khoán" đã trích dẫn dữ liệu từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và đưa ra một bài báo: "Cẩn thận với xu hướng tiết kiệm cao của người dân và sự cản trở đà phục hồi kinh tế".

Kết quả cuộc khảo sát về những người tiết kiệm ở thành thị do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố trong quý II cho thấy xu hướng tiết kiệm của người dân đạt mức cao nhất kể từ khi có hồ sơ thống kê. Mức độ sẵn sàng tiết kiệm tiếp tục tăng của người dân có liên quan mật thiết đến kỳ vọng về thu nhập và số lượng việc làm yếu. Đồng thời, chỉ số niềm tin về thu nhập của người dân ở mức thấp kỷ lục và chỉ số kỳ vọng về việc làm cũng thấp hơn so với giai đoạn đầu của đợt dịch bệnh trong quý đầu tiên của năm 2020.

Bảng câu hỏi khảo sát chính thức hàng quý này, với sự tham gia của 20.000 cư dân tại 50 thành phố ở Trung Quốc, phản ánh tình hình hiện tại với tính đại diện và phổ biến cao, vì vậy nó luôn thu hút sự chú ý của thị trường. Dưới tác động của sự bùng phát dịch ở nhiều nơi, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý II hàng năm có thể ở mức thấp. Nhìn chung, kết quả của ba bảng câu hỏi gồm doanh nhân, chủ ngân hàng và người gửi tiền thành thị đều cho thấy sự suy thoái kinh tế trong quý II và sự thiếu tự tin và kỳ vọng của những người chơi trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm.

Xu hướng tiết kiệm cao và mức độ sẵn sàng tiêu dùng yếu phản ánh tâm lý bất an và nghi ngờ hiện tại của người dân Trung Quốc về sự sụt giảm thu nhập và tính bền vững của triển vọng việc làm.

Thuỷ Tiên

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

5 trong số 6 cảnh báo chính của cơ quan tư vấn kinh tế Trung Nam Hải đã xảy ra