Cách trồng hoa trà my trong chậu đơn giản: Khám phá ngay!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một loài hoa xinh đẹp với màu sắc lộng lẫy, thu hút mọi ánh nhìn trong mùa Đông ảm đạm. Đó chính là hoa trà my. Nhiều người yêu hoa muốn có được “nữ hoàng mùa Đông” xinh đẹp này. Cách trồng hoa trà my trong chậu như thế nào. Hãy cùng NTD Việt Nam tìm hiểu cách trồng hoa trà my trong chậu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về cây trà my

Cây hoa trà my là một trong những loài cây hoa được trồng phổ biến ở nhiều vùng miền trong cả nước.

Hoa trà my hay hoa trà có tên gọi khoa học là Camellia Japonica. Hoa trà my có nguồn gốc từ các nước có khí hậu ôn đới như: Trung Quốc, Nhật Bản; và một số nước Đông Á khác.

Cây trà my trồng trong chậu có thể được đặt ở phòng khách; hiên nhà; lối đi; hay trong vườn của mỗi gia đình... giúp tô điểm thêm cho không gian sống.

>> Xem thêm: Ý nghĩa hoa trà my: Khám phá những sắc hoa rực rỡ

2. Chuẩn bị trồng hoa trà my trong chậu

Hoa trà my có thể được trồng ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng biết cách trồng hoa trà my trong chậu như thế nào.

Dưới đây là cách trồng hoa trà my trong chậu giúp cho những người yêu hoa có thể tham khảo:

2.1. Chuẩn bị chậu trồng hoa trà my

Để trồng cây hoa trà my trong chậu, bạn cần lựa chọn kích thước chậu phù hợp với kích thước của cây; đặc biệt là lưu ý chọn loại chậu có lỗ thoát nước tốt vì cây trà my không chịu được ngập úng, dễ bị thối rễ.

Có thể lựa chọn các loại chậu làm từ sứ; nhựa; hoặc đất nung… tốt nhất là nên chọn loại nào có độ bền cao, chịu được tác động của thời tiết ngoài trời.

Tùy theo sở thích mà bạn chọn loại chậu và màu sắc phù hợp. Việc kết hợp màu sắc của chậu hài hòa với màu hoa sẽ giúp hình ảnh chậu hoa trà my đẹp và bắt mắt hơn.

2.2. Chuẩn bị đất trồng hoa trà my

Chuẩn bị đất trồng hoa trà my
Chuẩn bị đất trồng hoa trà my như thế nào? (Ảnh: Pixabay)

Lựa chọn đúng loại đất trồng phù hợp sẽ giúp cây trà my phát triển tốt hơn; cho ra hoa nhiều với sắc màu rực rỡ.

Đất trồng hoa trà my cần có độ pH từ 5,5 - 6,5. Đất có đặc điểm tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng cho cây.

Để có đất trồng cây trà my tốt, bạn có thể tham khảo chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Lựa chọn đất thịt - loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều mùn. Loại đất này sẽ giúp cây trà my phát triển tốt. Bạn có thể tìm mua sẵn loại đất thịt này hoặc lấy trong vườn nhà.
  • Phân chuồng hoai mục: Phân chuồng hoai mục sẽ bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào đất để cung cấp cho cây hoa trà my. Bạn có thể sử dụng phân chuồng dê; phân chuồng bò…
  • Có thể sử dụng trấu hun trộn với đất trồng cây trà my. Hỗn hợp này sẽ giúp đất tơi xốp hơn, tránh tình trạng úng nước.
  • Ngoài ra, xơ dừa cũng là một nguyên liệu tốt để giữ ẩm cho đất trồng cây. Xơ dừa có thể mua sẵn hoặc tự lấy trong quả dừa sau khi đã dùng xong.

Cách trộn đất trồng cho cây hoa trà my như sau:

  • Trộn đều các nguyên liệu bao gồm: đất thịt; phân chuồng hoai mục; trấu hun; xơ dừa theo tỷ lệ 2:1:1:1. Đây là tỷ lệ phù hợp nhất để cung cấp cho cây trà my đầy đủ các dưỡng chất cần thiết; giúp cây trà my phát triển tốt và ra nhiều hoa.
  • Đổ phần đất trồng vào chậu sao cho đất cách miệng chậu từ 2 - 3 cm.
  • Độ cao của đất trồng trong chậu vừa đủ để cây không bị ngập úng, phát triển tốt.
  • Để đất bám vào rễ cây tốt, cần tưới đẫm nước cho cây giúp đất ẩm; tạo điều kiện cho cây phát triển.

>> Xem thêm: Hoa trà my có trồng được ở miền Nam không: Đặc điểm và cách chăm sóc

3. Cách trồng hoa trà my trong chậu

Cách trồng hoa trà my trong chậu có hai phương pháp phổ biến đó là gieo hạt hoặc giâm cành.

3.1. Cách trồng hoa trà my bằng gieo hạt

Cách trồng hoa trà my trong chậu bằng phương pháp gieo hạt
Cách trồng hoa trà my trong chậu bằng phương pháp gieo hạt. (Ảnh: Pexels)
  • Bạn có thể mua hạt giống hoa trà my ở các cửa hàng bán cây cảnh.
  • Với tỷ lệ nảy mầm thấp (chỉ khoảng 20 - 30%), hạt giống hoa trà my cần được ngâm trong nước ấm trong khoảng thời gian từ 2 - 3 ngày với tỷ lệ 2 sôi - 3 lạnh .
  • Tiếp sau đó, bạn đổ đất trồng vào chậu cây sao cho phần đất cách miệng chậu khoảng 2 - 3 cm.
  • Bạn gieo hạt giống hoa trà my lên bề mặt đất trồng trong chậu; rồi phủ một lớp đất mỏng lên bên trên hạt giống vừa gieo. Cách này sẽ giúp giữ ẩm cho hạt giống.
  • Sau khi gieo hạt giống, bạn tưới đẫm nước để đất trong chậu đủ ẩm cho hạt giống phát triển.

Cách trồng hoa trà my trong chậu bằng phương pháp gieo hạt là cách khó và cần nhiều thời gian để cây trà my phát triển xanh tốt và ra hoa. Nếu kiên nhẫn và biết chăm sóc đúng cách, bạn sẽ có được những cây trà my đẹp và khỏe mạnh.

3.2. Cách trồng hoa trà my bằng giâm cành

Cách trồng hoa trà my trong chậu bằng giâm cành
Cách trồng hoa trà my trong chậu bằng giâm cành. (Ảnh: Pexels)

Với cách trồng hoa trà my trong chậu bằng phương pháp giâm cành, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Lựa chọn cành giâm từ cây mẹ khỏe mạnh, lâu năm, không bị sâu bệnh. Nên chọn cành giâm có từ 2 - 3 mắt, có chiều dài khoảng 10 - 15 cm.
  • Dùng dao sắc cắt cành giâm. Vị trí cắt cách mắt khoảng 1 - 2 cm. Cắt bỏ các lá ở phía dưới cành giâm; chỉ giữ lại 2 - 3 lá ở phía trên của cành.
  • Đặt cành giâm vào đất trồng trong chậu sao cho mắt của cành giâm nằm dưới đất. Ấn nhẹ phần đất xung quanh vị trí đặt để giữ cành giâm cố định.
  • Tưới đẫm nước cho đất trồng trong chậu.

>> Xem thêm: Cách làm trà nở hoa đúng Tết: Cách trồng và chăm sóc như thế nào?

4. Cách chăm sóc cây trà my trong chậu

Chế độ ánh sáng

Cây trà my cần được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng vì cây ưa sáng. Loài cây hoa này cần được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít nhất 6 tiếng trong một ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý là cây trà my cần tránh ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài; nhất là vào mùa Hè. Ánh nắng trực tiếp gay gắt có thể khiến lá cây bị cháy; thân cây bị khô và hoa bị rụng.

Nhiệt độ phù hợp

Cây trà my không chịu được nhiệt độ thấp dưới 5 độ C. Nhiệt độ phù hợp cho cây trà my phát triển tốt nhất là từ 15 đến 30 độ C.

Độ ẩm phù hợp

Là loài thực vật ưa ẩm, cây hoa trà my cần được tưới nước thường xuyên 2 - 3 lần một ngày. Tuy nhiên, cần tránh tưới quá nhiều nước cho cây vì có thể gây úng rễ.

Lưu ý bón phân

Với cây trà my, bạn nên bón phân định kỳ cho cây mỗi tháng một lần. Có thể lựa chọn phân NPK hoặc phân hữu cơ. Phân NPK giúp cây trà my nở hoa nhiều; còn phân hữu cơ giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa trà my

Một số loại sâu, bệnh hại thường gặp ở cây trà my là: rệp sáp; bệnh đốm lá; nhện đỏ… Khi không được phát hiện và phòng trừ kịp thời, các loài sâu bệnh có thể gây hại cho cây; làm cây bị rụng lá, vàng lá; thậm chí còn làm chết cây.

Biện pháp phòng bệnh cho cây

  • Tưới nước đầy đủ; chăm sóc cây đúng cách;
  • Sử dụng phân bón hợp lý;
  • Kiểm tra cây trà my thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh.
  • Tạo môi trường sống tốt cho cây; giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Biện pháp trừ sâu bệnh cho cây

  • Áp dụng các phương pháp thủ công để bắt sâu, diệt nhện.
  • Phun trừ sâu bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Một số loại thuốc bảo vệ thực vật thường được sử dụng để phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa trà my như: thuốc trừ rệp sáp (Trebon 20EC, Supracide 40EC…); thuốc trừ nhện đỏ (Ortus 5SC, Akaritei 25EC…); thuốc trừ bệnh đốm lá (Daconil 75WP, Ridomil Gold 68WP…).

Cắt tỉa cây trà my

Để cây có thể phát triển tốt và nở nhiều hoa, cây trà my cần được cắt tỉa định kỳ. Khi cắt tỉa cây trà my, nên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh; cành khô héo; cành mọc um tùm… Thời gian cắt tỉa cây hoa trà my là vào mùa Thu hoặc mùa Xuân.

Trên đây là những thông tin giúp bạn biết cách trồng hoa trà my trong chậu. Hy vọng bạn có thể trồng và chăm sóc cây trà my thành công để có thể ngắm vẻ đẹp đầy cuốn hút của loài hoa “nữ hoàng mùa Đông" này nhé.

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

Cách trồng hoa trà my trong chậu đơn giản: Khám phá ngay!