Cúng tất niên có đốt vàng mã không: Làm thế nào cho đúng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cúng tất niên là một trong những nghi lễ quan trọng vào dịp cuối năm Âm lịch. Cúng tất niên có đốt vàng mã không là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn. Hãy cùng NTD Việt Nam tìm hiểu về việc đốt vàng mã trong lễ cúng tất niên trong bài viết dưới đây!

1. Ý nghĩa của việc đốt vàng mã?

Đốt vàng mã là một hình thức dâng cúng tượng trưng giá trị vật chất gửi đến những người ở thế giới bên kia.

Vì không thể sử dụng tiền bạc hay vật chất thật để đốt nên người ta sử dụng tiền vàng mã; và các vật dụng tượng trưng làm bằng giấy như: tiền âm; vàng mã; quần áo…

Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, trần sao âm vậy nên việc đốt vàng mã đã trở thành phong tục không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

2. Giải đáp cúng tất niên có đốt vàng mã không?

Lễ cúng tất niên là một trong những nghi lễ quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán để tiễn biệt năm cũ. Lễ cúng tất niên thường được các gia đình thực hiện vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch; thông thường là vào ngày 30 tháng Chạp (năm đủ); hoặc vào ngày 29 tháng Chạp (năm thiếu).

Dân gian quan niệm chết không phải là hết mà linh hồn sẽ tồn tại ở một thế giới khác. Người sống cố gắng liên hệ với thế giới linh hồn bằng nhiều cách; trong đó, việc đốt vàng mã có ý nghĩa rằng mong ước người ở thế giới bên kia cũng có cuộc sống đủ đầy.

Trong các lễ vật dâng lên bàn thờ cúng tất niên có vàng mã. Việc đốt vàng mã trong lễ cúng tất niên là để gia tiên có đầy đủ các vật dụng đón Tết. Theo phong tục dân gian, sau khi cúng tất niên, gia chủ sẽ đốt vàng mã rồi mới xin hạ mâm thụ lộc.

>> Xem thêm: Vàng mã cúng tất niên gồm những gì: Những điều cần biết cho lễ cúng

Cúng tất niên cuối năm cần những gì: Cúng tất niên sớm có được không?

Cúng tất niên bao nhiêu chén chè: Ý nghĩa như thế nào?

3. Đốt vàng mã lễ cúng tất niên như thế nào?

Sau lễ cúng tất niên, khi gia chủ hóa vàng, phần tiền và vàng cho các gia Thần cần được hóa trước; sau đó mới tới các đồ dùng và phần vàng mã của tổ tiên. Ở nhiều nơi, gia chủ vẫn giữ tục xưa là đặt vài cây mía dài để làm “đòn gánh" cho các linh hồn “chống gậy”; hoặc “gánh hàng hóa” mang theo.

>> Xem thêm: Đi tất niên mua quà gì? Gợi ý 15 món quà tất niên cho buổi tiệc cuối năm

Hiện nay, nhiều người có quan niệm sai lầm rằng đốt càng nhiều vàng mã càng tốt; càng giúp tổ tiên có nhiều tiền bạc; và vật dụng sử dụng ở thế giới âm.

Thực tế, điều quan trọng nhất trong lễ cúng tất niên và phong tục đốt vàng mã là sự thành tâm của gia chủ khi cúng bái. Lễ cúng chỉ cần đốt một chút vàng mã cùng với mâm cỗ; hương hoa được chuẩn bị tươm tất, chu đáo là được. Việc đốt quá nhiều vàng mã không chỉ gây lãng phí tiền bạc; mà còn ảnh hưởng đến bầu không khí chung ở khu vực sinh sống.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cúng tất niên có đốt vàng mã không. Mặc dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi so với trước đây; nhưng phong tục đốt vàng mã trong lễ cúng tất niên đến nay vẫn được người Việt lưu giữ. Với tấm lòng thành kính, mọi người đều mong được gia Thần và tổ tiên ban phước lành; bình an trong cuộc sống.

Ngọc Vân



BÀI CHỌN LỌC

Cúng tất niên có đốt vàng mã không: Làm thế nào cho đúng?