Cúng tất niên cuối năm cần những gì: Cúng tất niên sớm có được không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong tiết trời se lạnh và không khí rộn ràng của Tết Nguyên Đán, cúng tất niên là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Hãy cùng NTD Việt Nam tìm hiểu cúng tất niên cuối năm cần những gì; cúng tất niên sớm có được không; cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân… trong bài viết dưới đây!

1. Cúng tất niên là gì?

Cúng tất niên là một nghi thức trong ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Nghi thức này được các gia đình Việt thực hiện vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch (thường là ngày 30 tháng Chạp nếu năm đủ; hoặc 29 tháng Chạp nếu năm thiếu tháng).

Ý nghĩa cúng tất niên cuối năm

Cúng tất niên là nghi lễ kết thúc năm cũ trước khi đón mừng năm mới sang. Đây là dịp các gia đình tỏ lòng thành kính với các vị Thần linh; lòng biết ơn tổ tiên; và cũng là dịp để mọi người cùng sum vầy bên mâm cơm gia đình ấm áp; cùng chia sẻ những câu chuyện buồn vui đã diễn ra trong năm qua và những ước vọng trong năm mới sắp đến.

2. Cúng tất niên cuối năm cần những gì?

Lễ cúng tất niên cuối năm gồm những gì?

Lễ vật cúng tất niên ở các gia đình thường bao gồm: hương; đèn - nến; vàng mã; mâm ngũ quả và mâm cơm cúng.

Trong đó, hương tượng trưng cho sự kết nối, giao hòa giữa âm và dương. Đèn, nến tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng; có ý nghĩa mang đến nguồn năng lượng và vận khí tốt. Mâm ngũ quả biểu trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc, ấm no.

>> Xem thêm: Cúng tất niên có đốt vàng mã không: Làm thế nào cho đúng?

Vàng mã cúng tất niên gồm những gì: Những điều cần biết cho lễ cúng

Mâm ngũ quả

Theo quan niệm của người Việt, mâm ngũ quả trong lễ cúng tất niên tượng trưng cho sức khỏe an khang; sự trường thọ; phú quý; thịnh vượng.

Tùy theo phong tục của người dân ở mỗi vùng miền mà mâm ngũ quả có sự khác nhau.

  • Ở miền Bắc: Mâm ngũ quả thường bao gồm các loại quả như: một nải chuối xanh; bưởi; cam; quýt (quất); táo…
  • Ở miền Nam: Mâm ngũ quả thường được lựa chọn với ý nghĩa Cầu – Vừa – Đủ – Xài tương ứng với các loại quả: mãng cầu; dừa; đu đủ; xoài; sung; dứa; thanh long…

Gia chủ không nên dùng hoa quả giả để cúng tất niên mà dùng hoa quả thật để bày tỏ tấm lòng thành kính, thành tâm của mình.

>> Xem thêm: Cúng tất niên bao nhiêu chén chè: Ý nghĩa như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên có gì?

Mâm cơm cúng tất niên cuối năm cần những gì, cúng tất niên có cần gạo, muối không?

Theo phong tục của người Việt, mâm cơm cúng tất niên thường có những món cơ bản như:

  • Bánh chưng hoặc bánh tét
  • Gà luộc
  • Chả lụa, giò
  • Xôi
  • Gạo, muối, cháo trắng
  • Trà; rượu; nước lọc
  • Bánh kẹo; trầu cau

Gia đình cùng chuẩn bị thêm ly, chén, đũa, muỗng; bình hoa… trong lễ cúng tất niên.

Ở Việt Nam, mâm cơm cúng tất niên ở mỗi vùng miền lại có những khác biệt; mang đậm nét đặc trưng văn hóa, phong tục và sản vật ở mỗi vùng miền. Ví dụ:

  • Ở miền Bắc: Mâm cơm cúng tất niên thường có: bánh chưng; xôi gấc; canh móng giò hầm măng; giò hoặc chả lụa; gà trống luộc nguyên con (hoặc thịt lợn luộc); thịt đông; miến nấu lòng gà; dưa hành muối; nộm...
  • Ở miền Trung: Mâm cơm cúng tất niên thường có: giò lụa Huế, miến Huế; thịt lợn luộc; gà bóp rau răm; ram rán; măng khô ninh...
  • Miền Nam: Mâm cơm cúng tất niên thường có: bánh tét; thịt kho tàu; canh khổ qua nhồi thịt; thịt lợn luộc; giò chả; gỏi tôm thịt; củ kiệu…

Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cúng tất niên có thể khác nhau. Ngoài ra, các gia đình có thể bày thêm nhiều loại lễ vật khác tùy theo phong tục và văn hoá của địa phương để thể hiện lòng thành và cầu mong được bình an, may mắn, tài lộc trong cuộc sống.

3. Cúng tất niên sớm có được không, cúng tất niên bắt đầu từ ngày nào?

Cúng tất niên thường được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (tức là ngày 30 tháng Chạp, thường được gọi là ngày 30 Tết với năm đủ; với năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 Tết).

Tuy nhiên, nhiều gia đình hoặc cửa hàng kinh doanh có thể cúng tất niên sớm hơn, vào ngày 26, 27, 28 tháng Chạp Âm lịch.

Mặc dù vậy, theo phong tục văn hóa truyền thống, ngày cúng tất niên đẹp nhất là vào ngày 29 tháng Chạp (với năm thiếu) hoặc ngày 30 tháng Chạp (với năm đủ) bởi đây là thời điểm tốt nhất để tạm biệt năm cũ và chuẩn bị chào đón năm mới.

>> Xem thêm: Đi tất niên mua quà gì? Gợi ý 15 món quà tất niên cho buổi tiệc cuối năm

4. Cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân?

Theo phong tục văn hóa truyền thống của người Việt, mâm cúng tất niên có thể cúng ở trong nhà hoặc ngoài trời.

Với mâm cúng tất niên trong nhà, hương hoa và mâm ngũ quả thường được đặt trên ban thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn thường được đặt ở bàn thờ phụ; hoặc đặt trên một chiếc bàn nhỏ thấp hơn ở trước bàn thờ chính.

Trước ngày cúng tất niên, các gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để làm lễ cúng Thần linh và tổ tiên. Sau khi hạ lễ cúng, mọi người trong gia đình sẽ cùng sum vầy bên bữa cơm tất niên. Sau đó, gia đình sẽ chuẩn bị cúng giao thừa, tiễn biệt năm cũ và đón mừng năm mới.

>> Xem thêm: Cúng giao thừa trước 12h được không: Cúng giao thừa mấy giờ là tốt?

Lễ cúng tất niên là một trong những phong tục lâu đời; mang đậm nét đẹp văn hóa và bản sắc truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ cúng tất niên cuối năm cần những gì; cúng tất niên bắt đầu từ ngày nào, cúng tất niên sớm có được không; cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân… Chúc bạn và gia đình có một năm mới vạn sự như ý, an khang thịnh vượng!

Ngọc Vân



BÀI CHỌN LỌC

Cúng tất niên cuối năm cần những gì: Cúng tất niên sớm có được không?