Lời cảnh tỉnh của ông Trump đã đánh thức người châu Âu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dù bạn yêu thích hay ghét bỏ ông Trump, có một điều không thể phủ nhận: Ông có thể là một trong số ít tổng thống Mỹ có thể thúc đẩy người dân châu Âu tỉnh táo hơn và tăng chi tiêu quốc phòng của họ, và chắc chắn là ứng cử viên tổng thống duy nhất có thể làm điều đó.

Người châu Âu thích chi tiêu tiền vào dịch vụ y tế và giáo dục đại học miễn phí cho toàn dân hơn, nhưng hiện nay, họ đang thay đổi chiến lược và tăng mức chi tiêu quốc phòng để thực hiện cam kết của họ đối với NATO, đồng thời cố gắng chiều lòng cựu Tổng thống Trump, hy vọng rằng nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, Mỹ sẽ tiếp tục tham gia NATO và đảm bảo an ninh cho châu Âu.

Một số vấn đề về chi tiêu của NATO ít được chú ý, đặc biệt mức chi tiêu quốc phòng tối thiểu là 2% GDP, trong khi các đối tác châu Âu và Canada đã có một lịch sử rất tệ trong nhiều năm qua. Chỉ có Mỹ và Ba Lan mới đáp ứng được mức chi tiêu quốc phòng trên 3%.

Hầu hết các quốc gia Đông Âu đã chứng kiến trực tiếp sự tăng cường quân lực của Nga và đã chi tiêu cho quốc phòng trên 2%. Ít nhất điều này đã giúp người dân châu Âu xây dựng một đường vòng cung phòng ngự dọc biên giới với Nga.

Tuy nhiên, đường vòng cung này thiếu chiến lược sâu xa. Nhiều quốc gia Tây Âu đang không đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng. Theo dữ liệu của NATO vào tháng 7/2023 (tạp chí Newsweek công bố), các khoản chi tiêu quốc phòng của các quốc gia như sau: Pháp (1,9%), Montenegro (1,87%), Bắc Macedonia (1,87%), Bulgaria (1,84%), Croatia (1,79%), Albania (1,76%), Hà Lan (1,7%), Na Uy (1,67%), Đan Mạch (1,65%), Đức (1,57%), Cộng hòa Séc (1,5%), Bồ Đào Nha (1,48%), Ý (1,46%), Canada (1,38%), Slovenia (1,35%), Thổ Nhĩ Kỳ (1,31%), Tây Ban Nha (1,26%) và Bỉ (1,26%).

Dù cho tất cả những quốc gia đó sẽ đạt được mức chi tiêu 2%, nhưng suốt những năm qua họ đã trả thiếu bao nhiêu tiền? Có thể nói, là khoản nợ của họ đã đẩy các nước NATO vào sự hỗn loạn địa chính trị ngày hôm nay, liệu những khoản nợ này có nên được quên đi? Liệu trong tương lai, khoản nợ của họ có nên được bù đắp và trả lãi?

Ông Trump đã từng nói rằng người châu Âu nợ người Mỹ một ân huệ. Họ nợ người Mỹ bao nhiêu tiền và khi nào họ sẽ thanh toán? Chúng ta có nên mong đợi họ chi trả toàn bộ chi phí tái thiết Ukraine, vì thảm họa ở Ukraine có thể coi là do sự bất cẩn của họ gây ra?

Hoa Kỳ cần số tiền này ngay bây giờ, vì nợ công của Hoa Kỳ đang tăng lên với mức không thể bền vững theo tỷ lệ mũ. Hơn nữa, dường như Hoa Kỳ không chỉ đối mặt với Nga, Iran, Yemen mà còn đang mưu tính một cuộc chiến với Trung Quốc, Triều Tiên và Venezuela.

Trước khi châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cường phòng thủ, thế giới vẫn phụ thuộc vào Hoa Kỳ để được đảm bảo an ninh. Điều này là trong lợi ích chung; Hoa Kỳ cung cấp sự phòng thủ cho thế giới, nhưng Trung Quốc và các nước đồng minh của Trung Quốc luôn coi Hoa Kỳ là chủ nghĩa thuộc địa mới và chủ nghĩa bá quyền. Điều này không phải là chủ nghĩa bá quyền, bởi vì Hoa Kỳ đang đồng thời thúc đẩy các đồng minh xây dựng phòng thủ tốt hơn cho riêng mình, và đây không phải là thái độ của một thực thể bá chủ hoặc tiềm năng bá chủ.

Vì vậy, cựu Tổng thống Trump tiếp tục tăng cường áp lực và cảnh báo một quốc gia lớn ở châu Âu rằng nếu họ không chi trả 2% ngân sách cho quốc phòng, ông sẽ không chỉ không cung cấp phòng thủ cho họ mà còn khuyến khích Vladimir Putin làm bất cứ điều gì ông ta muốn.

Tổng thống Joe Biden đã lên án ông Trump, cho rằng những lời phát biểu của cựu Tổng thống này không phù hợp với quy tắc của Mỹ. Rõ ràng, "theo quan điểm của ông Biden, nếu ai đó quan tâm đến nợ công của chúng ta và việc tiền bạc đang tràn lan một cách mất kiểm soát tới mức đe dọa tàu của quốc gia chúng ta, thì người đó không phù hợp với quy tắc của Mỹ”.

Trong những thập kỷ qua, mọi nỗ lực của Washington để khuyến khích châu Âu đóng góp phần của họ đã không thành công. Tôi vẫn nhớ những hình ảnh lính châu Âu thường tắm nắng, mặc đồ bơi và uống cà phê pha trong căn cứ ở Afghanistan, trong khi lính Mỹ dưới lá cờ NATO, trong một ngày hè oi bức mặc đồ bảo hộ, bước ra khỏi hàng rào thép gai và bị bom mìn tự chế sát hại. Với sự thiếu hụt chi tiêu quốc phòng của châu Âu, những chuyện như vậy sẽ tiếp tục xảy ra mỗi năm.

Ông Trump thậm chí còn đe dọa sẽ rút khỏi NATO nếu người châu Âu không đóng góp công bằng, vì NATO hoạt động kém hiệu quả. Ngẫm lại, có thể ông Trump đã đi quá xa, nhưng đây chính là kiểu yêu thương cứng rắn mà cha mẹ dành cho con cái khi chúng không đánh răng: “Con quái vật sắp bắt con đấy, và mẹ sẽ bảo nó hãy bắt con đi”.

Quả thực, ông Putin đã phát động một cuộc tấn công vì châu Âu thiếu chi tiêu quốc phòng và việc nước này không sử dụng được các khả năng phòng thủ đã mua được. Nếu họ hành động ở Crimea vào năm 2014, họ có thể đã giải quyết vấn đề ông Putin từ trong trứng nước và ông Putin có thể đã không tấn công lần nữa vào năm 2022.

Thực tế là đồng minh châu Âu của chúng ta đã ngủ quên suốt mấy chục năm, và Tổng thống Trump đã được gửi đến bởi những "người không may mắn bị đánh thuế cho đến chết" của Mỹ để đánh thức họ. Quái vật đang đứng trước cửa nhà bạn. Chúng tôi đang bận rộn kìm chân Đảng Cộng sản Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và Venezuela. Ít nhất, hãy đánh răng, Brussels. Ít nhất khi Mỹ đang đối mặt với tất cả các mối đe dọa, châu Âu nên chịu trách nhiệm một phần. Hãy tỉnh dậy trước khi quá muộn. Quý vị có thể uống cà phê chưng, nhưng vì Chúa, xin hãy chuẩn bị đối mặt với thực tế.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng tiến sĩ Quản trị nhà nước tại Đại học Harvard (2008). Ông là chủ nhiệm của Corr Analytics Inc. - nhà xuất bản của The Journal of Political Risk (Tạp chí Rủi ro Chính trị). Ông Anders Corr đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á; và là tác giả của cuốn sách "The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony" (Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống cấp bậc, và Bá quyền) và cuốn sách "Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea" (Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn: Trò chơi mới trên Biển Đông).

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Lời cảnh tỉnh của ông Trump đã đánh thức người châu Âu