Truyền Thống Là Yếu Tố Nên Được Duy Trì và Phát Triển

Bình luận Devlin Nguyễn • 20:18, 29/07/23

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Hà Tây yên bình, nơi có nhiều ngôi chùa cổ kính. Họa sĩ Nguyễn Quang Huy sớm có niềm tin vào Thần Phật. Những bức tượng, tranh vẽ về Thần Phật, Thế giới Thần Tiên, đã tạo nên nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác của anh. Họa sĩ nghĩ rằng, mỗi một bức tranh vẽ điều mang năng lượng đến cho người xem, vì thế trong các bức tranh anh đều luôn hướng đến phong cách vẽ tranh tả thực chính thống, có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật và tính thẩm mỹ, cũng như chú trọng việc tu dưỡng đạo đức, để có thể truyền tải những giá trị Chân - Thiện - Mỹ đến người xem. Đối tượng trong tranh của anh thường là phong cảnh miền núi Tây Bắc mù sương, với những cô gái người dân tộc thiểu số mang vẻ đẹp mộc mạc, trong sáng và có cuộc sống bình dị, chan hoà với thiên nhiên, chính vì thế các bức tranh của anh mang đến cho người xem những cảm nhận vô cùng yên bình và hạnh phúc. Trong bài viết "Vì Sao Có Nhân Loại" của Đại Sư Lý, có đề cập đến vấn đề "Chính lý" và "Phản lý", anh hiểu rằng Chính lý trong hội họa là các yếu tố truyền thống như ca ngợi vẻ đẹp của Thần Phật, thế giới Thiên Thượng, anh hùng... những điều tốt đẹp nên duy trì và phát triển. Còn Phản lý là những điều ngược lại, mang ý nghĩa tiêu cực. Xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã mang theo nhiều hệ lụy khiến đạo đức con người trượt dốc, dẫn đến quan niệm, cũng như nhận thức về cái đẹp trong hội họa cũng thay đổi. Con người thích thú với những bức tranh trừu tượng, biến dị, đầy sắc tình... không mang những vẻ đẹp thuần chính, dễ dẫn đến các cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng rất không tốt cho người sáng tác và người xem. Họa sĩ Nguyễn Quang Huy cảm ơn Đại Sư Lý đã giúp cảnh tỉnh toàn nhân loại. Anh hy vọng rằng, tất cả bạn bè của anh và những người được xem chương trình này, cũng như những họa sĩ đang theo lối vẽ tranh "Hiện đại" sau khi đọc được bài viết "Vì Sao Có Nhân Loại" của Đại Sư Lý có cơ hội nhìn lại chính mình, quay trở về với nghệ thuật hội họa chính thống, giữ được Chính lý và những điều tốt đẹp như trong bài viết mà Đại Sư đã nhắc đến.