Ngành Quản trị nhân lực: 10 Điều cần biết trước khi theo học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngành Quản trị nhân lực có vị trí được ví như “trái tim” của một tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Quản trị nhân lực là ngành gì? Ngành Quản trị nhân lực học ở trường nào ở Việt Nam? Mức lương của ngành Quản trị nhân lực có cao không? Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn một số thông tin về Quản trị nhân lực.

1. Ngành Quản trị nhân lực là gì?

Ngành Quản trị nhân lực (tiếng Anh là Human Resource Management) là ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay.

Quản trị nguồn nhân lực bao gồm tất cả các chính sách, hoạt động, quyết định và quy định quản lý của tổ chức liên quan đến đội ngũ nhân viên, gắn liền với kế hoạch hoạt động của tổ chức đó.

Quản trị nhân lực là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động quản lý trong doanh nghiệp; bởi con người là cốt lõi của công ty, là nguồn lực thiết yếu; là cơ sở cho sự phát triển kinh doanh bền vững và lâu dài của công ty.

Quản trị nguồn nhân lực tập trung vào việc quản lý tài sản con người của doanh nghiệp để giúp nâng cao hiệu suất của từng người lao động; giúp các nhân viên phát huy hết tiềm năng của họ; từ đó làm tăng giá trị chung và thúc đẩy các mục tiêu của doanh nghiệp.

Quản trị nguồn nhân lực yêu cầu phải có tầm nhìn chiến lược gắn với các hoạt động của tổ chức; bao gồm các công việc khác nhau như: tuyển dụng, trả lương và phúc lợi, đào tạo và phát triển...

2. Ngành Quản trị nhân lực là làm gì?

ngành Quản trị nhân lực là làm gì
Được ví như “trái tim" của tổ chức, công việc cụ thể của Quản trị nhân lực là làm gì? (Ảnh minh họa: Pixabay)

2.1. Tuyển dụng nhân sự cho tổ chức

Công việc này bao gồm việc tìm kiếm các ứng viên qua diễn đàn, trang web tuyển dụng; hay qua nhóm Facebook hoặc qua email có liên kết với các trường đại học. Sau khi tìm kiếm được những ứng viên tài năng, người quản trị nhân sự sẽ tiến hành tiếp xúc trực tiếp; phỏng vấn; và lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu chuyên môn và văn hóa của công ty.

2.2. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công ty

Việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công ty cũng là một công việc quan trọng của nghề Quản trị nhân sự. Không chỉ các nhân viên mới vào công ty mà tất cả các nhân viên ở các bộ phận, phòng ban đều cần được thường xuyên nâng cao chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.

Bởi vậy, người quản lý phát triển nguồn nhân lực của công ty có trách nhiệm tổ chức các buổi đào tạo hàng tháng; hoặc hàng quý cho toàn thể nhân viên của công ty.

2.3. Sắp xếp và phân công người lao động hợp lý

Việc sắp xếp người lao động làm việc đúng chuyên môn, vị trí là nhiệm vụ cần thiết của một nhà quản trị nhân sự. Công việc này giúp thiết lập môi trường phù hợp nhất cho người lao động; từ đó giúp nâng cao năng suất lao động của họ và tối đa hóa hiệu quả cho tổ chức, doanh nghiệp.

Phân công người lao động hợp lý là nhiệm vụ cần thiết của một nhà quản trị nhân sự. (Ảnh minh họa: Pixabay)

2.4. Quản lý và đưa ra các chính sách nhân sự

Để toàn bộ hệ thống nhân sự của công ty hoạt động hiệu quả, tuân thủ các quy định của Nhà nước, công ty phải thiết lập các chính sách và kế hoạch hoạt động nhất quán.

Những người làm quản lý nhân sự phải làm việc với các phòng, ban quản lý chuyên môn trong công ty để đưa ra các chính sách nhân sự phù hợp; đồng thời phải quản lý và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách này.

2.5. Chấm công, tính lương và thưởng cho người lao động

Chấm công và tính lương cho người lao động là một công việc quan trọng khác của quản trị nhân sự. Công việc này liên quan tới tiền lương, tiền thưởng; theo dõi ngày nghỉ của nhân viên; cũng như các chế độ phúc lợi và đãi ngộ khác.

2.6. Cùng tạo dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp

Mỗi tổ chức, doanh nghiệp, không chỉ có các hoạt động liên quan đến công việc chính, công việc kinh doanh mà còn có các hoạt động khác.

Các hoạt động khác có thể là thể thao, du lịch, văn nghệ... Các hoạt động và chương trình này vừa giúp tạo dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp; vừa giúp gắn kết các thành viên của tổ chức, doanh nghiệp đó.

Đây cũng là một công việc quan trọng mà người làm quản trị nhân sự cần thực hiện tốt cho tổ chức của mình.

3. Ngành Quản trị nhân lực học gì?

Chương trình đào tạo chuyên môn Quản trị nhân lực sẽ cung cấp cho bạn các lý thuyết, kỹ năng nghề nghiệp và nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.

Ngành Quản trị nhân lực học gì?
Quản trị nhân lực học môn gì? (Ảnh minh họa: Pixabay)

Hệ thống kiến thức cơ bản về Quản trị nhân sự

Hệ thống kiến thức cơ bản của ngành học Quản trị nhân sự có thể kể đến như:

  • Các kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý, xã hội và nhân văn;
  • Các kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn của chương trình đào tạo Quốc gia.

Hệ thống kiến thức chuyên sâu về Quản trị nhân sự

  • Các kiến thức chuyên sâu về quản lý con người;
  • Các phương pháp quản trị khoa học trong việc: xây dựng các chính sách, kế hoạch, dự án; tổ chức thực hiện các chiến lược nguồn nhân lực;
  • Kiểm soát và đánh giá về hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp;
  • Giải quyết, xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực của tổ chức...

Một số môn học chuyên ngành có thể kể đến như: Quản trị Nhân lực trong môi trường đa văn hóa; Quản trị Nguồn nhân lực; An toàn Lao động, Luật Lao động; Định mức Lao động Tiền lương; Nghệ thuật Lãnh đạo..

4. Ngành Quản trị nguồn nhân lực ra làm gì?

Ngành Quản trị nguồn nhân lực ra làm gì? (Ảnh minh họa: Pixabay)

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân Quản trị nhân lực có thể làm việc tại rất nhiều loại hình công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ như:

- Làm việc tại bộ phận văn phòng tổ chức hành chính của các doanh nghiệp, công ty, các tập đoàn kinh tế; các trung tâm hỗ trợ việc làm, hay trung tâm phát triển nguồn nhân lực; các trung tâm đào tạo tuyển dụng hoặc các trường đại học, cao đẳng…

- Đảm nhận các vị trí công việc như: chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên lương – chính sách; chuyên viên quản lý đào tạo, chuyên viên chính sách – đãi ngộ; xử lý quan hệ nội bộ, chuyên viên truyền thông nội bộ; chuyên viên bảo hiểm;... và có cơ hội phát triển, thăng tiến lên các vị trí như: phó phòng nhân sự, trưởng phòng nhân sự; giám đốc nhân sự; hay phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự...

- Đảm nhận các chức vụ như: chuyên viên các phòng, sở, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Trở thành chuyên gia tư vấn, chuyên gia đào tạo, hay giảng viên về nhân sự; hoặc phát triển thành một chuyên viên tuyển dụng cấp cao (Headhunter)...

5. Mức lương ngành Quản trị nhân lực có cao không?

Quản trị nhân lực hiện đang là một nghề nghiệp được trả lương khá cao trên thị trường lao động và việc làm. Tùy từng vị trí công việc cụ thể và thời gian, kinh nghiệm làm việc mà mức lương có thể khác nhau.

mức lương ngành quản trị nhân lực, mức lương của ngành quản trị nhân lực, lương của ngành quản trị nhân lực, ngành quản trị nhân lực lương bao nhiêu
Ngành Quản trị nguồn nhân lực lương bao nhiêu? (Ảnh minh họa: Pixabay)

Nếu ở vị trí nhân viên phòng Quản lý nhân sự: mức lương trung bình sẽ dao động trong khoảng từ 5 - 12 triệu đồng/tháng.

Nếu ở vị trí Phó trưởng phòng; hoặc vị trí giám sát tiền lương: mức lương trung bình sẽ dao động trong khoảng từ 12 - 30 triệu đồng/tháng.

Nếu ở vị trí Trưởng phòng Quản lý nhân sự thì mức lương trung bình trong khoảng từ 20 - 45 triệu đồng/tháng.

Nếu đảm nhận vị trí Giám đốc nhân sự của công ty thì mức lương có thể nhận được trong khoảng từ 30 - 100 triệu đồng/tháng.

Nhiều vị trí quản trị nhân sự trong các công ty nước ngoài và công ty cổ phần tại Việt Nam được đãi ngộ rất tốt do chính sách chú trọng phát triển đội ngũ nhân viên như một nguồn lực đặc biệt cho sự phát triển của công ty. Do vậy, ở những doanh nghiệp này, vị trí quản lý nhân sự có thể nhận được mức lương rất cao so với thị trường lao động.

6. Ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không sau khi tốt nghiệp?

ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không
Học Quản trị nhân lực có dễ xin việc không? (Ảnh minh họa: Pixabay)

Tiềm năng của ngành này trong tương lai còn cần xét đến nhiều yếu tố như: nhu cầu của thị trường; bức tranh tổng thể của nền kinh tế; năng lực, trình độ của bản thân...

Trong thực tế, mọi tổ chức hay công ty đều cần chú trọng hàng đầu vào “tài sản then chốt” là nguồn nhân lực. Do vậy, nhu cầu tìm việc làm Quản trị nhân sự luôn luôn hiện hữu bởi vị trí không thể thay thế được của ngành này.

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của ngành này với mức lương khá, bạn cần học hỏi và trau dồi nhiều kiến thức; cũng như các kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc.

7. Ngành Quản trị nhân lực thi khối nào?

Ngành học Quản trị nhân lực có mã ngành ở nhiều trường là: 7340404.

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành này phổ biến nhất là: Khối A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – Anh); khối D01 (Toán – Văn – Anh).

Bên cạnh đó, cũng có một số trường tuyển các khối khác như: khối D - D03 ( Toán – Văn - Tiếng Pháp); D07 (Toán - Hóa - Tiếng Anh), khối D09 (Toán – Anh - Lịch sử).

Ngành Quản trị nhân lực khối C

Cũng có trường tuyển ngành học Quản trị nhân lực khối C: Khối C00 (Văn – Sử – Địa), khối C14 (Văn - Toán - GDCD), C15.

8. Ngành Quản trị nhân lực bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn xét tuyển ngành học Quản trị nhân lực năm 2022 của các trường đại học ở Việt Nam thấp nhất là 15 điểm và cao nhất là 27,45 điểm (trên thang điểm 30).

9. Ngành Quản trị nhân lực học bao nhiêu năm?

Sinh viên Quản trị nhân lực theo học hệ đào tạo Đại học chính quy sẽ có thời gian học từ 3,5 - 4 năm. Do mục tiêu đào tạo khác nhau nên thời gian học và chương trình học của ngành này có thể có sự khác nhau theo từng trường.

10. Chuyên ngành Quản trị nhân lực học trường nào?

Ở Việt Nam hiện có nhiều trường đào tạo ngành học Quản trị nhân lực. Sinh viên có thể theo học các trường có ngành Quản trị nhân lực như:

Các trường đào tạo ngành Quản trị nhân lực ở khu vực phía Bắc

Các trường đào tạo ở khu vực miền Trung

Các trường đào tạo ở khu vực miền Nam

Các trường đại học có ngành học Quản trị nhân lực ở khu vực miền Nam có thể kể đến như:

Các trường đào tạo ngành học Quản trị nhân lực có mức điểm xét tuyển; mức học phí; và chương trình đào tạo khác nhau. Để biết thông tin tuyển sinh ngành học này chính xác nhất, bạn nên vào website của trường để cập nhật những thông tin mới nhất của trường theo từng năm.

Trên đây là những điều cần biết về ngành Quản trị nhân lực. Là ngành luôn có nhu cầu trên thị trường lao động, nghề nghiệp này mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ.

Thùy Dung

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm:

Việt Nam Giáo dục

Ngành Quản trị nhân lực: 10 Điều cần biết trước khi theo học