Khối C gồm những môn nào? Khối C gồm những ngành nào? Các trường đại học khối C trong cả nước

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khối C là khối thi được nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký trong mỗi kỳ thi xét tuyển đại học, cao đẳng hàng năm. Bài viết dưới đây sẽ mang đến các thông tin giúp bạn tham khảo và hiểu rõ hơn về khối C như: khối C gồm những môn nào; khối C gồm những ngành nào, khối C thi trường nào…

1. Khối C gồm những môn nào?

Trước khi tìm hiểu khối C gồm những ngành nào, hãy cùng tham khảo các môn thi thuộc tổ hợp khối C.

Khối C gồm môn nào?

Ban đầu, khối C truyền thống bao gồm ba môn thi là: Văn học - Lịch sử - và Địa lý. Sau đó, khối C được Bộ Giáo dục và Đào tạo mở rộng, bổ sung với tổng cộng 20 tổ hợp khối thi.

Các khối thi từ C00 đến C20 lần lượt được sắp xếp thành các tổ hợp thi của khối C bao gồm các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông là: Ngữ Văn; Lịch sử; Địa lý; Hóa học; Toán học; Sinh học; Vật lý; Giáo dục công dân và Khoa học xã hội.

Dưới đây là danh sách các tổ hợp môn thi của khối C từ C00 đến C20:

20 tổ hợp khối C trên mang đến nhiều lựa chọn hơn cho thí sinh; qua đó giúp các em tăng khả năng trúng tuyển vào các trường xét khối C hệ đại học, cao đẳng trong cả nước.

Khối C là tự nhiên hay xã hội?

Mặc dù đã được mở rộng thêm một số khối thi có môn Khoa học Tự nhiên nhưng Khối C là khối xã hội. Khối thi này tập trung vào các lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn. Các bạn học sinh học khối C sẽ tập trung vào các môn học với kiến thức liên quan đến xã hội, lịch sử, địa lý, văn hóa và ngôn ngữ.

2. Khối C gồm những ngành nào?

Khối C gồm những ngành nào? Dưới đây là danh sách các ngành học khối C giúp bạn tham khảo và lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân mình.

2.1. Khối C gồm những ngành nào nhóm ngành Sư phạm?

  • Sư phạm Ngữ văn
  • Sư phạm Công nghệ
  • Quản lý giáo dục
  • Sư phạm Lịch sử
  • Giáo dục chính trị
  • Sư phạm Địa lý
  • Giáo dục đặc biệt
  • Sư phạm tiểu học
  • Giáo dục công dân
  • Giáo dục Quốc phòng - An ninh

2.2. Khối C gồm những ngành nào nhóm KHXH - Nhân văn?

  • Chính trị học
  • Tâm lý học
  • Tâm lý học lao động
  • Hàn Quốc học
  • Đông Nam Á học
  • Đông phương học
  • Việt Nam học
  • Hán Nôm
  • Khoa học quản lý
  • Lưu trữ học
  • Quốc tế học
  • Quan hệ quốc tế
  • Ngôn ngữ học
  • Công tác xã hội
  • Tâm lý học sức khỏe
  • Tôn giáo học
  • Tâm lý học pháp lý
  • Văn hóa học
  • Xã hội học
  • Sáng tác văn học
  • Nhân học
  • Tâm lý học trường học
  • Công tác thanh thiếu niên
  • Triết học
  • Lịch sử
  • Văn học
  • Khoa học thư viện
  • Thông tin học
  • Khoa học quản lý
  • Quản lý văn hóa
  • Lưu trữ học
  • Quản lý nhà nước

2.3. Khối C gồm những ngành nào lĩnh vực Báo chí - Truyền thông?

  • Báo chí
  • Quảng cáo
  • Nghiên cứu ngành truyền thông
  • Truyền thông Media
  • Truyền thông thực hành
  • Luật/ Dịch vụ pháp lý/ Luật học/ Luật Kinh tế
  • Quan hệ công chúng
  • Xuất bản
  • Kinh doanh xuất bản phẩm

2.4. Thi khối C gồm những ngành nào nhóm ngành Kinh tế?

  • Du lịch
  • Văn hóa du lịch
  • Marketing/ Digital Marketing
  • Quản trị kinh doanh
  • Hướng dẫn du lịch quốc tế
  • Kinh tế
  • Lữ hành, hướng dẫn du lịch
  • Quản lý kinh doanh
  • Các chuyên ngành Quản trị khách sạn - du lịch và lữ hành - nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Luật/ Luật Kinh tế
  • Quản trị nhân lực
  • Thư ký văn phòng
  • Quản trị văn phòng

2.5. Thi khối C gồm những ngành nào nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp?

  • Ngành Lâm sinh
  • Khoa học cây trồng
  • Chăn nuôi - Thú y
  • Khoa học Môi trường
  • Quản lý đất đai

2.6. Thi khối C gồm những ngành nào nhóm ngành An ninh - Quân đội?

  • Điều tra hình sự
  • Kỹ thuật hình sự
  • Điều tra trinh sát
  • Biên phòng
  • Quân sự cơ sở
  • Tham mưu, chỉ huy vũ trang bảo vệ an ninh, trật tự
  • Quản lý nhà nước về ANTT
  • Quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân

3. Ngành nào khối C dễ xin việc?

Vậy là bạn đã biết khối C gồm những ngành nào. Với rất nhiều ngành học khối C thuộc nhiều lĩnh vực, việc lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp cần có thời gian tham khảo và tìm hiểu kỹ lưỡng.

Ngành nào khối C dễ xin việc ở hiện tại và tương lai?

3.1. Ngành Báo chí, Truyền thông khối C

Để thi ngành Báo chí - Truyền thông khối C, bạn có thể lựa chọn các khối thi:

  • C00: Ngữ văn - Địa - Lịch sử
  • C01: Ngữ văn - Lý - Toán học
  • C14: Ngữ văn - Toán học - Giáo dục công dân
  • C15: Ngữ văn - Toán học - Khoa học xã hội
  • C16: Ngữ văn - Lý - Giáo dục công dân

Báo chí - Truyền thông là lĩnh vực đưa thông tin đến công chúng. Hiện nay, với sự phát triển của Internet, lĩnh vực này có nhiều hình thức như: báo giấy; báo trực tuyến điện tử; phát sóng phát thanh - truyền hình. Các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Báo chí - Truyền thông không chỉ là cung cấp thông tin đơn thuần mà còn tạo nên sự kết nối trong cộng đồng; truyền tải những tin tức, thông điệp quan trọng.

3.2. Ngành Marketing/ Digital Marketing thi khối C

Để thi ngành Marketing khối C, bạn có thể chọn khối: C01: Toán học - Ngữ văn - Địa lý; hoặc thi khối C00: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý.

Marketing là ngành học tập trung vào các hoạt động liên quan đến tiếp thị. Nghề nghiệp này bao gồm các hoạt động như: nghiên cứu thị trường; phân tích hành vi người tiêu dùng; xây dựng chiến lược tiếp thị để tăng cường nhận diện thương hiệu... Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng số và mạng xã hội; cũng như các công cụ Internet hỗ trợ, ngành Digital Marketing là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn.

Với nhiều khía cạnh phát triển, ngành Marketing/ Digital Marketing mang đến cho các bạn trẻ nhiều cơ hội việc làm phong phú với mức lương cao và nhiều nấc thang thăng tiến trong sự nghiệp.

3.3. Ngành Luật thi khối C

Để thi ngành Luật, bạn có thể chọn khối thi C00: Ngữ văn - Địa - Lịch sử.

Ngành Luật cung cấp kiến thức về pháp luật được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các lĩnh vực trong ngành Luật rất đa dạng; bao gồm: Luật kinh tế; Luật Tài chính, Thương mại; Hôn nhân gia đình; Luật Hình sự, Luật Môi trường... Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật có thể xin việc ở các cơ quan Nhà nước; hoặc các công ty luật tư nhân; hoặc tự mở văn phòng Luật sư/ tư vấn pháp luật…

3.4. Ngành Du lịch thi khối C

Để thi ngành Du lịch, bạn có thể chọn khối thi C00 (Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý); hoặc chọn thi khối C01 (Ngữ văn - Vật lý - Toán học).

Với chương trình đào tạo ngành Du lịch, các trường đại học và cao đẳng cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thiết yếu để thành công trong ngành công nghiệp dịch vụ này. Đó có thể là kỹ năng quản lý du lịch; kỹ năng tổ chức sự kiện; kỹ năng giao tiếp; định vị thương hiệu du lịch…

3.5. Ngành Quan hệ công chúng thi khối C

Để thi ngành học Quan hệ Công chúng, bạn có thể lựa chọn các khối thi:

  • C00: Ngữ văn - Địa - Lịch sử
  • C01: Ngữ văn - Lý - Toán học
  • C14: Ngữ văn - Giáo dục công dân - Toán học
  • C15: Ngữ văn - Khoa học xã hội - Toán học
  • C16: Ngữ văn - Lý - Giáo dục công dân

Ngành Quan hệ công chúng (hay còn gọi là PR - Public Relations) là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ trong ngành truyền thông nhiều năm qua. Ngành này tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực giữa tổ chức và công chúng.

Với mục tiêu xây dựng hình ảnh và danh tiếng tốt, các chuyên gia PR sử dụng các phương pháp truyền thông; quảng cáo; sự kiện; xử lý khủng hoảng/ rủi ro để tạo nên một hình ảnh đáng tin cậy về thương hiệu và thu hút sự quan tâm từ công chúng.

Với chương trình đào tạo của ngành học Quan hệ công chúng, sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu về truyền thông; lập kế hoạch truyền thông; phân tích thị trường; quan hệ cộng đồng; kỹ năng giao tiếp hiệu quả; quản lý sự kiện, quản lý dự án; kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông…

Sau khi tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng, các bạn trẻ có thể ứng tuyển ở nhiều vị trí công việc như: chuyên viên PR; trưởng nhóm sự kiện; chuyên gia quan hệ cộng đồng; chuyên gia phát triển thương hiệu; nhà quản lý truyền thông…

4. Các trường đại học khối C

Khối C có những trường nào?

Việt Nam có nhiều trường đại học xét tuyển khối C hàng năm. Dưới đây là danh sách các trường đại học khối C trong cả nước:

4.1. Danh sách các trường đại học khối C ở miền Bắc

Khối C có những trường nào ở Hà Nội?

  • Đại học KH Xã hội và Nhân văn, Đại học Giáo dục – Đại học QG Hà Nội
  • Khoa Luật – Đại học QG Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • ĐH SP Nghệ thuật Trung ương HN
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Lao động và Xã hội
  • Học viện Hành chính Quốc gia
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Văn Hóa Hà Nội
  • Học viện Ngân Hàng
  • Đại học Nội vụ Hà Nội
  • Đại học Công đoàn
  • Học viện Biên phòng
  • Đại học Công nghệ Đông Á
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • ĐH Công nghệ & Quản lý Hữu Nghị
  • Đại học Kiểm sát Hà Nội
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Đại học Nguyễn Trãi
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Học viện Ngoại giao
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học FPT
  • Học viện Tòa án
  • Đại học Hòa Bình
  • Đại học Lâm nghiệp
  • HV Chính trị Công an Nhân dân
  • Đại học Phenikaa
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam
  • Đại học Thăng Long
  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
  • Đại học Thành Đô
  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Học viện Quản lý Giáo dục
  • Đại học Phương Đông
  • Học viện Dân tộc

Các trường đại học khối C ở tỉnh, thành khác thuộc miền Bắc

  • Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
  • Đại học Hoa Lư
  • Phân hiệu của ĐH Thái Nguyên ở Lào Cai
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Hạ Long
  • ĐH Sư Phạm Hà Nội 2
  • Đại học Nông Lâm, Đại học Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh - ĐH Thái Nguyên
  • Đại học Hải Phòng
  • ĐH Kinh Bắc
  • Đại học Sao Đỏ
  • Đại học Hải Dương
  • ĐH Thành Đông
  • Đại học Tân Trào
  • Đại học Việt Bắc
  • ĐH Tây Bắc
  • ĐH Chính trị (Trường Sĩ quan Chính trị)

4.2. Các trường đại học khối C ở khu vực miền Nam

Khối C gồm những trường nào ở TPHCM?

  • Đại học Sư phạm TPHCM
  • ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM
  • Đại học Luật TPHCM
  • ĐH Công nghiệp TPHCM
  • Đại học Công nghệ TPHCM
  • ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM
  • ĐH Mở TPHCM
  • Đại học Nội vụ Phân hiệu TPHCM
  • Đại học Ngân hàng TPHCM
  • ĐH Gia Định
  • Đại học Văn hóa TPHCM
  • ĐH Hùng Vương TPHCM
  • ĐH Văn Hiến
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Quốc tế Sài Gòn
  • ĐH Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • ĐH Văn Lang

Các trường khối C ở địa phương khác thuộc miền Nam

  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Bình Dương
  • ĐH Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Đại học An Giang
  • ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An
  • Đại học Cần Thơ
  • ĐH Cần Thơ Cơ sở Hòa An
  • ĐH Nam Cần Thơ
  • Đại học Tây Đô
  • ĐH Bạc Liêu
  • Đại học Trà Vinh
  • ĐH Cửu Long
  • Đại học Đồng Nai
  • ĐH Đồng Tháp
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Tiền Giang
  • ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

4.3. Danh sách trường đại học khối C ở miền Trung - Tây Nguyên

  • Đại học Sư phạm Đà Nẵng
  • Đại học Sư phạm Huế
  • ĐH Luật Huế
  • Đại học Khoa học Huế
  • Đại học Nông Lâm Huế
  • Phân hiệu ở Huế của Đại học Tài chính – Kế toán
  • Trường Du lịch – Đại học Huế
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Đông Á
  • ĐH Tài Nguyên và Môi trường Phân hiệu ở Thanh Hóa
  • Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
  • Đại học Quảng Bình
  • ĐH Công nghiệp Vinh
  • Đại học Vinh
  • Đại học Hà Tĩnh
  • ĐH Nội vụ Phân hiệu ở Quảng Nam
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Đà Lạt
  • ĐH Yersin Đà Lạt
  • Đại học Phạm Văn Đồng
  • Đại học Hồng Đức
  • ĐH Khánh Hòa
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại học Quy Nhơn
  • ĐH Quang Trung
  • Đại học Phan Thiết
  • Đại học Phú Xuân
  • ĐH Phú Yên
  • Đại học Thái Bình Dương

5. Học khối C nên thi trường nào?

Để quyết định học khối C nên thi trường nào là phù hợp, bạn nên xem xét một số yếu tố sau:

Chương trình đào tạo ngành học khối C

Bạn cần xem xét kỹ chương trình học của ngành học khối C ở trường mà mình dự định nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển; cũng như các cơ hội nghiên cứu và thực tập liên quan đến ngành học đó tại trường và tại các cơ sở, trung tâm liên kết đào tạo.

Mức độ uy tín của trường và đội ngũ giảng viên đào tạo khối C

Việc tìm hiểu các thông tin tham khảo về độ uy tín của trường và chất lượng đội ngũ giảng viên sẽ giúp bạn tiếp cận được với môi trường đào tạo ngành học chuyên nghiệp; qua đó, giúp bạn đáp ứng được những yêu cầu của thị trường việc làm trong lĩnh vực ngành nghề mà mình theo đuổi.

Cơ hội việc làm khối C ở hiện tại và tương lai

Việc nghiên cứu về nhu cầu tuyển dụng việc làm khối C ở hiện tại; và các tiềm năng phát triển của ngành nghề đó được dự báo trong tương lai sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro không xin được việc làm; hoặc phải làm trái ngành sau khi tốt nghiệp.

Lựa chọn khối C phù hợp với bản thân

Bạn cũng lưu ý rằng việc lựa chọn ngành học, trường học khối C là quyết định cá nhân và cần dựa trên sở thích; mục tiêu nghề nghiệp; cũng như điều kiện cá nhân của chính bản thân mình. Do vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về khối C; đồng thời tham khảo thêm ý kiến từ người thân; giáo viên hoặc từ những nguồn tin đáng tin cậy khác trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn tham khảo khối C gồm những môn nào; khối C gồm những ngành nào; các trường đại học khối C… Với khối C, các bạn học sinh - sinh viên có thể tìm hiểu được nhiều hơn về văn hóa, lịch sử, địa lý, xã hội; về mối quan hệ giữa con người; và sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về các giá trị nhân văn, văn hóa...

Ngọc Linh

Xem thêm:

Việt Nam Giáo dục

Khối C gồm những môn nào? Khối C gồm những ngành nào? Các trường đại học khối C trong cả nước