Không quân Hoa Kỳ có bao nhiêu máy bay, sức chiến đấu mạnh cỡ nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ là lực lượng không quân mạnh nhất thế giới với số lượng máy bay lớn nhất. Đội bay gồm hơn 5.000 máy bay của quân đội được triển khai trên khắp thế giới, bao gồm các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện đại. 5.000 máy bay này được quản lý bởi 10 bộ chỉ huy và chịu trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau tùy theo nhiệm vụ của mình.

Theo bảng xếp hạng năng lực tác chiến trên không toàn cầu năm 2024 của Danh mục máy bay quân sự hiện đại thế giới ( WDMMA ), Không quân Mỹ hiện có 5.189 máy bay, trong đó có 1.511 máy bay chiến đấu (trong đó có 178 chiếc F-22A và 116 chiếc F-35A) và 132 máy bay ném bom.

Đánh giá này không chỉ dựa trên năng lực tác chiến tổng thể của lực lượng không quân mỗi nước (hoặc các quân chủng khác có năng lực tác chiến trên không) mà còn bao gồm các yếu tố như hiện đại hóa, hỗ trợ hậu cần, năng lực tấn công và phòng thủ. Lực lượng không quân của mỗi quốc gia sẽ nhận được "Xếp hạng giá trị thực" làm cơ sở để xếp hạng.

Không quân Hoa Kỳ đứng đầu danh sách với 242,9 điểm, vượt trội so với các lực lượng khác cũng sở hữu máy bay chiến đấu như Hải quân Hoa Kỳ, Lục quân Hoa Kỳ và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, cũng như các lực lượng không quân của các quốc gia khác.

Dưới đây là số lượng máy bay và điểm đánh giá của top 10:

(1) Không quân Hoa Kỳ (5.189 máy bay) – 242,9 điểm

(2) Hải quân Hoa Kỳ (2.626 máy bay) - 142,4 điểm

(3) Không quân Nga (3.652 máy bay) – 114,2 điểm

(4) Lục quân Hoa Kỳ (4.397 máy bay) - 112,6 điểm

(5) Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (1.211 máy bay) - 85,3 điểm

(6) Không quân Ấn Độ (1.645 máy bay) – 69,4 điểm

(7) Không quân Trung Quốc (2.084 máy bay) – 63,8 điểm

(8) Không quân Nhật Bản (779 máy bay) - 58,1 điểm

(9) Không quân Israel (581 máy bay ) - 58,0 điểm

(10) Không quân Pháp (501 máy bay) - 56,3 điểm

Theo trang tin tức hàng không Simple Flying, dựa trên nhiệm vụ và nhu cầu, các máy bay của Không quân Hoa Kỳ được phân bổ cho 10 Bộ tư lệnh cấp 1 sau đây:

gày 6/1/2020, nhiều máy bay chiến đấu F-35A đang tiến hành tập trận tại Căn cứ Không quân Hill ở Utah, Mỹ. (R. Nial Bradshaw/Không quân Hoa Kỳ)

Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian (Air Combat Command)

Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian có trụ sở chính tại Căn cứ chung Langley-Eustis, Virginia, có nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện và cung cấp trang thiết bị cho các binh sĩ Không quân để họ có thể chiến đấu trên nhiều lĩnh vực, kiểm soát trên không, không gian và không gian mạng.

Bộ có hơn 1.000 máy bay, bao gồm máy bay tấn công (A-10, AC-130), máy bay chiến đấu (F-15, F-16, F-22, F-35), máy bay chiến đấu điện tử (E-3, E - 8, EC-130, E-11A), máy bay tiếp nguyên liệu (KC-135, MC-130), máy bay vận tải (C-17, C-130J), máy bay trinh sát (MC-12, RC-135W), máy bay trực thăng (HH - 60) và máy bay không người lái (MQ-1, MQ-9, RQ-4, RQ-170).

Bộ Tư lệnh Tấn công Toàn cầu Không quân (Air Force Global Strike Command)

Bộ Tư lệnh Tấn công Toàn cầu Không quân có trụ sở chính tại Căn cứ Không quân Barksdale, Louisiana, có nhiệm vụ cung cấp vũ khí chiến lược (bao gồm vũ khí hạt nhân và các máy bay ném bom B-1, B-2, B-52 và các loại máy bay ném bom khác), chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động tấn công toàn cầu của Không quân Hoa Kỳ.

Bộ Tư lệnh Cơ động Không quân (Air Mobility Command)

Có trụ sở chính tại Căn cứ Không quân Scott, Illinois, sứ mệnh của Bộ Tư lệnh Cơ động Không quân là cung cấp các dịch vụ vận chuyển và tiếp nhiên liệu cũng như tiến hành hỗ trợ di chuyển hàng không toàn cầu của Không quân Hoa Kỳ.

Bộ Tư lệnh này có nhiều loại máy bay vận tải (C5, C17, C-130, C-130J, LC-130, WC-130), máy bay tiếp dầu (KC-46, KC-10, KC-135) và máy bay vận tải VIP (VC) - 25, C-20, C-32, C-37, C-21, C-40.

Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc chủng Không quân (Air Force Special Operations Command)

Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc chủng Không quân, có trụ sở chính tại Camp Hurlbert Field, Florida, chịu trách nhiệm hỗ trợ trên không cho các lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Căn cứ vào đặc thù của nhiệm vụ, Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt có một số máy bay chuyên dùng như máy bay pháo hạm AC-130, máy bay cánh quạt nghiêng CV-22 Osprey và máy bay không người lái MQ-9.

Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương (Pacific Air Force Command)

Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương có trụ sở tại Căn cứ chung Trân Châu Cảng-Hickam, Hawaii, có nhiệm vụ tổng hợp năng lực chiến đấu của không quân cho lực lượng viễn chinh, đồng thời chịu trách nhiệm chỉ huy lực lượng không quân ở Hawaii, Alaska và các đơn vị không quân đóng quân tại Hàn Quốc.

Bộ chỉ huy có nhiều loại máy bay chiến đấu (A-10, F-15, F-16, F-22), máy bay vận tải (C-12, C-17, C-40) và máy bay tiếp dầu (KC-135).

Lực lược Không quân Hoa Kỳ tại Âu - Phi US (Air Forces Europe/US Air Forces Africa)

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ tại Châu Âu và Châu Phi, có trụ sở chính tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, là một lực lượng viễn chinh bao gồm Bộ Tư lệnh Châu Âu của Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh Châu Phi của Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của lực lượng này là hỗ trợ các hoạt động không quân ở Châu Âu và Châu Phi.

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu và Châu Phi có nhiều loại máy bay chiến đấu (F-15 và F-16), máy bay vận tải (C-130J và C-40) và máy bay tiếp dầu (KC-135).

Bộ Tư lệnh Lực lượng Dự bị Không quân (Air Force Reserve Command)

Bộ Tư lệnh Lực lượng Dự bị Không quân, có trụ sở chính tại Căn cứ Không quân Robins, Georgia, được giao nhiệm vụ hỗ trợ các lực lượng tại ngũ trong các hoạt động chiến đấu và hỗ trợ cứu trợ thiên tai trong nước và quốc tế. Bộ Tư lệnh Dự bị duy trì nhiều loại máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay vận tải.

Bộ Tư lệnh Giáo dục và Huấn luyện Hàng không (Air Education and Training Command)

Bộ Tư lệnh Giáo dục và Huấn luyện Hàng không, có trụ sở chính tại Căn cứ Liên hợp San Antonio, Texas, có nhiệm vụ tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện các phi công mà quốc gia cần.

Bộ Tư lệnh bắt đầu với máy bay huấn luyện T-34 và T-6, sau đó chuyển sang T-38 hoặc T-1, tùy thuộc vào việc học viên sẽ tiếp tục huấn luyện trên máy bay chiến đấu/ném bom hay máy bay vận tải/chở dầu. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo phi công ban đầu, học viên sẽ được giao cho một loại máy bay cụ thể và bắt đầu học cách lái loại máy bay đó.

Bộ chỉ huy có nhiều loại máy bay (F-15, F-16, F-35, C-17, C-130J, CV-22, KC-135, KC-46) và trực thăng (H-60/H-1) để học sinh được đào tạo.

Bộ Tư lệnh Trang bị Không quân (Air Force Materiel Command)

Bộ Tư lệnh Trang bị Không quân có trụ sở chính tại Căn cứ Không quân Wright-Patterson, Ohio. Bộ Tư lệnh chịu trách nhiệm thiết kế, mua và thử nghiệm trang bị mới, nhưng không trực tiếp tham gia vào các nhiệm vụ chiến đấu.

Bộ Tư lệnh Trang bị Không quân cũng có máy bay để thử nghiệm và vận chuyển. Bộ Tư lệnh này có ít nhất một trong số các máy bay hiện có của Không quân Hoa Kỳ, trong đó máy bay chiến đấu F-16 có nhiều nhất, với tổng số 22 chiếc.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Thế giới Quân sự


BÀI CHỌN LỌC

Không quân Hoa Kỳ có bao nhiêu máy bay, sức chiến đấu mạnh cỡ nào?