Loại nước uống có thể gây ung thư thực quản

Giúp NTDVN sửa lỗi

Uống đủ nước là một phần quan trọng để duy trì sức khỏe tốt và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Nước còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và có ý nghĩa tích cực đối với các chức năng bình thường khác của con người. Nhưng nước uống cũng có thể gây bệnh, thậm chí là bệnh nặng nếu không dùng đúng cách.

Uống nước ấm tốt hơn nước lạnh?

Có quan điểm cho rằng uống quá nhiều nước lạnh có thể làm hỏng lá lách, gây đau dạ dày, khó tiêu và các vấn đề khác. Tất nhiên, từ góc độ y học cổ truyền, việc uống quá nhiều nước lạnh ngâm đá (hay nước đá lạnh) có thể gây tổn thương cho cơ thể. Đối với nước để nguội ở nhiệt độ phòng, bằng chứng khoa học cho ý kiến này là không đủ.

Trước hết, cơ thể khỏe mạnh có một bộ cơ chế điều chỉnh nhiệt độ hoàn chỉnh, bất kể bạn uống nước để nguội hay nước ấm, sau khi vào dạ dày thông qua đường tiêu hóa, nó sẽ về cùng nhiệt độ với cơ thể.

Ngoài ra, khoa học dựa trên bằng chứng hiện đại cũng xác nhận rằng miễn là nhiệt độ của nước uống nằm trong phạm vi chịu đựng của con người, thì nó ít ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều duy nhất cần lưu ý là những người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa hoặc chức năng hệ tiêu hóa kém nên tránh uống nước đá lạnh, vì khi đi qua hệ tiêu hóa, nó có thể gây căng mạch và co bóp niêm mạc, làm co thắt đường tiêu hóa.

Uống nước đun sôi để nguội và để qua đêm dễ gây ung thư?

Nhiều người cho rằng, nước đun sôi để nguội qua đêm hoặc đun nhiều lần có thể làm tăng hàm lượng nitrit trong nước, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.

Nhưng ngày nay, nguồn nước máy đã được xử lý bằng các biện pháp lọc, khử trùng… đun sôi sẽ không làm tăng đáng kể hàm lượng nitrit, cũng không đủ để gây bệnh ung thư.

Nguy cơ đối với sức khoẻ chỉ xảy ra trong trường hợp không bảo quản nước uống cẩn thận, ví dụ không đậy cốc, khiến vi trùng và vi khuẩn xâm nhập, gây ô nhiễm nguồn nước.

Vậy loại nước nào có thể gây ung thư?

Câu trả lời là: Nước nóng đun sôi, tức là nước có nhiệt độ trên 65 độ C.

Đầu năm 2016, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc WHO đã đề cập, đồ uống nóng (bao gồm cả nước) trên 65 độ C là chất gây ung thư 2A, tiêu thụ loại đồ uống này trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư thực quản.

Uống nước khoa học và lành mạnh cần tuân theo những nguyên tắc nào?

1. Chọn nước sạch, hợp vệ sinh

Trước khi uống nước phải đảm bảo nguồn nước phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, có thể lựa chọn phương pháp lọc hoặc đun sôi để cải thiện chất lượng.

2. Đừng chờ khát mới uống

Nhiều người chỉ uống nước khi khát, nhưng đây là thói quen cực xấu. Bởi khát nước là dấu hiệu cho thấy cơ thể mất cân bằng thuỷ dịch, vì vậy bạn nên chủ động uống nước thường xuyên.

3. Chia lượng nước thành từng ngụm nhỏ

Người trưởng thành nên uống 1,5 - 1,7L nước mỗi ngày, có người vì ngại phiền phức, liền uống một mạch, nhưng cách làm này có thể dẫn đến tình trạng “nhiễm nước”. Do đó, nước uống nên chia thành từng lượng nhỏ và uống nhiều lần trong ngày.

Theo Wang He - Aboluowang
Chấn Hưng biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Loại nước uống có thể gây ung thư thực quản