Vì sao vỏ quýt tươi không thích hợp để ngâm nước uống?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người nghĩ vỏ quýt tươi và vỏ quýt khô đều giống nhau, vì vậy họ thường ngâm vỏ quýt tươi trong nước để uống. Nhưng cách làm này có thể gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vậy sự khác biệt giữa hai loại vỏ này là gì?

Mặc dù vỏ quýt tươi có mùi thơm dễ chịu, nhưng nếu bạn ngâm nó trực tiếp vào nước thì có khả năng gây ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu.

Cũng có vẻ ngoài tương tự, nhưng vỏ quýt khô lại có nhiều công dụng như: giảm nôn và bồi bổ dạ dày, long đờm, giảm ho, lợi tiểu, khử ẩm… Tại sao lại có sự khác biệt này?

Vỏ quýt tươi có thể gây tiêu chảy

Có rất nhiều vi sinh vật còn sót lại trên bề mặt vỏ quýt tươi. Nếu bạn ngâm với nước để uống mà không qua xử lý, thì nó có thể gây nhiễm trùng đường ruột hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, vỏ quýt tươi có chứa một lượng lớn chất dầu dễ bay hơi, là nguyên nhân chính tạo nên mùi thơm của vỏ, nhưng nếu ngâm trong nước sẽ gây kích thích đường ruột.

Thuốc trừ sâu trên vỏ cam tươi thường vượt quá tiêu chuẩn

Quýt rất dễ bị sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng, sâu bệnh hại cây có múi quanh năm. Do đó, để phòng trừ sâu bệnh, người trồng cây ăn quả thường phun thuốc profenofos và các loại thuốc trừ sâu khác trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.

Ngay cả khi nông dân phun profenofos theo quy định, quýt trồng theo cách này dù vẫn bán được nhưng hàm lượng profenofos trên bề mặt vỏ thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, thậm chí hàm lượng này có thể gấp vài lần so với cùi.

Nếu dùng loại vỏ quýt này ngâm nước, trong thời gian ngắn bạn có thể nạp vào cơ thể một lượng lớn thuốc trừ sâu, gây ngộ độc cấp tính.

Còn nếu uống nước vỏ quýt tươi như vậy trong thời gian dài, thì nó sẽ gây ra hiện tượng tích tụ độc tố trong cơ thể, từ đó gây hại rất nhiều cho sức khỏe.

Hàm lượng kim loại nặng trên vỏ quýt tươi vượt quá tiêu chuẩn

Thường có một chất khác còn sót lại trên bề mặt của vỏ cam / quýt - sáp công nghiệp, một thứ được bôi lên bề mặt của quả để kéo dài thời gian bảo quản, và làm cho bề mặt của quả trông sáng và tươi, thu hút người tiêu dùng mua nó.

Loại sáp này sẽ không gây hại cho sức khỏe con người khi dùng với liều lượng hợp lý.

Nhưng để làm cho màu cam / quýt trông tươi và sáng hơn, các chất màu nhuộm kém hơn cũng có thể được thêm vào.

Các loại bột màu và sáp này chứa một lượng lớn tạp chất kim loại nặng như thủy ngân, chì… Chúng sẽ ngấm vào vỏ và cùi. Nếu dùng loại vỏ quýt bị tẩm sáp này để ngâm trong nước, thì nó sẽ gây ngộ độc kim loại nặng cho cơ thể.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu bạn hấp thụ quá nhiều chì thì nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và gây dị tật cho thai nhi.

Cách chọn vỏ quýt phù hợp để dùng

Vỏ quýt được chọn cần có yêu cầu cực kỳ cao về giống và thời gian sử dụng, thuốc trừ sâu phun trên bề mặt cũng sẽ ít hơn nhiều so với quýt dùng để ăn cùi.

Các vỏ quýt tươi cần được phơi khô, đậy kín và bảo quản, làm ẩm cho mềm, phơi khô lại, phơi nắng để làm vỏ quýt khô, thường phải bảo quản trên một năm mới dùng được.

Trong quá trình làm khô, thuốc trừ sâu trên bề mặt vỏ quýt bị phân hủy và bay hơi, dầu bay hơi chứa trong đó cũng sẽ bị phân hủy và loại bỏ; đồng thời hàm lượng flavonoid có tác dụng chữa bệnh tương đối tăng lên, làm cho giá trị dược liệu của vỏ quýt tăng lên theo từng năm.

Vỏ quýt khô được cất giữ trong nhiều năm có nhiều công dụng như giảm nôn mửa, bồi bổ dạ dày, long đờm, giảm ho, lợi tiểu, tiêu thũng… Đây đều là những công dụng mà rất khó có loại vỏ quýt tươi thông thường nào sánh được.

Vì vậy, nếu muốn dùng vỏ quýt ngâm nước hoặc đun thuốc bắc, bạn nên ra hiệu thuốc đông y để mua vỏ quýt khô, không nên tự ý dùng vỏ quýt tươi kẻo hại cơ thể.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao vỏ quýt tươi không thích hợp để ngâm nước uống?