Người Việt chi bình quân hơn 1,7 triệu đồng mỗi năm để mua thuốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2022, tiền thuốc bình quân người Việt chi tiêu khoảng 75 USD (tương đương hơn 1,7 triệu đồng), theo các chuyên gia đánh giá, con số này sẽ còn tăng trong tương lai.

Năm 2022, thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đạt hơn 20 tỷ USD, chiếm 6% GDP. Theo dự báo của các chuyên gia, con số này sẽ tăng đến 23,3 tỷ USD vào năm 2025 và 33,8 tỷ USD vào năm 2030.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, tại hội thảo "Tiếp cận mới trong phát triển ngành y dược" dự báo, đến năm 2030, tổng giá trị thị trường thuốc của Việt Nam sẽ lên đến trên 13 tỷ USD. Năm 2022, tiền thuốc bình quân đầu người đạt khoảng 75 USD tương đương hơn 1,7 triệu đồng.

Tại Việt Nam, thị trường dược phẩm tăng trưởng mạnh với tổng giá trị từ 3,4 tỷ USD năm 2015 lên đến gần 7 tỉ USD năm 2022. Sản xuất trong nước chiếm khoảng 45% tổng giá trị tiền thuốc điều trị.

Theo thống kê, đến nay, Việt Nam có 228 nhà máy sản xuất dược đạt GMP, trong đó có 7 nhà máy sản xuất vaccine, 6 nhà máy sản xuất đóng gói thứ cấp vaccine và 77 nhà máy và sản xuất dược liệu...

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, các doanh nghiệp mới sản xuất thuốc của Việt Nam chủ yếu đầu tư sản xuất thuốc thông thường, ít chú trọng nghiên cứu, sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc mới, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc phát minh.

Theo Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh cho biết, ngành y tế và sản xuất dược phẩm Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới, để huy động và khai thác những nguồn lực lớn cả trong và ngoài nước có hiệu quả, các doanh nghiệp cần chuyển dịch sang nghiên cứu, hiện đại hóa và phát triển bền vững.

Theo PGS.TS Trịnh Văn Lẩu, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam, đề xuất: "Cần nghiên cứu công nghệ sản xuất các dạng bào chế đặc biệt như dạng thuốc giải phóng có kiểm soát, thuốc tác dụng tại đích trong điều trị ung thư, thuốc tiêm đông khô….; đổi mới thể chế chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh còn bản quyền, vaccine, sinh phẩm y tế...

Để có hướng phát triển y dược trong tương lai, các doanh nghiệp y dược cần đầu tư trang thiết bị, đồng bộ, chuyển giao công nghệ hiện đại; tiếp cận công nghệ sản xuất dược của các nước tiên tiến và thay đổi, làm mới chiến lược kinh doanh để nắm bắt thị trường…

Lý Ngọc tổng hợp

Việt Nam Xã hội

Người Việt chi bình quân hơn 1,7 triệu đồng mỗi năm để mua thuốc