Thủ lĩnh phe đối lập với Putin qua đời, 'lãnh đạo một người' là tốt hay xấu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 16/2, người từng ra tranh cử vị trí tổng thống Nga là ông Alexei Navalny đã qua đời trong một nhà tù của Nga ở gần Vòng Bắc Cực. Ông Navalny sinh năm 1976, ông mất khi mới 48 tuổi.

Người quản lý nhà tù thông báo cho ngoại giới rằng, ông Navalny 'cảm thấy không khoẻ sau khi đi dạo và gần như bất tỉnh ngay lập tức', và những nỗ lực cấp cứu 'không mang lại kết quả khả quan'.

Vài giờ sau, ở Hội nghị An Munich, vợ của ông Navalny đã phát biểu rằng: Nếu đó là sự thật thì Putin và chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm với đất nước và với Navalny.

Phía Moscow thì phủ nhận, họ nói rằng: Chúng tôi không biết đây là chuyện gì.

Trước đây, ông Navalny bị tiêm thuốc độc thần kinh suýt mất mạng. Sau đó, ông được đưa sang Đức điều trị. Sau khi hồi phục, ông Navalny không ở lại Đức mà trở về Nga. Sau khi trở lại Nga vào năm 2021, ông Navalny bị bắt. Đến tháng 3/2022, ông Navalny bị kết án và bị giam ở nhà tù miền Trung nước Nga. Trong thời gần đây, ông Navalny bị đưa đến khu vực nhà tù gần Vòng Bắc Cực để 'thụ án' 19 năm tù.

Ông Navalny từng nói một câu rất nổi tiếng rằng: Nếu tôi bị sát hại, điều đó chỉ nói lên rằng chúng ta vô cùng mạnh mẽ, mạnh mẽ đến mức bọn họ sợ chúng ta.

Nhiều người cho rằng, 'lãnh đạo một người' thường mang nghĩa tiêu cực (độc tài), nhưng chẳng phải trước đây cũng có những quân vương làm quốc gia hưng thịnh hay sao. Vậy thì rốt cuộc 'lãnh đạo một người' là tốt hay xấu.

Trong chương trình 'Chính luận thiên hạ' đăng ngày 5/2, nhân câu hỏi của khán giả trong phần Q&A, nhà bình luận các vấn đề thời sự - Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chia sẻ về cách phân chia chế độ chính trị rất có tính tham khảo như sau.

Nhiều lúc chúng ta thường thảo luận rằng: Rốt cuộc chế độ xã hội nào là tốt nhất, hoàn mỹ nhất? Từ thời của triết gia Plato đã thảo luận qua rồi. Căn cứ theo số lượng người thống trị mà họ phân ra thành những hình thức thể chế chính trị khác nhau.

Trong cuốn 'Lý tưởng quốc' (理想國: Quốc gia lý tưởng), Plato phân chế độ chính trị thành 3 nhóm, 6 loại.

Nhóm thứ nhất do một người lãnh đạo. Nếu chế độ do một quốc vương tốt thống trị thì gọi là Chính trị Quân chủ. Nếu do một quốc vương xấu thống trị thì gọi là Chính trị Tiếm chủ (僭主政治: Chính trị Bạo chúa).

Nhóm thứ hai là do thiểu số người thống trị. Nếu chế độ do vài người hoặc một nhóm nhỏ có đạo đức thống trị thì đây gọi là Chính trị Quý tộc. Còn nền chính trị do một nhóm nhỏ người xấu thống trị thì gọi là Chính trị Quả đầu (寡頭政治: Chính trị Đầu sỏ).

Nhóm thứ ba là do đa số người thống trị. Nếu những người này có đạo đức tương đối tốt thì đây gọi là Chính trị Cộng hoà. Còn nếu những người này có đạo đức không được tốt lắm thì gọi là Chính trị Dân chủ.

Triết gia Plato đã phân chia chính trị thành 3 nhóm, 6 loại.

Khi Giáo sư Chương lên mạng thường thấy có người phản đối Chế độ Quân chủ. Những người đó cho rằng Quân chủ là độc tài, là bạo chính. Nhưng 'quân chủ' mà Plato giảng trên thực tế là 'triết nhân vương' (哲人王: triết gia làm quân vương) trong xã hội lý tưởng. 'Triết nhân vương' là một triết học gia (vốn có cái nhìn rõ ràng về vũ trụ), hơn nữa lại vô cùng thông minh và có đạo đức cao thượng. Một người vừa thông minh vừa có đạo đức (tiếng Anh gọi là Benevolent Dictator, quân chủ nhân từ) thì đương nhiên họ sẽ trị lý quốc gia tốt nhất. Theo Plato, đây là nền chính trị tốt nhất.

Quân chủ vừa có quyền uy chính trị, vừa có đạo đức và trí huệ, khi 3 điểm này đạt đến tối cao thì đây là trạng thái tốt nhất.

Nhưng chính trị tệ nhất cũng là do một người thống trị. Người này có đầu óc thông minh nhưng đạo đức lại vô cùng bại hoại, họ sẽ mang đến tai hại lớn nhất cho xã hội. Mao Trạch Đông là một ví dụ rất điển hình. Mao Trạch Đông cực kỳ thông minh nhưng đạo đức lại rất bại hoại, ông ta đã mang đến rất nhiều tai nạn cho đất nước Trung Quốc. Một cặp chế độ chính trị là Quân chủ và Tiếm chủ (Bạo chúa) thì một cái là tốt nhất, còn một cái là xấu nhất.

Cặp thứ hai là Chính trị Quý tộc và Chính trị Quả đầu (Chính trị Đầu sỏ). Trên thực tế, vào thời nhà Chu, giống như Văn Vũ Thành Khang (Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương, Thành Vương, Khang Vương), thi hành chế độ chính trị quý tộc. Đạo đức con người khi đó rất tốt, xã hội cũng rất phồn vinh.

Đối lập với Chính trị Quý tộc là Chính trị Quả đầu (Chính trị Đầu sỏ), vốn do một nhóm nhỏ người xấu quản lý quốc gia. Trên thực tế, vào thời đại Hồ Cẩm Đào có cái gọi là 'cửu long trị thuỷ', tức là 9 Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị quản lý một mảng, đây có nét giống với Chính trị Quả đầu.

Cặp thứ ba là Chế độ Cộng hoà với Chế độ Dân chủ. Trong Chế độ Cộng hoà, những người quản lý quốc gia có đạo đức tương đối tốt và 'đại đa số nói mới được tính'. Trên thực tế, chế độ của nước Mỹ không phải là Chế độ Dân chủ mà là Chế độ Cộng hoà.

Đối lập với Chế độ Cộng hoà là Chế độ Dân chủ, do một nhóm người thống trị, nhưng đạo đức của họ là một dấu chấm hỏi. Đối với loại chính trị này, chúng ta có thể gọi là Chủ nghĩa Dân tuý (mọi người cùng nhau quản lý, nhưng đạo đức của họ không tốt lắm).

Nếu xếp theo thứ tự các chế độ chính trị này thì tốt nhất là Chính trị Quân chủ, sau đó là Chính trị Quý tộc, Chính trị Cộng hoà, Chính trị Dân chủ, Chính trị Quả đầu (Đầu sỏ) và Chính trị Tiếm chủ (Bạo chúa). Những người như Stalin, Lenin, Mao Trạch Đông... thuộc về Chế độ Tiếm chủ.

Trên thực tế đến vị trí thứ tư là Chính trị Dân chủ thì nền chính trị đã bắt đầu bại hoại.

Chúng ta biết rằng, Socrates đã bị Chế độ Dân chủ sát hại. Đây là thời kỳ của nền Chính trị Dân chủ thời Hy Lạp cổ đại. Chúa Giê-su cũng từng bị sát hại bởi Chế độ Dân chủ. Thời đó (thời Đế quốc La Mã), mọi người bỏ phiếu để đưa Chúa Giê-su lên thập tự giá.

Giáo sư Chương kể câu chuyện trên là để muốn nói rõ một vấn đề, đó là bất cứ chế độ chính trị nào, tốt hay không tốt, trên thực tế là có liên quan đến đạo đức con người. Không phải nói rằng lãnh đạo một người nhất định là xấu, nó có thể rất xấu, nhưng cũng có thể rất tốt. Điều này được quyết định bởi đạo đức con người.

Giữa Quý tộc và Quả đầu (Đầu sỏ), giữa Cộng hoà và Dân chủ cũng được quyết định bởi đạo đức. Nếu con người không có đạo đức thì dù là chế độ nào cũng rất xấu.

Trên thực tế, các nước Mỹ La-tinh thi hành chế độ Dân chủ, thậm chí khi Mỹ chiếm lĩnh Afghanistan cũng đem Chế độ Dân chủ đến Afghanistan. Nhưng nếu đạo đức con người không tốt nữa, họ không tiếp thu những giá trị đạo đức của Chính Thần thì chế độ đó không có ý nghĩa.

Bởi vì nếu thật sự tín Thần thì người ta sẽ biết con người là do Thần tạo. Cho nên giữa người với người là giống như anh chị em trong một nhà, mọi người sẽ yêu quý bảo vệ nhau. Do đó, ái Thần chính là ái nhân (yêu Thần chính là yêu người). Vậy thì phản Thần chính là ghét người. Những tôn giáo hay nhóm đoàn thể nào phản Thần hoặc là vô Thần thì luôn thù hận con người, họ sẽ phá hoại đạo đức con người để con người đoạn tuyệt với những giá trị đạo đức của Thần.

Nếu không tiếp thụ những quan niệm đạo đức do Thần kiến lập thì lúc này nền chính trị sẽ đi về hướng suy bại. Do đó đạo đức con người là vô cùng quan trọng, còn chính trị (ngược lại) chỉ là thứ yếu. Nếu con người không có đạo đức thì bất cứ chế độ chính trị nào cũng đều không được nữa. Đây là lý do vì sao Quốc phụ của nước Mỹ là John Adams từng nói rằng: Hiến pháp của chúng ta được thiết kế cho người có tín ngưỡng và đạo đức, nếu không, hiến pháp sẽ biến thành một tờ giấy không có chữ.

Vậy thì con người làm thế nào để giữ vững đạo đức? Chính là người ta phải có tín ngưỡng đối với Thần, bởi vì đạo đức là do Thần quy định. Một sự việc đúng hay sai không phải là do con người nghĩ nó đúng hay sai, mà là phải dựa vào quy định về thị phi thiện ác của Thần.

Thuần Phong biên dịch

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Thủ lĩnh phe đối lập với Putin qua đời, 'lãnh đạo một người' là tốt hay xấu?