Tránh xa đột quỵ, ăn đúng thực phẩm là chưa đủ! Bác sĩ tiết lộ bí quyết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người hiện đại đã đối mặt với tình trạng hội chứng chuyển hóa (đường huyết cao, tăng mỡ máu, huyết áp cao) trong một thời gian dài và độ tuổi bị đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa.

Trước đây, các bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi thường tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ tương đối dễ phát hiện, nhưng những năm gần đây, các bác sĩ dường như khó đưa ra kết luận hơn.

Suy cho cùng, đó là sự mất cân bằng sinh lý như rối loạn ăn uống, rối loạn thời gian làm việc và nghỉ ngơi, áp lực cuộc sống cộng với lười vận động. Tình trạng này sẽ sớm dẫn đến nhiều bệnh tật.

Nếu bạn cho rằng việc giữ gìn sức khỏe của y học cổ truyền Trung Hoa chỉ nhấn mạnh vào ăn uống đúng cách để không bị bệnh thì đó là một sai lầm lớn.

"Chế độ ăn uống điều độ" là quan điểm của y học cổ truyền để bảo vệ sức khỏe, tương tự như "quản lý sức khỏe sinh hoạt và chế độ ăn uống" hiện nay. Nó có thể ngăn ngừa sự hình thành hội chứng chuyển hóa và giảm khả năng dẫn đến đột quỵ.

Ăn uống điều độ để tránh đột quỵ

Ăn uống điều độ là chế độ ăn phù hợp với lượng thức ăn, tính chất vật lý của nguyên liệu, thời vụ và nguồn thu nhận. Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng con người không nên tiêu thụ thức ăn trái mùa.

Điều này là do môi trường sinh sống có liên quan mật thiết đến sự phân bố khí hậu và môi trường địa lý. Đồng thời sự khác biệt về khí quyển, trọng lực và từ trường của trái đất cũng ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong khu vực.

Mỗi khu vực sẽ có một kiểu khí hậu riêng biệt. Do đó, các nguyên liệu nông nghiệp và chăn nuôi cũng sẽ phù hợp tương ứng ở mỗi địa phương và cung cấp cho người dân nơi đó sự ổn định bền vững.

Tuy nhiên, trong thời đại thương mại toàn cầu hóa và sự lưu chuyển thông tin nhanh chóng, nguồn lương thực cho con người từ lâu đã vượt qua những giới hạn về thời gian và không gian.

Nhờ sự tiến bộ về công nghệ giao thông vận tải, công nông nghiệp, con người dễ dàng trao đổi các loại nguyên liệu và thực phẩm ở bán cầu bắc và nam, đông và tây.

Giờ đây dù là nguyên liệu ở vùng nhiệt đới hay ôn đới, các sản phẩm nông nghiệp đã không còn bị hạn chế bởi sự tương phản theo mùa, những thực phẩm "trái mùa" này rất dễ kiếm ở bất kỳ nơi nào.

Có thể bạn sẽ thắc mắc, chẳng phải sự phát triển về công nghệ hay vận chuyển chỉ để giải quyết vấn đề thiếu nguồn lương thực ở một số khu vực hay sao? Đây là câu hỏi đúng.

Khi con người khai thác quá mức tài nguyên của trái đất, thứ cuối cùng để cạnh tranh sẽ là thức ăn.

Nếu bạn đã hiểu ý nghĩa tích cực của ăn uống điều độ, thì một ý nghĩa quan trọng khác của nó là từ nay về sau, đừng luôn nhấn mạnh vào thói quen “ăn bao nhiêu tùy thích”, vì lợi ích của hệ thống tiêu hóa và chức năng dạ dày của chính bạn, cũng vì trân trọng tài nguyên trái đất.

Hãy suy nghĩ kỹ xem con người có cần ăn một ngày ba bữa không?

Trên thực tế, theo nguyên tắc “ăn điều độ”, trẻ sơ sinh cần được cho ăn 5 đến 6 lần một ngày, người lớn cần ăn 2 đến 4 bữa mỗi ngày, người nằm liệt giường cần 5 đến 6 bữa mỗi ngày.

Cơ thể sẽ phản ứng tùy theo lứa tuổi và điều kiện sinh lý khác nhau, và điều chỉnh lượng thức ăn theo yêu cầu của cơ thể.

Mấu chốt nằm ở việc hấp thụ tổng lượng calo, kế đến là sự cân bằng của các chất dinh dưỡng khác nhau như khoáng chất, vitamin, protein, chất béo, đường và chất điện giải.

Cái gọi là ăn uống lành mạnh không phải là bạn ăn bao nhiêu thực phẩm lành mạnh hay chất bổ sung, mà là bạn nên nạp bao nhiêu calo dựa trên mức tiêu thụ khi làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày.

Đối với vận động viên, nhu cầu calo chắc chắn lớn hơn người bình thường. Ba bữa ăn cộng với bữa ăn nhẹ lúc nửa đêm và thỉnh thoảng ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính, vận động viên có béo không? Không.

Nhưng còn sau khi vận động viên giải nghệ thì sao? Họ nhất định sẽ béo, và tăng cân nhanh chóng.

Bởi vì sau khi giải nghệ, mức tiêu thụ trong công việc và nghỉ ngơi hàng ngày của người đó thấp hơn nhiều so với trước đây, nhưng quán tính của hệ thống tiêu hóa vẫn chưa thay đổi, và lượng calo hấp thụ vẫn chưa giảm.

Bạn hãy thử nghĩ xem, làm thế nào họ có thể không tăng cân? Do đó, “ăn gì” và “ăn bao nhiêu” là trọng tâm của việc ăn uống điều độ.

Ngoài ra, chúng ta thường không chịu nổi cơn đói do ăn không đủ, nhưng mức độ phụ thuộc tâm lý thường vượt xa nhu cầu thể chất.

Không tính toán được lượng calo tiêu thụ và lượng thức ăn của mình có hợp lý hay không, thất bại trong việc duy trì sự cân bằng trao đổi chất ổn định trong cơ thể. Ngược lại, đây là “tìm dữ tránh lành”, tự đặt mình vào nguy cơ mắc bệnh.

◆ 10 chế độ ăn uống không lành mạnh:

  • Chất béo trans (chất béo không bão hòa, acid béo xấu, tồn tại trong bánh cookies, khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán…; thậm chí ngay cả thịt hay bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng cũng có nó)
  • Chế độ ăn nhiều chất béo
  • Uống quá nhiều rượu
  • Lượng đường dư thừa
  • Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh
  • Thực phẩm ít (không) chất xơ
  • Ăn uống kiêng khem quá mức (thiếu dinh dưỡng)
  • Ăn quá nhiều muối
  • Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn
  • Ăn quá nhiều thức ăn để qua đêm

Theo quan điểm của y học cổ truyền, "chế độ ăn uống có điều độ" là chính sách thực hiện dựa trên "ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung" như đã nêu trong "Hoàng đế Nội Kinh”.

Ngũ cốc rất giàu carbohydrate và cellulose, là nguồn năng lượng nhiệt chính cho cơ thể. Protein động vật có thể được sử dụng như một chất bổ sung cần thiết cho dinh dưỡng của con người.

Ngũ rau ngũ quả có nghĩa là rau củ quả có thể bồi bổ tạng phủ, vì rau củ quả chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Trong việc lựa chọn các thành phần, bạn nên cố gắng sử dụng thực phẩm được sản xuất tại địa phương để làm thực phẩm chính.

Theo quan điểm của y học cổ truyền, thực phẩm động thực vật sinh trưởng trong cùng điều kiện môi trường và khí hậu với con người, thì tính chất vật lý của chúng cũng tương tự nhau, vì vậy cơ thể sẽ tự nhiên dễ dàng thích ứng hơn.

Ngoài ra, thực phẩm chế biến thô tốt hơn thực phẩm chế biến tinh. Nếu ăn quá nhiều thức ăn tinh trong thời gian dài, thể chất không được cải thiện mà còn sa sút, bệnh tật thường xuyên xảy ra.

Đối với thực phẩm thô, bạn hãy ăn tất cả những thành phần có thể ăn được trong một thứ, càng nhiều càng tốt. Ví dụ, bột mì nguyên chất có nghĩa là ăn được mọi thứ, nó thật sự bổ dưỡng và toàn diện.

Ngoài thành phần nguyên liệu, cũng cần phải “hòa hợp với mùi vị để bổ sung năng lượng cho cơ thể”, nghĩa là chú ý đến sự kết hợp của gia vị trong thức ăn. Năm vị chua, đắng, ngọt, cay, mặn đều có những tác dụng riêng.

Bất luận là loại gia vị nào, ăn nhiều sẽ làm mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Vì vậy, bạn hãy ăn điều độ mỗi ngày, phải có sự kết hợp hợp lý của ngũ vị.

Lượng thức ăn cũng phải được hạn chế, đồng thời cần chú ý nhiều hơn đến hàm lượng dinh dưỡng và sự phân bổ calo, để cơ thể duy trì sinh lý tiêu hóa tương đối ổn định.

Cuối cùng, thời gian ăn nên càng đều đặn càng tốt.

Bất kể khoảng cách giữa các bữa ăn hay thời gian bạn ăn là bao lâu, nếu thỉnh thoảng có những trường hợp khẩn cấp cần tăng hoặc giảm số lượng bữa ăn, cần phải đánh giá cẩn thận lượng thức ăn quá nhiều hay quá ít, từ đó điều chỉnh sự cân bằng giữa các bữa ăn.

Đồng thời, bạn cũng cần điều chỉnh lại thời gian giữa các bữa ăn, nhưng tốt nhất không nên thay đổi thói quen và nhịp điệu ăn uống quá thường xuyên.

◆ Tóm lại, "ăn uống điều độ" gồm các yếu tố sau:

  • Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung.
  • Cố gắng sử dụng thực phẩm địa phương được sản xuất tại khu vực sinh sống làm lương thực chính.
  • Thực phẩm chế biến thô tốt hơn thực phẩm chế biến tinh, tốt nhất nên ăn hết nếu có thể.
  • Kết hợp hợp lý các vị chua, đắng, ngọt, cay, mặn để lấy tinh khí nuôi dưỡng cơ thể.
  • Lượng thức ăn nên được kiểm soát và thời gian ăn càng đều đặn càng tốt.

Bảo Vy (biên dịch)
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Tránh xa đột quỵ, ăn đúng thực phẩm là chưa đủ! Bác sĩ tiết lộ bí quyết