Người già trên 60 tuổi nên đi bộ mỗi ngày bao nhiêu bước là tốt?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định đi bộ là cách tập thể dục tốt nhất, tiết kiệm và tiện lợi nhất. Đi bộ thường xuyên có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người trung niên và cao tuổi.

Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ

1. Sức khỏe tim mạch

Cơ thể sẽ lão hóa theo tuổi tác, không chỉ là sự xuất hiện của nếp nhăn và tóc bạc, mà còn là sự lão hóa của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim mạch, đi bộ vừa khớp có tác dụng tăng cường tim mạch.

Không giống các bài tập khác, tim không cần nguồn cung cấp máu cao trong khi đi bộ, nhưng nó có thể thúc đẩy lưu lượng máu đi khắp cơ thể tốt hơn, để cơ tim duy trì nguồn cung máu bình thường, và nó cũng góp phần cải thiện hoạt động bơm máu của tim.

2. Bảo vệ khớp

Người trung niên và người cao tuổi thường bị loãng xương hoặc các bệnh về khớp ở các mức độ khác nhau nên không thích hợp vận động mạnh.

Đặc biệt đối với người bị béo phì, việc vận động gắng sức, cường độ cao sẽ càng tạo áp lực lên các khớp.

Đi bộ chỉ là một bài tập aerobic nhẹ nhàng, không chỉ giúp tiêu hao chất béo mà còn giảm áp lực cho khớp;

3. Tăng cường trí não

Các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định rằng tập thể dục đi bộ trong thời gian dài có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer, thường được gọi là chứng mất trí nhớ do tuổi già.

Vì lượng máu cung cấp cho não tương đối đầy đủ trong quá trình đi bộ nên có thể tăng cường hoạt động của não, thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào não, đồng thời cải thiện trí nhớ và khả năng chú ý của chính bạn!

4. Kiểm soát huyết áp, đường huyết và mỡ máu

Ba chứng này thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Để kiểm soát tình trạng, bệnh nhân không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn có thể kết hợp vận động hợp lý.

Thông qua thể dục không những có thể tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể mà còn giúp ổn định lượng đường huyết và mỡ trong máu, đồng thời vận động còn có thể làm giãn nở mạch máu, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, cũng có ích cho việc ổn định huyết áp.

5. Phòng chống loãng xương

Loãng xương là vấn đề thường gặp nhất ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, thông qua tập thể dục vừa phải, bạn có thể trì hoãn quá trình mất xương và bảo vệ xương.

Theo khảo sát, đi bộ thường xuyên không chỉ làm tăng mật độ xương mà còn rèn luyện các khớp và dây chằng, đồng thời làm chậm quá trình xuất hiện của bệnh loãng xương ở người già!

Mặc dù đi bộ có nhiều lợi ích sức khoẻ, nhưng đi bộ quá nhiều cũng có hại cho cơ thể.

Đi bộ dường như là một hoạt động mà mọi người thực hiện hàng ngày, nhưng việc theo đuổi số bước không nên trở thành mục tiêu chính, mà là sự kết hợp giữa thời gian đi bộ hàng ngày là mức độ tập thể dục.

Nếu bạn đi bộ quá nhiều trong thời gian dài và đi bộ hàng chục nghìn bước mỗi ngày, tuy giúp giảm cân nhưng rất dễ làm tổn thương khớp, đặc biệt là khớp gối bị hao mòn rõ rệt, có thể gây viêm màng hoạt dịch và nhiều vấn đề khác.

Hơn nữa, nếu bạn đi quá nhiều bước và nhấn mạnh vào cường độ tập luyện, trong quá trình này sẽ kích thích hormone adrenaline và cortisol, huyết áp sẽ trở nên cực kỳ không ổn định, gây phản tác dụng.

Vậy mỗi ngày đi bộ bao nhiêu bước để vừa không làm tổn thương cơ thể, vừa có tác dụng tốt cho sức khoẻ?

Thực tế, không có yêu cầu cứng nhắc về số bước. Thông thường, mỗi ngày đi bộ khoảng 6000 bước là trạng thái tốt nhất, tương đương khoảng 3 - 4km.

Tuy nhiên, 6000 bước này không phải là số bước đi trong ngày mà là đi với tốc độ đều trong một lần, nếu quy đổi ra thời gian thì khoảng 30 - 40 phút!

Cuối cùng, với những người trung niên và cao tuổi mắc các bệnh về khớp chi dưới hoặc mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng hơn thì nên rút ngắn thời gian tập luyện và giảm cường độ tập luyện một cách hợp lý. Nếu ngay từ đầu bắt đầu hoạt động mạnh sẽ rất bất lợi cho việc kiểm soát bệnh, biện pháp đúng là tiến hành từng bước.

Theo Wang He - Aboluowang
Nhật Duy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Người già trên 60 tuổi nên đi bộ mỗi ngày bao nhiêu bước là tốt?