Phát hiện tia laser vũ trụ ma quái: Bắn xuyên không gian, cách Trái Đất 5 tỷ năm ánh sáng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kính thiên văn vô tuyến MeerKAT ở Nam Phi đã bắt được một tia laser vũ trụ ma quái, sáng hơn ít nhất 1.000 lần Mặt trời, đã di chuyển tận 5 tỷ năm ánh sáng để đến được thế giới chúng ta.

Các nhà thiên văn học công bố đã quan sát thấy ánh sáng ở xa nhất, ánh sáng cách xa Trái đất 5 tỷ năm ánh sáng, hay 58 nghìn tỷ tỷ km.

Các phát hiện được chấp nhận đăng trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters cho thấy sự phát xạ đến từ khí nén, cụ thể là các phân tử hydroxyl, được tạo thành từ một nguyên tử hydro và một oxy. Những thứ này, khi bị kích thích bởi một số quá trình năng lượng, phát ra ánh sáng ở một bước sóng rất cụ thể, tạo ra một tín hiệu giống như tia laser.

Hydroxyl megamasers được tìm thấy trong các thiên hà giàu khí sáng trong tia hồng ngoại. Chúng là dấu hiệu của sự hợp nhất thiên hà, vì vậy việc nghiên cứu những megamasers này mở ra một phương pháp mới để nghiên cứu sự tiến hóa của thiên hà.

Tác giả chính, Tiến sĩ Marcin Glowacki, từ Đại học Curtin, cho biết: “Khi các thiên hà va chạm, chất khí phóng ra cực kỳ đậm đặc và có thể kích hoạt các chùm ánh sáng tập trung bắn ra ngoài. Đây là megamaser hydroxyl đầu tiên thuộc loại này được quan sát thấy và là vật thể xa nhất mà kính viễn vọng có thể nhìn thấy từ trước tới nay”.

Thiên hà đã được đặt biệt danh là "Nkalakatha" [phát âm là ng-kuh-la-kuh-tah] có nghĩa là "ông chủ lớn" trong ngôn ngữ isiZulu. Nó có độ sáng tích hợp hơn 6.000 lần so với Mặt trời của chúng ta.

Khám phá được quan sát bởi kính thiên văn MeerKAT ở Nam Phi. Điều thú vị là khám phá đến từ đêm đầu tiên quan sát trong chương trình dự kiến ​​nghiên cứu bầu trời đêm trong 3.424 giờ.

“Thật ấn tượng khi chỉ với một đêm quan sát, chúng tôi đã tìm thấy một megamaser kỷ lục. Nó cho thấy kính thiên văn thực sự rất tốt”. Tiến sĩ Glowacki, đã từng làm việc tại Đại học Western Cape ở Nam Phi, nói thêm.

Dự án LADUMA nhằm mục đích nghiên cứu rất sâu về một vùng nhỏ của bầu trời, đặc biệt tập trung vào sự phát thải hydro và hydroxyl từ các thiên hà rất xa. Mục đích là để tìm hiểu thêm về các thiên hà qua các thời đại của vũ trụ, và với tia laser megamaser này, quả là một ứng cử viên thú vị để làm điều đó.

Tiến sĩ Glowacki cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát tia laser megamaser này theo kế hoạch và hy vọng sẽ có nhiều khám phá hơn nữa”.

MeerKAT là một trong hai kính thiên văn vô tuyến, sẽ được xây dựng trên khắp Australia và Nam Phi để trở thành kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới. Hai ăng-ten vô tuyến càng xa nhau thì quan sát càng chính xác nhờ một điều kỳ lạ của vật lý. Vì vậy việc đặt nhiều ăng-ten ở các quốc gia khác nhau cách xa nhau sẽ tạo ra một công cụ đáng kinh ngạc.

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện tia laser vũ trụ ma quái: Bắn xuyên không gian, cách Trái Đất 5 tỷ năm ánh sáng