Thực phẩm có khả năng chống lại ung thư mạnh nhất là gì? Câu trả lời khiến mọi người bất ngờ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khoai lang được Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản lựa chọn là loại rau củ chống ung thư đứng thứ nhất. Nghiên cứu cho thấy, khoai lang nấu chín có tác dụng ức chế ung thư, đạt hiệu quả lên tới 98,7%. Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang rất phong phú, được các chuyên gia gọi là thực phẩm dinh dưỡng cân bằng nhất cho sức khỏe, là thực phẩm tốt có thể giúp con người "gia tăng tuổi thọ, ít bệnh tật hơn".

Mùa đông lạnh giá mà được ăn một miếng khoai lang nướng nóng hổi quả là điều hạnh phúc, nhưng chúng ta không nên ăn khoai lang nướng còn vỏ, nếu ăn nhiều thì sẽ khiến đường tiêu hóa khó chịu. Có một số người không dám ăn khoai lang vì sợ nóng ruột, dị ứng với axit pantothenic hoặc khó tiêu. Trên thực tế, nếu chúng ta biết ăn đúng cách thì có thể giải quyết được những vấn đề này, đừng vì điều đó mà bỏ lỡ thực phẩm tốt cho sức khỏe như vậy.

Khoai lang là thực phẩm trường thọ

Khoai lang hay còn gọi là địa qua, bạch thự, cam thự, phiền thự, hồng điều... là loại thực phẩm thu hoạch quanh năm thuộc họ Convolvulaceae (loài thực vật thân thảo). Khoai lang đứng ở vị trí quán quân trong ‘Top 10 loại rau củ tốt nhất do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bình chọn.

Thông qua một cuộc khảo sát về chế độ ăn uống của 260.000 người, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã phát hiện rằng, tỷ lệ ức chế ung thư của khoai lang nấu chín cao đạt đến 98,7% và khoai lang sống là 94,4%; đứng đầu trong 20 loại rau của chống ung thư.

Khoai lang chứa nhiều hàm lượng protein, tinh bột, pectin, axit amin, chất xơ, carotene, vitamin A, B, C, E và hơn 10 nguyên tố vi lượng như canxi, kali và sắt, có thể bảo vệ toàn vẹn kết cấu các tế bào biểu mô của thân thể người, ngăn chặn quá trình gây ung thư.

Theo các tài liệu cổ "Bản thảo cương mục" và "Bản thảo thương mục thập di" có ghi chép lại rằng: “Khoai lang có tác dụng "bổ hư, lợi khí, bổ tỳ ích vị, bổ thận âm, giúp kéo dài tuổi thọ và giảm bớt bệnh tật". Sách "Trung Hoa bản thảo" hiện đại cũng ghi chép lại rằng: "Khoai lang có vị ngọt, tính bình, thông kinh tỳ và thận, chủ yếu dùng để chữa suy kiệt lá lách, phù nề, lở loét, khô ruột và chứng táo bón”.

Hàm lượng chất béo trong 100 gam khoai lang tươi chỉ là 0,2 gam, chứa 99 calo nhiệt năng, bằng khoảng 1/3 so với cơm. Khoai lang chứa nhiều chất xơ, có thể kích thích đường ruột, tăng cường nhu động ruột, nhuận tràng, giải độc, nhất là đối với người già táo bón.

Khoai lang chứa nhiều chất xơ, có thể kích thích đường ruột, tăng cường nhu động ruột, nhuận tràng, giải độc. (Pexels)

Làm thế nào để ăn khoai lang đúng cách?

Tỷ lệ ức chế ung thư của khoai lang nấu chín đạt tới 98,7% và khoai lang sống là 94,4%. Đứng đầu trong 20 loại rau củ chống ung thư.

Ăn khoai lang trộn với gạo và bột mì trắng có thể nâng cao giá trị dinh dưỡng của bữa chính, từ đó kéo dài tuổi thọ. Nguyên nhân là do chất đạm trong khoai lang có tác dụng bổ sung chất đạm trong gạo, có thể bổ sung sự thiếu hụt vitamin C trong bột mì, bổ sung canxi và carotene trong gạo.

Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là vào buổi trưa, bởi vì canxi có trong khoai lang cần sau 4-5 giờ mới có thể hấp thụ được. Sau khi ăn khoai lang vào buổi trưa, ánh nắng buổi chiều sẽ thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, vì vậy nó sẽ không ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác vào bữa tối.

Các chuyên gia cho rằng, tốt nhất chúng ta không nên ăn khoai lang nướng cả vỏ, vì vỏ khoai lang chứa nhiều alkaloid, ăn nhiều có thể gây khó chịu đường tiêu hóa.

Khoai lang còn chứa một chất gọi là “men khí hóa”, chất này có thể tạo ra một lượng lớn axit dịch vị trong dạ dày và ruột của con người, gây ra chứng ợ nóng, buồn nôn và ợ ra chất axit sau khi ăn. Do đó, khoai lang không thích hợp để ăn sống, cần phải nấu chín ở nhiệt độ cao để tiêu diệt các “men khí hóa”, để sau khi ăn sẽ không có cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, bản thân khoai lang chứa hàm lượng carbohydrate cao, có độ ngọt nhất định, cũng sẽ làm tăng khả năng trào ngược axit và ợ chua. Bởi vậy, tốt nhất chúng ta không nên ăn khoai lang khi bụng đói, lượng ăn không nên vượt quá 3 lạng khoai lang một ngày.

Khoai lang là một loại thực phẩm có tính kiềm, có lợi cho sự cân bằng axit-bazơ của cơ thể con người. Nhưng khi mua khoai lang cần chú ý, vỏ khoai lang bị nhiễm vi khuẩn đốm đen sẽ có màu nâu sẫm hoặc có đốm đen, độc tính của vi khuẩn đốm đen có thể làm cho khoai lang bị cứng và đắng, luộc hoặc nướng cũng không thể hết được. Do vậy, chúng ta cũng cần chú ý khi lựa chọn mua khoai lang.

Thời Phương - Aboluowang
Gia Hân biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Thực phẩm có khả năng chống lại ung thư mạnh nhất là gì? Câu trả lời khiến mọi người bất ngờ