Bị kết án phi lý, doanh nhân Đài Loan kể về những gì mắt thấy tai nghe ở Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Doanh nhân Đài Loan Lee Meng-chu đã tận mắt chứng kiến chính quyền Trung Quốc đàn áp người dân tại một nhà tù ở Trung Quốc.

Ông Lee Meng-chu bị giới chức Trung Quốc bắt giữ trong chuyến công tác tới Trung Quốc vào năm 2019. Ông bị giam 22 tháng với tội danh hoạt động gián điệp, đồng thời chịu “hình phạt bổ sung” là “tước quyền chính trị”, cụ thể là ông không được bầu cử hay ứng cử và bị cấm rời khỏi Trung Quốc trong 2 năm tiếp đó.

Trong 2 năm mắc kẹt, ông Lee đã đến thăm hơn 100 thành phố và đã tìm hiểu về những tội ác xảy ra trong các nhà tù Trung Quốc.

Ông trở về Đài Loan vào tháng 9 năm nay. Trong cuộc phỏng vấn vào ngày 26/10/2023 với ấn bản tiếng Trung của The Epoch Times, ông nói: “Tôi lên án mạnh mẽ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc vi phạm quyền tự do tôn giáo”.

Bắt giữ

Tháng 8/2019, ông Lee đến Hong Kong giữa lúc các cuộc biểu tình “chống dẫn độ” nổ ra ở quy mô lớn, cảnh sát thường xuyên đụng độ với người biểu tình, hàng chục nghìn người dân đã bị bắt.

Trước đó, vào tháng 2/2019, chính quyền Hong Kong đề xuất “Dự luật Sửa đổi về Quy định đối với Tội phạm Bỏ trốn”, cho phép dẫn độ nghi phạm hình sự Hong Kong về đại lục để xét xử. Các nhà phê bình lập luận rằng, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc coi thường pháp quyền, dự luật sẽ trao cho Bắc Kinh quyền dẫn độ những người Hong Kong dám lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tò mò về phong trào “chống dẫn độ”, ông Lee đã đi theo dòng người biểu tình trên đường phố Hong Kong. Tại đây, ông được trao cho một số tờ rơi với nội dung ủng hộ các cuộc biểu tình.

Ngày hôm sau, ông bay đến Thâm Quyến, nghỉ qua đêm và ăn sáng tại khách sạn.

Khi đó, hàng trăm cảnh sát vũ trang và xe bọc thép đang tập trung tại một sân vận động ở Thâm Quyến. Nhiều người lo lắng rằng Bắc Kinh sẽ cử lực lượng này đến dập tắt các cuộc biểu tình ở Hong Kong.

đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng, Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam không, lao động nô lệ hệ thống nhà tù Trung Quốc
Toàn cảnh xe tải và xe bọc thép của quân đội Trung Quốc, tại sân vận động Vịnh Thâm Quyến (Shenzhen Bay), ở Thâm Quyến, giáp với Hong Kong, ngày 16/8/2019. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Ông Lee nhìn thấy các hoạt động của cảnh sát từ cửa sổ phòng khách sạn nên đã đi bộ đến sân vận động và chụp vài bức ảnh. Ông cho biết không có biển cảnh báo nào và ông cũng không vượt qua hàng rào của cảnh sát; nhiều người khác cũng chụp hình tại đó.

Khi ông rời Thâm Quyến, 10 chiếc máy quay video mà ông muốn vận chuyển về Đài Loan để phục vụ công việc đã thu hút sự chú ý của nhân viên an ninh tại sân bay. Họ chặn ông lại, lục soát hành lý và xem điện thoại của ông; từ đó, họ tìm thấy các tờ rơi mà ông nhận được ở Hong Kong cũng như những tấm ảnh chụp lực lượng cảnh sát Trung Quốc tại sân vận động Thâm Quyến.

đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng, Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam không, lao động nô lệ hệ thống nhà tù Trung Quốc
Quân đội và xe bọc thép của Trung Quốc đã tập trung số lượng lớn tại sân vận động Vịnh Thâm Quyến (Shenzhen Bay), ở Thâm Quyến, giáp với Hong Kong, ngày 16/8/2019, khi các cuộc biểu tình “chống dẫn độ” nổ ra ở quy mô lớn tại Hong Kong. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Các nhân viên an ninh quốc gia Trung Quốc sau đó đã đưa ông Lee đến một khách sạn. Trong 72 ngày, ông không được phép rời khỏi phòng và bị 3 người theo dõi mỗi ngày. Ông không được xem TV, đọc báo, kéo rèm nhìn ra ngoài hay thậm chí nói chuyện.

Theo tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders, Bắc Kinh đã áp dụng hình thức giam giữ không chính thức này đối với hàng chục nghìn người kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012.

Tháng 10/2020, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin, cơ quan an ninh quốc gia Trung Quốc đã phát hiện ông Lee là gián điệp, đánh cắp bí mật quốc gia, từng tham gia “hàng trăm vụ gián điệp liên quan đến gián điệp Đài Loan”.

Chính quyền Trung Quốc đã ép buộc ông phải công khai “thú nhận” “tội ác” của mình và xin lỗi “tổ quốc”(Trung Quốc) trên truyền thông nhà nước.

Sau khi trở về Đài Loan, ông Lee nói với hãng tin FocusTaiwan rằng: "Nếu đó thực sự là bí mật quốc gia thì làm sao nó [các hoạt động của cảnh sát] lại có thể được nhìn thấy từ khách sạn?”.

Giới phân tích cho hay, “thú tội cưỡng bức trên truyền hình" mà ông Lee phải trải qua là một chiến thuật phổ biến được Bắc Kinh sử dụng để trấn áp các nhà hoạt động hoặc các nhà bất đồng chính kiến ​​ở Trung Quốc.

Doanh nhân Lee bị giam giữ 22 tháng, đồng thời phải chịu “hình phạt bổ sung” là “tước quyền chính trị”, cụ thể là ông không được bầu cử hay ứng cử và bị cấm rời khỏi Trung Quốc trong 2 năm tiếp đó.

Nhà hoạt động Đài Loan Lee Ming-che - người từng bị Trung Quốc kết án 5 năm tù vì tội lật đổ chính quyền vào năm 2017 và đã trở về Đài Loan vào năm ngoái - nói với đài VOA rằng, việc áp đặt lệnh cấm xuất cảnh như một phần của lệnh “tước quyền chính trị” cho thấy chính quyền Trung Quốc tỏ ra đang đối xử với ông Lee Meng-chu như một công dân Trung Quốc.

Ông Lee Ming-che nói: “Chính quyền Trung Quốc đáng ra phải trục xuất những người Đài Loan bị giam giữ sau khi họ mãn hạn tù”.

“Khi Bắc Kinh đối xử với người Đài Loan như công dân Trung Quốc và thực hiện các điều khoản tước bỏ quyền công dân, đó là một nỗ lực vi phạm chủ quyền Đài Loan”.

Đài Loan tuyên bố là một quốc gia có chủ quyền với quân đội và hiến pháp riêng; còn Trung Quốc lại coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và đe dọa sẽ thống nhất hòn đảo với đại lục bằng vũ lực nếu cần thiết.

Nhớ lại về sự áp bức phải chịu đựng dưới chế độ Trung Quốc, ông Lee Meng-chu nói: “ĐCSTQ hóa ra khác với những gì tôi nghĩ lúc đầu”.

Giống như nhiều doanh nhân Đài Loan, ông từng tin rằng việc tránh các cuộc thảo luận chính trị ở Trung Quốc sẽ đảm bảo an toàn cho ông, “tuy nhiên, ĐCSTQ phi lý hơn người ta tưởng”.

Bức hại

Ông Lee bị giam giữ tại Nhà tù Triệu Khánh ở phía nam tỉnh Quảng Đông. Có 20 khu riêng biệt trong nhà tù, mỗi khu giam giữ vài trăm tù nhân. Có ít nhất 5 học viên Pháp Luân Công tại khu ông bị giam giữ.

Ông quan sát thấy rằng các học viên Pháp Luân Công là mục tiêu đặc biệt và bị đối xử vô nhân đạo tại đây. Chính quyền nhà tù tận dụng mọi cơ hội để thi hành hình phạt lên họ.

“Họ bị nhốt chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Đó là cách ĐCSTQ đối xử đặc biệt với họ”, ông nói.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện tinh thần gồm các bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức dựa trên giá trị phổ quát: Chân, Thiện, Nhẫn. Theo ước tính của chính quyền Trung Quốc, môn tu luyện này đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc trong những năm 1990 với 70 triệu đến 100 triệu người theo học.

Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ đã khởi xướng một chiến dịch sâu rộng với mục đích tiêu diệt Pháp Luân Công, vì chế độ này coi số lượng học viên ngày càng đông là mối đe dọa đối với quyền kiểm soát của Đảng. Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, kể từ đó, hàng triệu người tu luyện Pháp Luân Công đã bị giam giữ phi pháp tại các nhà tù, trại lao động và các cơ sở khác; hàng trăm nghìn người bị tra tấn trong khi bị giam giữ.

đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng, Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam không, lao động nô lệ hệ thống nhà tù Trung Quốc
Các học viên Pháp Luân Công tham gia cuộc mít tinh đánh dấu 24 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, ở Washington, Mỹ, ngày 20/7/2023. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Xem thêm:

Cưỡng bức thu hoạch nội tạng

Ông Lee đã chỉ ra hiện tượng bất thường ở các nhà tù Trung Quốc.

Ông kể lại: “Những tù nhân không xác định được tên, gia đình hoặc lai lịch thì có xu hướng biến mất”.

Một bạn tù nói với ông rằng trong một nhà tù ở Đông Bắc Trung Quốc, khoảng ⅓ số tù nhân mới đã biến mất trong vòng 4 tháng.

Ông Lee nói: “Điều này đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận giữa các tù nhân; nhiều người suy đoán rằng những cá nhân này rất có thể là đối tượng bị thu hoạch tạng sống”.

Trong 2 năm bị cấm xuất cảnh, ông đã đến thăm 105 thành phố trên khắp Trung Quốc. Chính tại vùng Đông Bắc đất nước, ông được nghe rất nhiều câu chuyện về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Trong chuyến thăm của ông Lee tới thành phố Trường Xuân — nơi ông Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Công) lần đầu tiên giới thiệu môn tu luyện ra công chúng vào năm 1992, một người bạn địa phương đã kể một câu chuyện rất đáng lo ngại. Ông Zhao (hóa danh) nói với ông Lee rằng sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, nhiều học viên địa phương, bao gồm một số bạn học cấp một và cấp hai của ông Zhao, cũng như toàn bộ gia đình, đã biến mất một cách khó hiểu.

Ông Zhao kể rằng một người bạn cùng lớp của ông đã phát hiện ra người thân trong gia đình bà đã mất tích; bà nghi ngờ vụ việc có liên quan đến ĐCSTQ. Trong nỗ lực tìm kiếm câu trả lời, các thành viên khác trong gia đình bà đã đến gặp chính quyền nhưng lại bị chính quyền giam giữ.

Ông Lee nói: “Người dân địa phương cho biết đã 20 năm rồi mà vẫn không có tin tức gì về những người mất tích”.

Bất chấp sự thật rằng rất hiếm người Trung Quốc tự nguyện hiến tạng, ngành cấy ghép nội tạng ở nước này vẫn tăng trưởng vượt bậc kể từ đầu những năm 2000.

Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas cho biết, việc chính quyền giết hại người dân trên quy mô lớn để thu hoạch nội tạng đã bắt đầu diễn ra từ đầu những năm 2000, một vài năm sau khi nổ ra cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ông Matas nói với các thành viên Quốc hội Latvia vào ngày 23/8: “Các bằng chứng trong nhiều thập kỷ hiện nay đã tăng lên đáng kể”.

Không dung thứ cho những tiếng nói bất đồng

Ông Lee cho hay, bất chấp chiến dịch rầm rộ bôi nhọ Pháp Luân Công, một số lượng lớn công dân Trung Quốc, gồm cả giới trẻ, đã nhận thức được sự lừa dối và tàn bạo của ĐCSTQ. Ông nhấn mạnh rằng “người dân Trung Quốc cũng xứng đáng có được niềm tin tôn giáo”.

Theo doanh nhân Lee, chính quyền Trung Quốc sử dụng các biện pháp cực đoan để đàn áp tín ngưỡng là bởi vì về cốt lõi, ĐCSTQ là vô thần.

Ông muốn nhắn gửi đến người Đài Loan rằng, người Đài Loan đừng hi vọng có thể đối thoại với ĐCSTQ về các quyền cơ bản được hiến pháp trao cho, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo và quyền hội họp.

ĐCSTQ “không dung thứ cho những tiếng nói bất đồng trong xã hội", ông nói.

Xuân Hoa tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Bị kết án phi lý, doanh nhân Đài Loan kể về những gì mắt thấy tai nghe ở Trung Quốc