Tuân theo mệnh lệnh: “Đảng bảo sao thì làm vậy” (Kỳ 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Dòng sông Tiêu oằn mình chở đầy xác chết, mặt hồ nổi đầy những vết mỡ, loang lổ màu máu đỏ sậm”, đây là một trong những dòng ký ức bi thương mô tả về cuộc thảm sát ở vùng nông thôn huyện Hồ Nam Đạo dưới thời Cách mạng Văn hóa. Đã có khoảng 15.050 người liên can trực tiếp vào vụ thảm sát, mà chiếm một nửa trong số đó là cán bộ và Đảng viên ĐCSTQ tham gia giết người. Điều gì đã khiến người Trung Quốc hoặc trở nên hung bạo vô nhân tính, hoặc sợ hãi đến mức yếu nhược trước cái Ác như vậy?

Xem lại: Phần mở đầu - Kỳ 1

“Đảng bảo sao thì làm vậy”

Vào năm 1986, 19 năm sau vụ đại thảm sát ở huyện Đạo, Quan Hữu Trí – một trong những người chịu trách nhiệm chính về cuộc thảm sát, nguyên Bộ trưởng Vũ trang khu Thanh Đường, Tổng chỉ huy thuộc Ban Chỉ huy Tiền tuyến Doanh Giang “hồng liên” (Bộ Tư lệnh Liên hợp chiến sĩ hồng quân theo tư tưởng Mao Trạch Đông), khi trả lời phỏng vấn ở trong tù, đã nói như sau:

“Tôi vào quân đội đã 50 năm, khi vào bộ đội đã gia nhập Đảng, được đề bạt làm cán bộ. Năm 58 trở lại huyện Đạo,… tôi từ trước đến giờ chưa từng bị xử phạt, toàn là Đảng bảo sao thì làm vậy Hằng ngày tôi đều được học rằng không được quên đấu tranh giai cấp, những điều được nghe đều là kẻ thù giai cấp muốn phá hoại, muốn ngóc đầu trở lại giành quyền lực… Khi đấu tranh vũ trang Cách mạng Văn hóa, lũ tạo phản đã cướp súng của bộ đội, lại nghe nói bốn loại phần tử muốn đảo chính, muốn phản lại chính quyền cách mạng, nên tôi tự giác đứng vào phe với ‘hồng liên’”.

Giống như Quan Hữu Trí, rất nhiều người Trung Quốc trong các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ đã tham gia giết người, đánh người, đấu tố người, nhưng sau đó những kẻ gây tội ác không những không sám hối, mà còn một mực cảm thấy không công bằng cho bản thân. Họ lập luận rằng “Đảng bảo sao thì làm vậy”, bản thân chỉ là công cụ của Đảng, họ không chịu trách nhiệm cho những gì tự mình gây ra.

Những kẻ từng tham gia vào đánh người, giết người không những không cảm thấy sám hối, mà trái lại còn tự thấy bất công, thậm chí còn bao biện: "Đảng bảo sao thì làm vậy".
Những kẻ từng tham gia vào đánh người, giết người không những không cảm thấy sám hối, mà trái lại còn tự thấy bất công, thậm chí còn bao biện: "Đảng bảo sao thì làm vậy". (Getty)

Trong suốt chiều dài 71 năm thành lập, ĐCSTQ đã phát động nhiều cuộc vận động chính trị không có định kỳ. Mỗi lần vận động đều để lại tai họa to lớn. Cải cách Ruộng đất, hay Đại Nhảy vọt đã gây ra nạn đói khủng khiếp cướp đi sinh mạng của hơn 40 triệu người. Ngay cả khi Cách mạng Văn hóa chấm dứt, nó đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.

Hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, đặc biệt là phần tử trí thức, quan chức cấp cao trong Đảng đã bị bức hại, bị cưỡng chế lao động hoặc bị hành quyết. Số người chết trong Cách mạng Văn hóa cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Cố Tổng Bí thư Trung ương ĐCSTQ Hồ Diệu Bang từng trả lời phỏng vấn của phóng viên Nam Tư (cũ) rằng: “Có khoảng 100 triệu người bị liên lụy, chiếm gần 1/10 dân số Trung Quốc”.

Người ta theo ĐCSTQ mà thi nhau giết người, do thế mà hàng triệu “địa chủ”, “nhà tư bản”, “phần tử trí thức” đã phải chịu đầu rơi máu chảy; người ta theo ĐCSTQ làm Đại Nhảy vọt, khiến hàng triệu người chết đói; người ta theo ĐCSTQ làm Đại Cách mạng Văn hóa, xã hội Trung Quốc vì thế mà trải qua một cuộc hủy hoại văn hóa vô nhân tính chưa từng có; người ta vào hùa với ĐCSTQ để phỉ báng, vu khống Pháp Luân Công, do đó mà dân tộc Trung Hoa đã xảy ra một thảm kịch bức hại tín ngưỡng chưa từng có trong lịch sử.

Từ việc địa chủ và con cái của họ bị diệt trừ tận gốc, moi tim khoét mắt, Trương Chí Tân vì phê bình Mao Trạch Đông mà bị cắt yết hầu, phó hiệu trưởng Biện Trọng Vân bị tra tấn, đổ nước sôi cho đến chết; Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ không qua xét xử theo trình tự pháp luật đã bị giam giữ bức hại tử vong; hàng ngàn sinh viên Bắc Kinh bị nghiền nát dưới bánh xích xe tăng năm 1989 tại Thiên An Môn, cho đến các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn, bức hại và mổ cướp nội tạng sống… Cần thêm bao nhiêu bài học bi thương nữa mới khiến người dân Trung Quốc thoát khỏi bị đầu độc bởi những lời tuyên truyền “Đảng bảo sao phải làm vậy”, khiến họ tỉnh ngộ không theo ĐCSTQ làm điều ác nữa?

Sự mù quáng tới mức hồ đồ của những kẻ hùa theo "Đảng bảo sao thì làm vậy" đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người vô tội. ĐCSTQ vốn dĩ có thể cầm cự được hơn 70 qua thực ra cũng là nhờ đạp lên xương cốt của những nạn nhân xấu số.
Sự mù quáng tới mức hồ đồ của những kẻ hùa theo "Đảng bảo sao thì làm vậy" đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người vô tội. ĐCSTQ vốn dĩ có thể cầm cự được hơn 70 qua thực ra cũng là nhờ đạp lên xương cốt của những nạn nhân xấu số. (Tổng hợp)

Sở dĩ ĐCSTQ có thể tiến hành được những cuộc vận động chết chóc này là do người dân Trung Quốc đã bị Đảng tẩy não, bỏ qua sự phán đoán, sử dụng phương thức tư duy theo kiểu “Đảng bảo sao thì làm vậy”. “Đảng bảo sao thì làm vậy” có nghĩa là một lòng đi theo triết học đấu tranh của Đảng, tăng cường khả năng đấu với Trời, đấu với Đất của Đảng, vô thiên vô pháp của Đảng.

Vậy lý do gì khiến người Trung Quốc trở nên tàn ác, mất nhân tính trước đồng bào của họ, hay nhu nhược, không dám nói lên sự thật khi đối mặt với những lời tuyên truyền giả dối, vu khống nhằm đạt mục tiêu thống trị, độc trị của ĐCSTQ?

Kiểm soát và vây hãm

Lịch sử của ĐCSTQ suốt 71 năm qua là lịch sử của các cuộc đấu tranh bạo lực, giết người, là người người đấu tố lẫn nhau. ĐCSTQ tuyên truyền “nhân định thắng thiên” và “triết học đấu tranh” ngang nhiên thách thức trời đất và tự nhiên. Mao Trạch Đông từng nổi tiếng với câu nói: “Quyền lực chính trị sinh ra từ nòng súng”; “Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu” hay “Đấu trời là niềm vui vô tận, đấu đất là niềm vui vô tận, và đấu người là niềm vui vô tận”.

Đặng Tiểu Bình từng phát biểu trong thời điểm diễn ra vụ thảm sát sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989: “Giết 200 ngàn người, đổi lấy 20 năm ổn định”. Thậm chí ông ta không ngại ngần tuyên bố: “Học sinh nào mà không nghe lời, chỉ cần một khẩu súng máy là giải quyết được vấn đề”.

Trong cuộc biểu tình ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình đã không ngại ngần tuyên bố: “Học sinh nào mà không nghe lời, chỉ cần một khẩu súng máy là giải quyết được vấn đề”. (Getty)
Trong cuộc biểu tình ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình đã không ngại ngần tuyên bố: “Học sinh nào mà không nghe lời, chỉ cần một khẩu súng máy là giải quyết được vấn đề”. (Getty)

Trong cuộc đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công năm 1999, Giang Trạch Dân nói: “Tôi không tin Đảng Cộng sản không thể chiến thắng Pháp Luân Công. ” Những điều này đều là phản ánh trên ngôn ngữ của thói quen tư duy đấu tranh, bạo lực, trấn áp của ĐCSTQ.

ĐCSTQ từ ngày thành lập tới nay đã tiến hành những cuộc giết người, đàn áp, làm vận động theo chu kỳ, mục đích chính là cường điệu ký ức khủng bố trong nhân dân, củng cố chính quyền Cộng sản. Đủ loại thủ đoạn đàn áp tàn khốc trong lịch sử mà ĐCSTQ sử dụng, đã tạo ra tâm lý hoảng sợ khắc sâu ấn tượng trong mỗi người dân.

ĐCSTQ khống chế mọi tài nguyên, nắm quyền sinh quyền sát, thủ đoạn bức hại của nó không có điểm dừng, cũng không có phạm vi có thể dự báo. Đặc biệt là những người có quan điểm bất đồng với Đảng, sẽ bị đàn áp và bức hại từ nhỏ tới lớn, từ kinh tế, danh dự, tâm hồn, thể xác cho tới sinh mệnh. Những người không tin, hoài nghi tà thuyết Chủ nghĩa Cộng sản, bất mãn và phê phán sự chuyên chế độc đảng của ĐCSTQ cũng đều bị định đoạt trọng tội “phản cách mạng”. Ngay cả những cán bộ cao cấp của Đảng, nếu có ý kiến bất đồng với đảng, cũng sẽ bị thanh trừ một cách khắc nghiệt.

Tổ chức đảng của ĐCSTQ như chân rết có mặt khắp mọi nơi, kiểm soát mọi lĩnh vực. Từ báo giấy, tạp chí đến mạng Internet, từ học tập, làm việc đến cuộc sống sinh hoạt, khống chế, thao túng mọi mặt của xã hội. Nhất cử nhất động của người dân đều nằm dưới tầm giám sát của nó.

Việc giết chóc của ĐCSTQ có tính chu kỳ, một phần đó là bởi bản tính tà ác mà nó mang theo, phần còn lại chính là cố ý tạo ra một hoàn cảnh khủng bố, khơi gợi tâm lý sợ hãi trong sâu thẳm ký ức mỗi người, khiến "kẻ địch" không dám có ý đồ phản kháng, lật đổ.
Việc giết chóc của ĐCSTQ có tính chu kỳ, một phần đó là bởi bản tính tà ác mà nó mang theo, phần còn lại chính là cố ý tạo ra một hoàn cảnh khủng bố, khơi gợi tâm lý sợ hãi trong sâu thẳm ký ức mỗi người, khiến "kẻ địch" không dám có ý đồ phản kháng, lật đổ. (Tổng hợp)

Cuộc đàn áp ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn, các cuộc bắt bớ những người khiếu kiện, các cuộc đàn áp những người bất đồng ý kiến, các cuộc bức hại đối với các đoàn thể tín ngưỡng…, đã nói lên rằng tư tưởng đấu tranh giai cấp của ĐCSTQ luôn vận hành mọi lúc mọi nơi. Nhất là trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ cuối thế kỷ XX đến nay, ĐCSTQ vẫn tiếp tục dùng những thủ đoạn cũ để vu khống, kích động sự hằn thù và xúi giục bạo lực, buộc toàn dân đều phải bày tỏ thái độ công kích cùng với nó.

“Nhân tri sơ tính bản thiện”, con người sinh ra đều thuần phác, thiện lương, từng tin tưởng, ứng xử chân thành với nhau. Nhưng trải qua các cuộc vận động chính trị đầy phong ba bão táp, người người đấu tố nhau, giết hại nhau khiến người dân Trung Quốc trở nên dè dặt, cảnh giác, sợ hãi.

Dưới hình thái ý thức của ĐCSTQ phủ định đạo đức truyền thống, những hành động chỉ điểm, bôi nhọ và bán rẻ lẫn nhau đều được Đảng ca ngợi là vinh quang: Con bán rẻ cha, vợ tố giác chồng là “vì đại nghĩa quên thân”, trò đánh chết thầy bởi “tôi yêu thầy tôi nhưng tôi còn yêu chân lý cộng sản hơn”…

Thứ hình thái ý thức này thổi bùng tất cả những gì hung ác nhất trong bản tính con người, mục đích của ĐCSTQ chính là kiểm soát người dân và dần dần biến họ thành những kẻ côn đồ cách mạng, hung hăng khát máu. Nó cổ vũ cho những hoạt động quần thể cuồng loạn, toàn dân như phát điên, biến thành một cỗ máy giết người đối với những ai bị coi là “tiện dân chính trị”.

Thủ đoạn "ma hóa" nhân tâm của ĐCSTQ chính là: khiến người người đấu tố lẫn nhau, xúi giục tham gia vào đánh người, giết người, những người không tham gia thì phải chứng kiến bạo lực. Lâu dần, người tham gia và người chứng kiến cũng trở thành quen và cảm thấy thích thú với việc giết người.
Thủ đoạn "ma hóa" nhân tâm của ĐCSTQ chính là: khiến người người đấu tố lẫn nhau, xúi giục tham gia vào đánh người, giết người, những người không tham gia thì phải chứng kiến bạo lực. Lâu dần, người tham gia và người chứng kiến cũng trở thành quen và cảm thấy thích thú với việc giết người. (Epoch Times)

Hậu quả tất yếu của sự dối trá và hủ bại của ĐCSTQ khiến cho đạo đức xã hội ngày càng trượt dốc, khiến tâm lý cảnh giác, đề phòng lẫn nhau đã thấm sâu vào suy nghĩ, hơi thở của người dân Trung Quốc mà mọi biểu hiện đều thể hiện ở tư duy và hành động của họ: SỢ HÃI.

Nỗi sợ hãi vô hình trước sự tà ác của ĐCSTQ

Vào thời kỳ đầu mở cửa, một nhà sử học Đài Loan nhận lời mời tới tham dự buổi giao lưu học thuật tại Đại lục. Trước sự có mặt của các nhà sử học Trung Quốc, ông trực tiếp kể lại lịch sử sai lệch của ĐCSTQ, đặc biệt là về lịch sử kháng Nhật của Quốc dân đảng. Người chủ trì hội nghị lúc đó, cũng là một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc sau khi nghe những sự thật đó đã gấp gáp cắt ngang: “Ông dám nói, nhưng tôi không dám nghe.”

Một học giả Trung Quốc ra nước ngoài lần đầu tiên bắt gặp đoàn diễu hành Pháp Luân Công mấy nghìn người, ông đã miêu tả cảm nhận của mình như sau: “Tôi lập tức cảm nhận được trên đầu hình như có một sợi dây ăng-ten, đang hoảng hốt thăm dò bờ bên kia của Thái Bình Dương. Tôi đang thăm dò cái gì? Tôi thăm dò đủ những điều cấm kỵ và quy định tại Trung Quốc. Tôi phải suy xét thật kỹ trước khi nói điều gì, nếu không sau khi về nước chắc chắn sẽ gặp phiền phức. Lúc ấy, tôi cảm nhận rõ rệt miệng và chân tay tôi dường như đang run lên, tôi đặc biệt cảm thấy sự gian nan khi làm một người Trung Quốc!”

Nỗi sợ hãi và sự cảnh giác bất bình thường của người Trung Quốc là một loại tâm lý đã bị làm cho méo mó, biến dạng do trong một thời gian dài họ phải đối mặt với việc bị đấu tố, khủng bố về cả thể xác lẫn tinh thần.
Nỗi sợ hãi và sự cảnh giác bất bình thường của người Trung Quốc là một loại tâm lý đã bị làm cho méo mó, biến dạng do trong một thời gian dài họ phải đối mặt với việc bị đấu tố, khủng bố về cả thể xác lẫn tinh thần. (Epoch Times)

Một du khách Trung Quốc tới Hồng Kông, khi đọc thấy những tin tức có liên quan tới tội ác của ĐCSTQ, phản ứng đầu tiên của cô là: “Sao dám nói những lời ‘phản động’ này, nếu ở Trung Quốc thì bị bắt rồi”.

Sống trong môi trường bị tiêm nhiễm bởi những lời tuyên truyền thù địch, người dân Trung Quốc đều hiểu rằng, bất cứ nói một điều gì không phù hợp với quan điểm của ĐCSTQ đều bị coi là “phản động”. Cho nên dù có đi đâu, tới tận vùng nông thôn hẻo lánh hay xuất cảnh ra nước ngoài, tâm lý mỗi người dân Trung Quốc vẫn luôn ý thức sự nguy hiểm và trốn tránh “theo bản năng”.

ĐCSTQ giống như một công tố viên vô hình không nơi đâu không có mặt, giám sát khống chế nhất cử nhất niệm mỗi người dân của Nó. Biểu hiện điển hình nhất của người dân Trung Quốc hiện nay là tâm lý khiếp sợ với tội danh “làm chính trị”.

Theo cách nói của Tôn Trung Sơn, Chính vốn là chuyện của dân chúng, Trị chính là quản lý, cho nên Chính trị chính là quản lý chuyện của dân chúng. Trong lịch sử Trung Quốc, cách nói “Hữu học nhi ưu tắc sỹ” (Có học để ra làm quan) chính là chỉ những người có học thức có năng lực nên trở thành bậc hiền tài trị quốc, đó là một việc làm rạng rỡ tổ tông. Lịch sử Trung Quốc ghi nhận nhiều chính trị gia nổi tiếng như Gia Cát Lượng, Lý Thế Dân… và từ xưa đến nay “nhà chính trị” là cụm từ mang ý nghĩa tích cực.

Người xưa xem việc nỗ lực học tập để thi đỗ làm quan, tham gia vào chính sự, trị quốc an dân là một việc rất vinh dự, làm rạng danh dòng họ, tổ tông.
Người xưa xem việc nỗ lực học tập để thi đỗ làm quan, tham gia vào chính sự, trị quốc an dân là một việc rất vinh dự, làm rạng danh dòng họ, tổ tông. (Miền công cộng)

Nhưng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, chỉ cần nghe tới 2 từ “chính trị” là người Trung Quốc sẽ phát sinh tâm lý phản cảm, thậm chí là sợ hãi. Nếu ai đó đòi hỏi quyền lợi chính đáng, hoặc có ý kiến về chính sách, hiện tượng xã hội, hoặc ai đó nêu những sai trái, bất công liên quan tới những người công quyền trong chính quyền ĐCSTQ thì ngay lập tức sẽ bị chụp mũ “làm chính trị”.

ĐCSTQ khiến cụm từ “làm chính trị” trở thành một tội danh, dùng để vu khống danh dự người khác, đả kích người khác, đe dọa, tra tấn, kết tội, bỏ tù…, khiến người dân Trung Quốc cảm thấy nguy hiểm mà tránh xa những người, hay đoàn thể bị ĐCSTQ chụp lên cái mũ này.

Những ai đã từng trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa sẽ khiếp sợ khi nghĩ đến trường hợp Trương Chí Tân. Cô bị bỏ tù vì dám phê phán Mao Trạch Đông đã gây ra thảm họa khiến nhiều người chết đói trong chiến dịch Đại Nhảy vọt. Trong tù, cô bị cai ngục tra tấn dã man, bị quăng vào xà lim nam để các tù nhân nam hãm hiếp tập thể khiến thân tàn ma dại, trở nên điên loạn. Khi bị đem đi hành quyết, cai ngục còn sợ cô hô khẩu hiệu phản đối ĐCSTQ nên đã cắt cuống họng của cô mà không gây tê.

Nhưng dưới thời của ĐCSTQ, "làm chính trị" là một từ hết sức nhạy cảm và đáng sợ. Điển hình là Trương Chí Tân, vì lên tiếng phê phán Mao Trạch Đông mà đã bị cắt cuống họng.
Nhưng dưới thời của ĐCSTQ, "làm chính trị" là một từ hết sức nhạy cảm và đáng sợ. Điển hình là Trương Chí Tân, vì lên tiếng phê phán Mao Trạch Đông mà đã bị cắt cuống họng. (Miền công cộng)

ĐCSTQ đã tiêu diệt bản tính lương thiện của con người, tuyên truyền, kích động và sử dụng mặt ác của nhân tính để củng cố quyền lực thống trị của nó. Hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, những người có lương tri bị buộc phải im lặng vì khiếp sợ bạo lực, những người dân bình thường thì hình thành theo tâm lý phản xạ cảnh giác với những cách nghĩ không phù hợp với quan niệm của Đảng, rồi tự động hình thành tư duy nhất trí với Đảng, hùa theo Đảng.

Trong cuộc thỉnh nguyện tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989, người ta nhìn thấy một tấm biểu ngữ ghi dòng chữ: “Quỳ quá lâu rồi, đứng lên đi dạo”. Có thể thấy người Trung Quốc bị nô dịch đã lâu, ngay cả kháng nghị cũng yếu ớt – đi dạo xong lại về quỳ.

Ngày nay trong thế kỷ XXI, ĐCSTQ vẫn tiến hành thống trị bằng áp lực cao độ, thống trị bằng đặc vụ và xã hội đen. Thủ đoạn của nó bao gồm: Phong tỏa sự tự do tin tức, nghe lén ngôn luận của mọi người, tiến hành bắt giam các văn nhân, không cần tội danh cũng bắt giam những người dân theo đuổi tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và đấu tranh hợp pháp, khống chế, kiểm soát các phóng viên cũng như các nhân sĩ từ nước ngoài tới Trung Quốc.

Ngày nay trong thế kỷ XXI, ĐCSTQ vẫn tiến hành thống trị bằng áp lực cao độ, thống trị bằng đặc vụ và xã hội đen.
Ngày nay trong thế kỷ XXI, ĐCSTQ vẫn tiến hành thống trị bằng áp lực cao độ, thống trị bằng đặc vụ và xã hội đen. (Getty)

Làm người phải có chí khí

Cổ nhân Trung Quốc nhấn mạnh khí khái đại trượng phu: “Phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di” (Giàu cũng không thể dâm loạn, uy vũ cũng không thể cúi đầu, bần tiện cũng thể thay lòng đổi dạ). Các triều đại đều xuất hiện không ít những người không sợ cường quyền, khinh thường quyền quý, vì tôn nghiêm và giá trị có thể không tiếc hy sinh sinh mệnh.

Người phương Tây cũng có câu danh ngôn: “Mất tự do chi bằng chết đi còn hơn”. Nhưng Trung Quốc ngày nay, dưới chính quyền bạo lực và sự nhồi nhét tuyên truyền của ĐCSTQ, dũng khí của người Trung Quốc lại tan biến vào hư vô, thay thế vào đó chính là tâm lý sợ hãi và khủng hoảng cực đoan.

Điều này hoàn toàn khác biệt với người Hồng Kông dù họ cùng chung một dân tộc, cùng chung một phần ngôn ngữ và chữ viết. Trong các cuộc biểu tình liên miên đòi lại quyền tự do và tự chủ của mình trước sự áp đặt, kiểm soát gắt gao của ĐCSTQ, người Hồng Kông đã khắc họa nên một bức tranh tương phản rõ rệt với người Trung Quốc Đại Lục trước sự quan sát của truyền thông thế giới.

Các cuộc biểu tình đòi lại quyền tự do và tự chủ trước sự áp đặt, kiểm soát gắt gao của ĐCSTQ, người Hồng Kông đã khắc họa nên một bức tranh tương phản rõ rệt với người Trung Quốc Đại Lục
Các cuộc biểu tình đòi lại quyền tự do và tự chủ trước sự áp đặt, kiểm soát gắt gao của ĐCSTQ, người Hồng Kông đã khắc họa nên một bức tranh tương phản rõ rệt với người Trung Quốc Đại Lục. (Getty)

Bất chấp nỗi sợ hãi về Luật An ninh Quốc gia mới ban hành, bất chấp các cảnh báo của Bắc Kinh và sự kiểm soát của hắc cảnh Hồng Kông, hơn 610.000 người Hồng Kông đã đi bầu cử chọn ra ứng viên dân chủ tham gia bầu cử Hội đồng Lập pháp.

Người Hồng Kông đã gửi một thông điệp rõ ràng đến thế giới: Chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng chế độ chuyên chế. Đây có thể là cuộc bầu cử tự do cuối cùng của người Hồng Kông.

Trong thời điểm khó khăn khi các quyền tự do của Hồng Kông bị ĐCSTQ nghiền nát, số phận của Hồng Kông và nhiều nhà hoạt động ủng hộ dân chủ tổ chức các cuộc biểu tình chống lại sự đàn áp tự do chính trị và tự do dân sự đang phải chịu áp lực đe dọa từ Bắc Kinh, điều này đã chứng minh sự can đảm và dũng khí của người Hồng Kông quyết tâm bảo vệ quyền Tự do của mình.

Tinh thần dấn thân của những người trẻ Hồng Kông như Hoàng Chi Phong, Hồ Chí Nhân, Trương Côn Dương… cho thấy sự quyết tâm cao độ của họ để đạt được mục tiêu quan trọng nhất: Tự do làm chủ cuộc đời của mình. Ngay lúc này.

Vì sao người Hồng Kông lại có Dũng khí và Niềm tin và khác biệt với người Trung Quốc như vậy?

Đón đọc: Kỳ 3 - Hong Kong - thời khắc đen tối đang đến

Xuân Trường



BÀI CHỌN LỌC

Tuân theo mệnh lệnh: “Đảng bảo sao thì làm vậy” (Kỳ 2)