Làm thế nào để loại bỏ cảm giác thèm ăn mọi lúc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, cảm giác thèm ăn liên tục có thể là do sự mất cân bằng ở "trung tâm thần kinh gây no" trong não, và ăn nhiều thực phẩm giàu calo sẽ làm tăng sự mất cân bằng.

Bạn có thể cần phải chịu đựng cơn đói ở mức độ vừa phải để tạo lại cảm giác no.

Các bác sĩ gợi ý rằng miễn là bạn chọn bỏ bữa tối một ngày trong tuần, bạn có thể tạo lại cảm giác "no" trong tâm trí. Nếu bạn kiên trì bỏ bữa tối, có thể có nhiều thay đổi có lợi hơn trong cơ thể.

Bác sĩ Hu Naiwen ở Shanghai Tongdetang (Đài Loan), đã giới thiệu một phương pháp giảm cân trong một chương trình truyền hình của NTD, bằng cách ăn ít hơn một bữa mỗi tuần, bạn có thể giảm ít nhất 1kg mỗi tháng.

Bản thân ông cố gắng không ăn vào tối thứ Năm và ăn bình thường vào những thời điểm khác.

Mặc dù chỉ có một bữa không ăn, nhưng việc nhịn đói trong thời gian ngắn có thể làm tăng độ nhạy cảm của "trung tâm thần kinh gây no" ở vùng dưới đồi.

"Nếu bạn muốn ăn khi nhìn thấy thứ gì đó và bạn ăn bất cứ lúc nào, trung tâm cảm giác no sẽ trở nên lười biếng và không gửi tín hiệu nữa".

Ông đặc biệt khuyến nghị những người thèm ăn nên thử phương pháp này, có thể kích hoạt bằng cách ăn ít hơn một bữa một tuần.

Nhịn ăn giúp sửa chữa vùng dưới đồi

Cách thức hoạt động của "trung tâm cảm giác no" ở vùng dưới đồi có liên quan đến một loại hormone gọi là leptin.

Khi đói, mức độ leptin bị xuống thấp nhưng nó sẽ tăng lên sau khi ăn. Sau khi vùng dưới đồi nhận được leptin, nó có thể tạo ra cảm giác no.

Vậy có phải càng nhiều leptin, con người càng dễ cảm thấy no? Thực tế thì không phải vậy.

Hạn chế calo trong chế độ ăn uống có thể làm giảm mức độ leptin trong cơ thể, do đó ngăn ngừa tình trạng kém nhạy cảm của vùng dưới đồi.
Hạn chế calo trong chế độ ăn uống có thể làm giảm mức độ leptin trong cơ thể, do đó ngăn ngừa tình trạng kém nhạy cảm của vùng dưới đồi. (Unsplash)

Do mô mỡ có thể tiết ra leptin nên người béo phì có nhiều leptin hơn người gầy, nhưng khi leptin tiết ra quá nhiều, vùng dưới đồi ngày càng kém nhạy cảm với leptin, khó có cảm giác “no”.

Một vài nghiên cứu gần đây đã tập trung vào tác động của việc hạn chế ăn uống đối với cảm giác no.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hạn chế calo trong chế độ ăn uống có thể làm giảm mức độ leptin trong cơ thể, do đó ngăn ngừa tình trạng kém nhạy cảm của vùng dưới đồi.

Ngược lại, ăn nhiều thực phẩm giàu calo như chất béo, carbohydrate, fructose và sucrose sẽ khiến vùng dưới đồi kém nhạy cảm và không thể cảm thấy no sau khi ăn.

Cũng có nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân khiến người béo phì khó cảm thấy no là do vùng dưới đồi bị viêm, các đường dẫn truyền tế bào thần kinh liên quan đến cảm giác no bị tắc nghẽn, nhịn ăn có thể cải thiện tình trạng viêm vùng dưới đồi.

Tuy nhiên, thời điểm nhịn ăn rất quan trọng.

Các thử nghiệm lâm sàng đã phát hiện ra rằng, giới hạn thời gian ăn uống trước 3 giờ chiều có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin và giảm cảm giác thèm ăn vào buổi tối.

Ngoài việc dễ tạo cảm giác no, bỏ bữa tối còn giúp giảm tiết ghrelin khiến con người ít đói hơn vào ban đêm. Hơn nữa, khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhịn ăn vào buổi chiều tối có lợi cho sức khỏe vì hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra sôi nổi nhất vào buổi sáng và chậm lại vào buổi tối.

Nếu bạn nhịn ăn vào buổi sáng nhưng ăn nhiều vào buổi tối, nó sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa.

Nếu bạn nhịn ăn vào buổi sáng nhưng ăn nhiều vào buổi tối, nó sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa.
Nếu bạn nhịn ăn vào buổi sáng nhưng ăn nhiều vào buổi tối, nó sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa. (Unsplash)

Nhịn ăn giúp giảm cân và cải thiện giấc ngủ

Yang Jingduan, Giám đốc Trung tâm Y học Tích hợp Trẻ Hoa Kỳ, đồng thời là bác sĩ Trung y và Tây y, đã chia sẻ những thay đổi của mình sau khi bỏ bữa tối trên một chương trình YouTube, kết quả này cũng tái khẳng định những phát hiện trước đó của các nhà khoa học.

Để giảm cân, Yang Jingduan bắt đầu thử nhịn ăn theo phương pháp "168", tức là chỉ ăn trong vòng 8 giờ mỗi ngày, và trong 16 giờ còn lại, anh chỉ uống nước lọc, hoặc cà phê đen không calo, trà và các loại đồ uống khác.

Lúc đầu, Yang Jingduan chọn không ăn sáng và chỉ uống một tách cà phê sữa yến mạch vào buổi sáng.

Tuy nhiên, sữa yến mạch chứa 250 calo. Anh cũng nhận thấy việc bỏ bữa sáng ảnh hưởng đến công việc, nhất là khi bận, buổi trưa nếu không ăn đúng giờ sẽ cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt, thiếu tập trung.

Bỏ bữa vào buổi sáng không còn khả thi, vì vậy Yang Jingduan chuyển sang bỏ bữa vào buổi tối.

Anh cho biết bỏ bữa tối ban đầu cũng rất khó khăn bởi anh chỉ muốn thư giãn sau một ngày bận rộn, vốn đã quen với việc ngồi trong bếp vừa ăn vừa xem TV.

Mới đầu, anh cảm thấy không quen với việc nhịn ăn đêm, cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô nghĩa.

Đôi khi đột nhiên anh cảm thấy đói và muốn ăn trước khi đi ngủ, điều này làm hỏng quá trình nhịn ăn. Tuy rằng làm không tốt, nhưng căn bản là anh vẫn kiên trì.

Anh nói rằng sau khi bỏ bữa tối, một loạt các thay đổi có lợi đã xảy ra trong cơ thể:

Thay đổi đầu tiên là trọng lượng đã giảm từ 89kg xuống còn 82kg, đặc biệt là "bụng to" đã giảm đáng kể và đai thắt lưng giảm từ 97cm xuống 86cm..

Anh nói rằng sau khi bỏ bữa tối, trọng lượng đã giảm từ 89kg xuống còn 82kg, đặc biệt là "bụng to" đã giảm đáng kể và đai thắt lưng giảm từ 97cm xuống 86cm..
Anh nói rằng sau khi bỏ bữa tối, trọng lượng đã giảm từ 89kg xuống còn 82kg, đặc biệt là "bụng to" đã giảm đáng kể và đai thắt lưng giảm từ 97cm xuống 86cm. (Unsplash)

Thay đổi thứ hai là nhiều năng lượng hơn vào buổi chiều và tối, không còn nhức đầu, mệt mỏi, buồn ngủ.

Lúc này, cảm giác cơ thể không còn phụ thuộc vào thức ăn tối để lấy năng lượng mà có thể sử dụng hiệu quả lượng đường và chất béo dự trữ trong cơ thể.

Thay đổi thứ ba là anh có nhiều thời gian hơn vào buổi tối, có đủ thời gian để tập thể dục, đọc sách và thiền định. Anh đi ngủ sớm hơn trước một hoặc hai tiếng và có thể đi ngủ trước 11 giờ.

Thay đổi thứ tư là chất lượng giấc ngủ tốt hơn, duy trì giấc ngủ 7 tiếng, sáng dậy dễ dàng.

Nên từ từ nhịn ăn

Yang Jingduan cho rằng muốn nhịn ăn thành công thì phải chú ý từng bước một. Nếu đã quen ăn ba bữa một ngày cộng với ăn vặt thì khó có thể nhịn ăn đột ngột trong 16 tiếng.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc nhịn ăn trong 10 tiếng và tăng dần lên 12 tiếng, 14 tiếng và 16 tiếng; hoặc tăng dần từ một ngày trong tuần lên 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày.

Tăng dần thời gian nhịn ăn sẽ tạo cho cơ thể một quá trình thích nghi dần dần.

Anh cũng nhắc nhở bạn đừng bực bội vì thất bại trong quá trình rèn luyện thói quen nhịn ăn, từ đó cho rằng mình thiếu ý chí.

Trong quá trình nhịn ăn sẽ có thăng trầm, thành công và thất bại, chỉ cần bạn kiên trì và tạo thành thói quen thì cuối cùng sẽ có kết quả.

Mặc dù nhịn ăn chú trọng đến thời gian ăn hơn calo, nhưng Yang Jingduan cũng chỉ ra rằng, nếu trong thời gian này bạn có tâm lý ăn bù thêm vì đã nhịn đói trong 16 tiếng, thì ăn quá nhiều sẽ phá hủy vai trò của nỗ lực nhịn ăn.

Ngược lại, nếu lượng calo nạp vào thấp hơn 1200 calo mỗi ngày cũng sẽ làm giảm quá mức tốc độ trao đổi chất và gây mất cơ.

Ngoài ra, trong thời gian nhịn ăn, bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm thực vật và các thành phần hữu cơ, tránh nạp nhiều đường và chất béo, uống nhiều nước và vận động hợp lý sẽ có kết quả tốt hơn.

Theo Zhang Xiaohui từ The Epoch Times tiếng Trung
Bảo Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào để loại bỏ cảm giác thèm ăn mọi lúc?