Sản xuất và việc làm giảm mạnh so cùng kỳ, mỗi tháng hơn 16 nghìn doanh nghiệp từ bỏ thị trường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Số liệu Tổng cục thống kê vừa công bố cho thấy bức tranh kinh tế thực của Việt Nam hết sức ảm đạm. Sản xuất và việc làm thu hẹp so với cùng kỳ 2022, trong khi số lượng doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường tăng gần 20% so với cùng kỳ 2022.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP giảm 0,7% so với cùng kỳ 2022 (cùng kỳ năm 2022, IIP tăng 8,6%). Mặc dù vậy, nếu tính riêng tháng 7/2023, IIP ước tính tăng 3,9%, tăng nhẹ so với mức tăng 3,7% của tháng 6/2023.

Đáng lưu ý nhất là ngành chế biến chế tạo, luôn là ngành dẫn đầu động lực tăng trưởng GDP của Việt Nam trong hàng chục năm qua, đã suy giảm 1% (cùng kỳ 2022 tăng 9,5%), làm giảm 0,7 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Trong số này, chỉ có ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,4% nhờ tăng giá điện và sử dụng điện tăng do thời tiết nóng bức. Ngành điện đóng góp 0,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước.

Cùng với ngành sản xuất thu hẹp, bình quân 7 tháng đầu năm 2023, số lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp đã giảm 3,9% so với cùng kỳ 2023.

Cùng với cầu kinh tế suy yếu trong khi Việt Nam tăng trưởng nhờ vào xuất khẩu, sản xuất dựa vào nguyên vật liệu nhập khẩu, số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường cũng tăng kỷ lục.

Tính chung 7 tháng năm 2023, cả nước có 131,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 18,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 113,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 16,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Quang Nhật tổng hợp

Theo TCTK



BÀI CHỌN LỌC

Sản xuất và việc làm giảm mạnh so cùng kỳ, mỗi tháng hơn 16 nghìn doanh nghiệp từ bỏ thị trường