4 kiểu người dễ mắc bệnh urê huyết - Cảnh giác với một số thực phẩm có thể gây nhiễm độc niệu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các biến chứng của bệnh nhiễm trùng huyết rất nghiêm trọng, thậm chí đe doạ đến tính mạng. Những người mắc bệnh này thường dễ gặp vấn đề về tim mạch, đau tim, ngứa ngáy và bệnh amyloidosis, một căn bệnh hiếm gặp khiến các khớp bị đau, cứng và giữ lại chất lỏng, theo báo Sức khoẻ Y tế.

Bệnh nhân cao huyết áp dễ bị urê huyết. Bởi huyết áp cao sẽ tác động đến chức năng của các cơ quan trong đó có thận, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của toàn cơ thể. Huyết áp cao sẽ làm tăng gánh nặng cho thận rất nhiều, thậm chí có thể gây suy thận, cuối cùng dẫn đến chứng tăng urê huyết.

Cảm lạnh là căn bệnh thường gặp và dễ dàng chữa khỏi, nhiều người có xu hướng chủ quan và coi nhẹ. Tuy nhiên, với những người thể chất yếu, nếu không điều trị sớm, tình trạng suy giảm miễn dịch có thể khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt những người có chức năng thận kém càng dễ mắc chứng urê huyết.

Khi nhịn tiểu, đường tiết niệu bị tắc nghẽn, không thể thải nước tiểu ra ngoài, làm tăng áp lực lên thận và bàng quang. Khi tình trạng kéo dài, thận dễ ứ nước và sinh bệnh do nhiễm trùng. Tình trạng lặp đi lặp lại có thể làm hỏng chức năng thận và gây bệnh nhiễm trùng huyết. Nhiều người thường nhịn tiểu vì quá bận rộn với công việc, dễ gây trào ngược nước tiểu, viêm thận, tổn thương chức năng thận.

Trong xã hội hiện đại, con người có xu hướng chịu nhiều áp lực hơn, buộc phải làm thêm giờ và thức khuya, không chỉ mệt mỏi về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Về lâu dài, lối sống này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Giấc ngủ là cơ chế phục hồi chức năng tốt nhất của cơ thể. Khi ngủ, các cơ quan nội tạng sẽ bước vào trạng thái thư giãn và phục hồi. Giấc ngủ kém khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, tình trạng kéo dài sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho thận. Do đó, bất kỳ lúc nào, dù bận rộn đến đâu, việc kết hợp hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi luôn là sự lựa chọn tốt nhất.

Để ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh nhiễm trùng huyết, ngoài việc thay đổi các thói quen xấu và chủ động phòng bệnh, bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn uống, áp dụng chế độ ăn nhẹ và có ý thức giảm lượng protein, muối và kali. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì cân nặng khỏe mạnh và lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp để tăng cường hơn nữa sức đề kháng của cơ thể.

Cảnh giác với một số loại thực phẩm dễ gây nhiễm trùng huyết

  • Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật có chứa nhiều purin, cholesterol. Các hoạt chất này có thể làm tăng gánh nặng lên thận, dễ gây nhiễm độc niệu.
  • Rượu: Uống rượu bia trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên chức năng lọc của thận, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và cản trở quá trình giải độc. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây nhiễm độc niệu.
  • Canh hầm: Một món ăn ưa thích của nhiều người, nhưng canh hầm càng lâu thì càng sản sinh nhiều purin và chất béo, từ đó gây tích tụ axit uric trong máu, có thể dẫn đến bệnh Gout cũng như làm thận kém.
  • Đồ uống có ga: Quá nhiều đường và calo trong loại đồ uống này có thể làm tăng độ đặc của máu, cũng như cản trở chức năng trao đổi của thận, có nguy cơ dẫn đến nhiễm độc niệu về lâu dài.
  • Uống trà sau khi uống rượu: Quan niệm cho rằng trà có thể giúp giải rượu là hoàn toàn sai lầm. Thực ra, chất kiềm trong trà có tác dụng lợi tiểu. Trong khi đó, chất acetaldehyde trong rượu sẽ đi vào thận cùng với trà trước khi kịp phân huỷ, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận.

Theo Zhao Li - Aboluowang
Nhật Duy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

4 kiểu người dễ mắc bệnh urê huyết - Cảnh giác với một số thực phẩm có thể gây nhiễm độc niệu