Cách dự đoán nguy cơ nhiễm độc niệu của nam giới dựa vào số lần tiểu tiện và khối lượng nước tiểu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người chủ quan với bệnh nhiễm độc niệu. Thực tế, viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây nhiễm khuẩn ngược dòng, làm tổn thương thận, khiến chức năng thận suy giảm dần, dẫn đến nhiễm độc niệu.

Với vai trò là cơ quan chính sản xuất và chuyển hóa nước tiểu, nó hoạt động như một “người dọn dẹp” giúp duy trì quá trình chuyển hóa chất thải độc tố, cân bằng cơ thể, hạn chế tình trạng giữ nước và natri.

Thành phần chính của nước tiểu bao gồm protein, glucose, nước, các chất dạng hạt nhỏ và muối vô cơ. Trong đó nước chiếm đại đa số, hàm lượng từ 96-97%. Thành phần của nước tiểu có liên quan đến chế độ ăn uống.

Theo y học cổ truyền, thận nguyên là nơi sinh ra dương khí. Thận hoạt động bình thường, thì sức miễn dịch mạnh, dương khí đủ, cơ thể ở trạng thái tốt. Ngược lại, thận yếu sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch, lâu ngày còn có nguy cơ mắc bệnh.

Nước tiểu bình thường trông như thế nào?

Thông thường, uống quá ít nước có thể làm cho nước tiểu cô đặc, ít nước. Lúc này, nước tiểu có màu vàng sẫm, mùi hơi tanh, lượng nước tiểu cũng giảm. Nhưng khi bạn uống nhiều nước, lượng nước tiểu tăng lên, cũng khiến nó trong hơn.

Tuy nhiên, nếu màu nước tiểu của người bệnh thay đổi bất thường như màu nước tiểu đậm, tiểu máu, tiểu đục, có lẫn tạp chất… thì cần đến bệnh viện để xét nghiệm nước tiểu và tìm nguyên nhân.

Số lần và khối lượng nước tiểu bao nhiêu thì khỏe mạnh?

Cần biết rằng thận rất quan trọng đối với nam giới, không chỉ giúp cơ thể giải độc mà còn liên quan mật thiết đến chức năng sinh lý.

Mức tiểu tiện của nam giới trưởng thành rơi vào khoảng 1.000 - 2.000ml mỗi ngày, số lần tiểu tiện hàng ngày khoảng 6 đến 8 lần, đáp ứng các chỉ số trên có nghĩa là thận khỏe mạnh.

Trong trường hợp số lần tiểu tiện của nam giới quá ít sẽ khiến nước tiểu đọng lại lâu trong cơ thể, dễ gây tổn thương thận.

Nếu tần suất và khối lượng nước tiểu thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn trên thì bạn phải hết sức cảnh giác!

Do hệ tiết niệu liên quan mật thiết đến thận, nên khi tiểu tiện có dấu hiệu bất thường về tần suất và khối lượng thì rất có thể là do thận có vấn đề.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm độc niệu?

1. Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiều người thường nghĩ nhiễm độc niệu là một căn bệnh nhỏ, không đáng lo ngại.

Thực tế, bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng, từ đó làm tổn thương chức năng thận, khiến chức năng thận suy giảm dần, dẫn đến nhiễm độc niệu.

2. Đường huyết cao cũng tác động tới sức khỏe của thận

Hiện nay bệnh tiểu đường đang dần thay thế bệnh viêm thận, vốn là nguyên nhân chính gây ra nhiễm độc niệu. Do đó, kiểm soát đường huyết một cách thường xuyên có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa to lớn này đối với thận.

3. Tránh các hóa chất gây hại cho thận

Tránh các sản phẩm và môi trường có chứa cadmium, chloroform, ethylene glycol và perchloroethylene, thường được tìm thấy trong thuốc trừ sâu, khói xe, sơn, chất tẩy rửa xây dựng và gia dụng.

Các dấu hiệu của nhiễm độc niệu là gì?

1. Huyết áp cao

Thận chịu trách nhiệm chính trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một khi chức năng thận bị tổn thương, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa natri và nước.

Ngoài ra, trong trường hợp này, thận tiết ra một chất làm tăng huyết áp. Vì vậy, bệnh nhân bị nhiễm độc niệu sẽ có các tình trạng cao huyết áp khác nhau.

2. Mất nước hoặc phù nề

Chức năng thận của bệnh nhân nhiễm độc niệu bị suy giảm, dễ dẫn đến buồn nôn, tiểu đêm, đa niệu, cộng với tiêu chảy, nôn, chán ăn, tình trạng mất nước thường trầm trọng hơn. Cung cấp nước là biện pháp quan trọng để điều trị nhiễm trùng niệu.

3. Các triệu chứng hệ tiêu hóa

Các triệu chứng sớm nhất và phổ biến nhất của nhiễm độc niệu chủ yếu là nôn, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn… Một số ít trường hợp có thể bị tiêu chảy, chướng bụng và táo bón.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Cách dự đoán nguy cơ nhiễm độc niệu của nam giới dựa vào số lần tiểu tiện và khối lượng nước tiểu