Nhiễm độc niệu thường có triệu chứng sớm nào? Cảnh giác với 2 bộ phận bốc mùi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ure máu (nhiễm độc niệu) là một triệu chứng rất nghiêm trọng khi bệnh thận bước vào giai đoạn cuối, còn được gọi là suy thận mãn tính. Thực ra, bạn có thể nhận biết nguy cơ mắc bệnh sớm hơn nếu để ý đến 2 bộ phận dưới đây.

Khi chức năng thận suy giảm xuống dưới 15% so với bình thường thì tình trạng của bệnh nhân đã bước sang giai đoạn cuối, từ đó sinh ra các triệu chứng nhiễm độc niệu.

Thận là cơ quan tối quan trọng của cơ thể, có chức năng đào thải chất độc ra ngoài. Nếu chức năng thận suy giảm thì chất độc không được loại bỏ sạch hết. Lâu dần, các chất này sẽ tích tụ lại và dẫn đến những tổn thương.

Nhiễm độc niệu xuất hiện như thế nào?

Nếu người mắc bệnh thận trì hoãn điều trị, thì nó rất dễ dẫn đến tình trạng urê huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vì mọi loại bệnh liên quan đến thận đều có thể làm suy giảm chức năng thận khi nó phát triển.

Khi chức năng thận suy giảm, bệnh thận phát triển đến giai đoạn cuối, bệnh nhân thường có biểu hiện lâm sàng là nhiễm độc niệu.

Có thể thấy nhiễm độc niệu là do bệnh không kiểm soát được, vì vậy nếu phát hiện mắc bệnh thận, thì người bệnh cần điều trị ngay để phòng ngừa, tránh chậm trễ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng.

Một lý do quan trọng khác là sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Bản thân bệnh tiểu đường không phải là khủng khiếp, nhưng điều đáng sợ là những biến chứng mà nó có thể gây ra.

Sau khi đường huyết tăng cao, nó sẽ ảnh hưởng đến đến thận và làm tăng protein trong nước tiểu.

Khi xuất hiện protein niệu, chức năng thận suy giảm, nếu không kiểm soát được thì tình trạng nhiễm độc niệu cuối cùng sẽ phát triển nghiêm trọng.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể ngăn chặn nó. Trước khi xuất hiện nhiễm độc niệu, cơ thể sẽ có những cảnh báo nhất định.

Hai loại mùi trong cơ thể có khả năng là dấu hiệu của bệnh nhiễm độc niệu

1. Mùi hôi miệng

Người có bệnh dạ dày thường có mùi hôi khi thức dậy vào buổi sáng. Nhưng nếu miệng có mùi lạ, tương tự như mùi nước tiểu, thậm chí sau khi đánh răng, rất có thể là do nhiễm độc niệu.

Nếu bạn bị ure huyết, một số thành phần độc hại có chứa amoniac rất khó loại bỏ ra ngoài, cuối cùng sẽ bị đào thải qua đường miệng dưới dạng khí.

2. Mùi nước tiểu

Thận là nơi chính hình thành nước tiểu. Một khi chức năng thận bất thường thì đương nhiên nước tiểu sẽ bị ảnh hưởng, và nó cũng tác động ngược lại đối với thận.

Khi chức năng thận suy giảm, nó rất khó bài tiết một lượng lớn các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài, từ đó làm nước tiểu có mùi hăng của amoniac. Nếu bạn xuất hiện dấu hiệu này, thì cần kịp thời kiểm tra để tìm cách điều trị sớm.

Ba thói quen xấu vào buổi tối

1. Nhịn tiểu

Việc thường xuyên kìm hãm nước tiểu trong bàng quang kéo dài sẽ dẫn đến một lượng lớn vi khuẩn không thể đào thải ra ngoài, từ đó gây bệnh viêm bàng quang.

Ngoài ra, khi nước tiểu chảy ngược vào thận, nó có thể gây nhiễm trùng thận và gây bệnh thận.

2. Thức khuya

Thường xuyên thức khuya có thể làm trầm trọng thêm bệnh tim và ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Nếu mức huyết áp trong cơ thể không ổn định, thì nó cũng làm trầm trọng thêm bệnh thận. Do đó, bạn cần đảm bảo thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.

3. Thực phẩm nhiều muối

Ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao, và huyết áp cao có thể làm hỏng các cơ quan trong cơ thể, một trong số đó là thận.

Huyết áp cao trong thời gian dài hoặc huyết áp dao động lớn có thể dẫn đến xơ cứng cầu thận. Theo thời gian, chức năng thận hoạt động bất thường, creatinin tăng cao, trong trường hợp nặng sẽ sinh ra bệnh nhiễm độc niệu.

Ngoài ra, lượng máu và độ phù của bệnh viêm thận mãn tính có mối quan hệ rất lớn với muối natri. Do đó, bạn cần hạn chế muối trong các bữa ăn.

Lượng muối ăn hàng ngày nên được kiểm soát dưới 2 đến 4 gram để ngăn ngừa tăng lượng máu và phù nề, tránh tai biến.

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Nhiễm độc niệu thường có triệu chứng sớm nào? Cảnh giác với 2 bộ phận bốc mùi