Trung Quốc: Một giáo viên công khai vay tiền Tập Cận Bình để mua nhà

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một giáo viên ở tỉnh Thiểm Tây gần đây công khai trên các nền tảng truyền thông xã hội mong được vay tiền của Tập Cận Bình để mua nhà và tặng ông ấy một ‘món quà'. Một số bình luận cho rằng, trong mắt của chính quyền Trung Quốc câu nói của người giáo viên này không có hại gì đối với ông Tập nhưng lại vô cùng xúc phạm.

Trong đoạn video mà người giáo viên này quay cho biết, trong những năm gần đây anh ấy đã gặp một số khó khăn và đám cưới của anh ấy với bạn gái đã phải tạm hoãn vì anh ấy không thể thu xếp được tiền đặt cọc mua nhà. Thu nhập của anh khá hạn hẹp, người thân, bạn bè lại túng thiếu, không có hy vọng mua được nhà nên anh đã nảy ra ý tưởng táo bạo là vay tiền Tập Cận Bình để mua nhà.

Anh đặc biệt đề cập rằng các kênh mạng xã hội ở Trung Quốc đều bị kiểm duyệt nên lựa chọn duy nhất là ‘vượt tường lửa’ để có thể tìm sự giúp đỡ từ ông Tập.

“Tất nhiên, tôi không nói những lời này một cách tùy hứng. Người nghèo muốn làm việc gì thì cũng cần có sự hỗ trợ, không thể với bàn tay trắng, nên tôi viết vài điều nói lên sự thành tâm của mình, để cho ông ấy (Tập Cận Bình) có thể hiểu sâu hơn về những ‘đóng góp’ của chính quyền địa phương và hệ thống dư luận trong nước đối với người dân trong những năm qua”.

Người giáo viên này mong được Tập Cận Bình cho vay tiền để mua nhà và tặng ông một ‘món quà’. ‘Món quà’ này có thể là nhiều vấn đề xã hội ở Trung Quốc được phản ánh ở cuối video.

Một bài viết dài xuất hiện trong video nêu rõ: “Nền kinh tế tăng trưởng trong vài chục năm trở lại đây chủ yếu là do lợi ích từ việc tham gia thương mại toàn cầu trước đây, đồng thời việc khai thác bất động sản tại địa phương đã đạt đến đỉnh cao. Trong những năm gần đây, với việc tách rời ngoại thương, tốc độ dòng chảy của vốn bên ngoài này đã chậm lại. Các ông chủ trong nước cũng không sẵn lòng từ bỏ lợi nhuận của mình, điều này dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo trở nên nổi cộm, xã hội thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xuất hiện hệ thống giám sát dư luận mạnh mẽ, một cuộc chiến thông tin tư tưởng bắt đầu".

Bài viết cũng đề cập: “Khi thị trường ngoại thương ngày càng giảm và tăng tính tập trung, những người đang vật lộn để tồn tại phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hoặc mất việc làm do giảm phát, không mua nổi nhà, nợ khó trả, không dám sinh con, ốm đau cũng không thể đi khám, cảm thấy cuộc sống vô vọng”. Bài báo cho rằng “các điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất đang đến” kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.

Điều đáng chú ý là, cuối cùng người thầy giáo còn nói thêm: “Mong ước của tôi là trở thành một người như Ngụy Trưng, nhưng có thể cuối cùng lại trở thành Tỷ Can, nhưng sẽ không mang lại tổn hại cho gia đình tôi”.

Tỷ Can là tể tướng thời nhà Thương, truyền thuyết kể rằng ông đã trực tiếp can gián vua Trụ, tránh xa Đát Kỷ, nhưng Trụ Vương không nghe, sau đó ông bị Trụ Vương giết chết vô cùng tàn ác. Người thầy giáo này dường như đã linh cảm được hậu quả mà đoạn video này sẽ mang lại cho bản thân sau khi nó được lan truyền.

Điều đáng nói là chính quyền Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch xóa đói giảm nghèo có mục tiêu vào năm 2015 và chính quyền yêu cầu “đảm bảo nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo được hoàn thành vào năm 2020”. Tỉnh Thiểm Tây, nơi giáo viên này sinh sống, vào cuối năm 2019 đã tuyên bố rằng tất cả 56 huyện nghèo trong tỉnh đã thoát nghèo. Tuy nhiên, vào năm 2021, một vụ gian lận xóa đói giảm nghèo đã được tiết lộ tại một huyện nghèo ở địa phương.

Về đoạn video này, ông Đường Tĩnh Viễn, người dẫn chương trình “Viễn kiến Khoái bình” cho rằng, việc thầy giáo này mượn tiền Tập Cận Bình để mua nhà và muốn tặng ông Tập một “món quà” thực chất là phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc đang có nhiều lỗ hổng. Vào thời điểm mà tất cả người dân ở Trung Quốc đều im lặng, chính phủ và công chúng đều im lặng, người thầy giáo, một người bình thường, dám công khai và mạnh dạn chỉ ra những hỗn loạn trong bộ máy chính quyền của Tập Cận Bình và sẵn sàng gánh chịu mọi hậu quả. Chỉ riêng lòng dũng cảm này đã đáng được ngưỡng mộ.

Ông Đường Tĩnh Viễn cho rằng, trong mắt của chính quyền Trung Quốc, những điều người giáo viên này nói không có hại gì cho Tập Cận Bình, nhưng lại vô cùng xúc phạm. Vì anh này còn so sánh mình với Tỷ Can, và Tập Cận Bình đương nhiên sẽ trở thành bạo chúa như Trụ Vương. Nếu sự việc này xảy ra trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, anh ấy có thể đã bị xử tử một cách bí mật. Người thầy giáo không biết rằng lời nói của mình sẽ không bao giờ đến được tai Tập Cận Bình, trong mắt chính quyền địa phương, hành vi này là một sự cố mà chính quyền địa phương cần duy trì sự ổn định. Dưới sự giám sát khắp nơi của chính quyền Trung Quốc, người giáo viên này giờ đây có thể biến mất không dấu vết như Bành Lập Phát. (Click để xem các video liên quan )

Những người dũng cảm đã bị bắt vì chỉ trích ĐCSTQ

Bành Lập Phát đã treo hai biểu ngữ và dùng loa phát thanh trên cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh vào ngày 13/10/2022, công khai phản đối Tập Cận Bình, gọi ông là "kẻ phản bội độc tài", đồng thời đề xuất khai trừ Tập Cận Bình khỏi đảng, yêu cầu chính phủ thực hiện các quyền bầu cử đối với vị trí Chủ tịch nước và chấm dứt chính sách Zero Covid. Ngay sau đó anh đã bị cảnh sát bắt giữ tại hiện trường và hiện vẫn đang mất tích.

Một người dũng cảm khác là Kỳ Di Nguyên (tên trên mạng xã hội là Lucifer), đã đứng trước Cổng Tân Hoa Xã ở Bắc Kinh vào ngày 11/11/2018, mặc trang phục có in dòng chữ “Phản đối ông Tập ngăn cản người dân nói những điều sai trái của chính quyền” và “Phản đối chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, yêu cầu "trả tự do cho các luật sư nhân quyền" và "bảo vệ quyền tự do ngôn luận". Kỳ Di Nguyên sau đó đã bị cảnh sát Bắc Kinh bắt giữ vào ngày hôm sau, và bị giam giữ vào ngày 18/12 cùng năm.

Sau khi Kỳ Dị Nguyên bị bắt, nhân viên bảo vệ Đại học Bắc Kinh là Trương Phán Thành ở huyện Hợp Thủy, tỉnh Cam Túc, đã quay một đoạn video bày tỏ sự bất mãn với hệ thống toàn trị và yêu cầu thả cô gái Đổng Quỳnh Dao, công nhân Nhạc Hân, đã thả hơn một triệu người Hồi giáo bị cầm tù ở Tân Cương, đồng thời công khai chỉ trích viện trợ nước ngoài của chính quyền Tập Cận Bình. Trương Phán Thành sau đó bị chính quyền kết án một năm rưỡi tù giam. Chưa đầy một năm sau khi ra tù, Trương Phán Thành lại bị bắt vì công khai chỉ trích chính quyền một lần nữa.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: Một giáo viên công khai vay tiền Tập Cận Bình để mua nhà