Cảnh giác với 3 thói quen đặc biệt xấu khi nấu ăn, có thể gây ung thư phổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 26.000 trường hợp mắc ung thư phổi, trong đó gần 24.000 ca tử vong. Tỷ lệ nam, nữ giới mắc bệnh này lần lượt là 18.9% và 9.1%, theo số liệu từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN).

Về vấn đề này, Shen Yanjun, bác sĩ trưởng của Bệnh viện Quản lý Sức khỏe Beitou, cho biết các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi bao gồm hút thuốc hoặc tiếp xúc lâu dài với khói thuốc thụ động, tiền sử bệnh phổi, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói nấu ăn.

Ngoài ra, Tan Dunci, một y tá tại Khoa Độc học lâm sàng của Bệnh viện Chang Gung ở Linkou, cũng đề cập rằng dầu bốc khói, chiên mới với dầu ăn cũ mà không rửa nồi hoặc tắt máy hút mùi quá sớm cũng là những thói quen xấu khiến nhiều người phải chịu đựng căn bệnh ung thư.

Bác sĩ Shen Yanjun cho hay: "Có thể nói đây là căn bệnh thế hệ mới. Việc phát hiện bệnh vào giai đoạn muộn cũng dẫn đến việc trì hoãn thời điểm tốt nhất để điều trị".

Cô cho biết không dễ để phát hiện sớm các tổn thương ung thư biểu mô tuyến phổi bằng chụp X-quang ngực, thay vào đó, phải dựa vào chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT), điều quan trọng nhất là phát hiện chúng sớm khi bệnh ở giai đoạn đầu và điều trị bằng phẫu thuật kịp thời, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể đạt hơn 90%.

Nói về các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi, bác sĩ Shen Yanjun thẳng thắn cho biết, chúng bao gồm "hút thuốc lá", "tiếp xúc lâu dài với khói thuốc thụ động", "tiếp xúc lâu dài với radon, amiăng, asen, các sản phẩm từ than đá và các chất gây ung thư khác", "đã mắc bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và tiền sử bệnh phổi khác", "tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi", "ô nhiễm không khí", "thường xuyên tiếp xúc với khói nấu ăn". Những người nằm trong nhóm này đều thuộc nguy cơ cao và cần chủ động tầm soát để giảm rủi ro do bệnh ung thư phổi gây ra.

Bác sĩ Tan Dunci nhấn mạnh 3 thói quen xấu mà nhiều người mắc phải trong quá trình nấu ăn hàng ngày, góp phần làm tăng tỷ lệ ung thư phổi:

  • Thứ nhất, “xào thức ăn với dầu bốc khói”, đây là nguyên nhân chính gây ung thư phổi cho nhiều phụ nữ. Cô cho biết bản thân thường xào món ăn với nước tại nhà, điều này giúp hạn chế khói dầu. Hơn nữa, việc xào thức ăn với nước sẽ giúp nhà bếp sạch sẽ hơn.
  • Thứ hai, "chiên món mới mà không rửa nồi", ngoài việc gây mùi, thức ăn cháy hoặc quá trình cacbon hóa vẫn có khả năng gây ung thư. Ngay cả khi vấn đề đó không xuất hiện, thì việc hâm nóng thức ăn nhiều lần với lượng dầu ăn còn sót lại trong nồi cũng có thể để lại một số đốm đen bám vào thành nồi. Điều này cũng cần lưu ý. Cô nói rằng mặt trong và mặt sau của nồi nên được làm sạch trước khi nấu món mới. Vì dầu mỡ bám vào thành nồi sẽ bốc khói và bay vào không khí sau khi đun nóng, sinh ra chất gây ung thư.
  • Cuối cùng, nữ bác sĩ khuyến cáo không nên “tắt máy hút mùi ngay lập tức sau khi nấu". Nghiên cứu của Viện Y tế Công cộng Đại học Quốc gia Đài Loan đã chỉ ra rằng, mức độ PM2.5 trong phòng bếp vẫn cao khi bạn tắt máy hút mùi.

Sự tồn tại của PM2.5 sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và gia đình. Một số người mở cửa sổ để tăng tốc độ thông gió. Trên thực tế, nó ảnh hưởng đến lực hút của máy. Về cơ bản, bạn chỉ cần mở cánh cửa phía xa, đóng cửa sổ bên cạnh máy là đủ để giúp làm sạch không khí trong nhà.

Theo Li Hua - Aboluowang
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cảnh giác với 3 thói quen đặc biệt xấu khi nấu ăn, có thể gây ung thư phổi