Hao mòn một người không phải do thiếu tiền hay năng lực, mà là 4 kiểu suy nghĩ của kẻ yếu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năng lực của mỗi người thường rất lớn, chỉ là do chính chúng ta tự giới hạn bản thân. Đặc biệt, 4 kiểu tư duy của kẻ yếu này thường sẽ kiềm chế bản thân chúng ta.

Có một câu chuyện: Ngày xửa ngày xưa, một vị quốc vương sắp đi xa, trước khi đi, ông đưa cho ba người đầy tớ mỗi người một nén bạc và dặn họ hãy lấy số bạc đó để làm ăn.

Người đầy tớ đầu tiên có tầm nhìn xa đã đầu tư táo bạo, một thỏi bạc kiếm được 10 thỏi và nhà vua ban thưởng cho anh ta 10 thành phố.

Người đầy tớ thứ hai buôn bán nhỏ, kiếm được 5 thỏi từ 1 thỏi bạc, và nhà vua ban thưởng cho anh ta 5 thành phố.

Người đầy tớ thứ ba sợ làm ăn thua lỗ nên giấu bạc trong khăn tay không dám lấy ra.

Nhà vua vô cùng tức giận và trao số bạc của người đầy tớ thứ ba cho người đầy tớ thứ nhất.

Thỏi vàng. (Pexels)

Đây là "Hiệu ứng Matthew" nổi tiếng, cho chúng ta biết: Người có bản lĩnh đương đầu với thử thách, dũng cảm đổi mới, thì mới có được thành tựu to lớn trong cuộc sống. Những người có tâm yếu không chịu thay đổi và dễ dàng bỏ cuộc sẽ không đạt được điều gì.

Trước đây, chúng ta luôn cho rằng tiền bạc và năng lực quyết định cuộc sống của chúng ta, nhưng sau đó chúng ta phát hiện ra rằng khoảng cách lớn nhất giữa con người với nhau thực ra chính là cách suy nghĩ.

Nếu bạn muốn tận hưởng cuộc sống của mình và trở thành người dẫn đầu trong cuộc sống, bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách loại bỏ 4 kiểu suy nghĩ yếu kém này.

1. Thích phàn nàn, không có hành động

Một người cho dù có chuyện gì xảy ra, thay vì tìm cách giải quyết, lại phàn nàn một cách mù quáng, thì họ chỉ có thể sống trong sự hỗn loạn và khó đạt được sự nghiệp.

Nhà văn trẻ Lý Thượng Long từng kể một câu chuyện. Có một người bạn mỗi lần gặp mặt đều phàn nàn với anh: Tôi không đủ tiền mua nhà, tự trách mình kém may mắn, làm trong một công ty có phúc lợi kém và thu nhập thấp. Thấy đồng nghiệp được thăng tiến, mắng người đó xu nịnh, mình khinh thường. Không được tăng lương, mắng lãnh đạo không quan tâm đến cấp dưới, làm việc cho công ty bao nhiêu năm mà không được gì...

Lúc đầu, Lý Thượng Long nghĩ thật thú vị khi người bạn này dám nói ra nhiều sự thật như vậy. Tuy nhiên, sau khi nghe nhiều anh ngày càng chán bạn mình nên hỏi bạn:

"Nếu bạn rất không hài lòng với tình hình hiện tại của mình, tại sao bạn không từ chức và thay đổi công việc?"

Bạn anh bắt bẻ rằng anh ấy không có tiền, không có xuất thân tốt, năng lực và học vấn chỉ ở mức trung bình, nên cứ quanh quẩn ở đây.

Lý Thượng Long lại hỏi: "Nếu không có tiền, tại sao không nghĩ cách kiếm tiền? Nếu không có năng lực, tại sao không học một kỹ năng?"

Có những người chỉ thích nói không thích làm. (Pexels)

Người này bắt đầu đổ lỗi hết cái này đến cái khác, làm ở cái công ty vớ vẩn này lâu rồi, ngoài công việc ra không biết gì khác, làm gì có tiền?

Đôi khi, tại sao chúng ta không thích những người bạn như thế này?

Cuộc sống không vừa ý, họ phàn nàn không có nền tảng gia đình tốt. Công việc kinh doanh không suôn sẻ, tự trách mình không gặp may...

"Thỉnh thoảng phàn nàn về cuộc sống có thể là một sự thanh tẩy của một loại cảm xúc nào đó, điều đó không sao. Tuy nhiên, thói quen phàn nàn mà không thay đổi thì là một người không thông minh".

Con người sống trên đời, cuộc đời không mấy ai được thuận buồm xuôi gió, ai cũng tiến về phía trước với những gánh nặng tiêu cực.

Những người dễ bị tổn thương, hay phàn nàn với mọi người về sự khó khăn và bất công của cuộc sống. Như mọi người đều biết, đổ lỗi và phàn nàn một cách mù quáng sẽ chỉ tiếp tục tiêu hao bản thân và cuộc sống sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Một người mạnh mẽ từ bỏ những lời phàn nàn không cần thiết và biến cuộc sống của mình thành một chế độ im lặng. Đừng nói gì về đau khổ, đừng nói gì về đau đớn, hãy âm thầm tu luyện, lặng lẽ làm việc chăm chỉ và tìm một khung cảnh khác cho cuộc sống của bạn.

2. Thích mạnh mẽ, quá coi trọng thể diện

Nhà văn Diệc Thư từng nói: "Thể diện là thứ khó buông bỏ nhất đối với con người, nhưng cũng là thứ vô dụng nhất".

Người năng lực càng kém càng coi trọng thể diện, sống bằng ánh mắt người khác, sống tranh giành sĩ diện. Họ không biết rằng chỉ có dũng cảm mới có được thể diện; trọng thể diện không những không thể khiến bản thân trở nên mạnh mẽ hơn mà còn làm xáo trộn cuộc sống vốn dĩ ổn định đến mức không thể nhận ra.

Tôi đã từng xem một tiểu phẩm vô lý và hài hước tên là "Hãy nói cho tôi biết nếu bạn có việc cần làm".

Quách Tử do Quách Đông Lâm thủ vai, khắc họa những người thích cậy mạnh như "chết sĩ diện sống chịu tội" trong cuộc sống rất sâu sắc.

Trong đơn vị làm việc, Quách Tử thường bị mọi người coi thường, vì thế anh ta gặp ai cũng liền khoe khoang nói mình "bản lĩnh rất lớn", ai có việc anh đều có thể hỗ trợ giải quyết.

Đồng nghiệp lão Ngưu không mua được vé giường nằm đắt tiền, Quách Tử liền khoác lác nói có người quen ở nhà ga. Thực tế, lại là tự mình đội gió lạnh đi xếp hàng cả đêm, cuối cùng còn phải tự ứng tiền, mới mua được hai vé giá cao.

Thích nói khoác cuối cùng nhận trái đắng. (Pexels)

Lúc đồng nghiệp đến lấy vé, anh lại khoác lác: "Tôi chỉ gọi điện thoại, người ta liền đưa năm vé giường nằm tới, tôi ngại nhiều, trả lại ba vé”.

Khi đồng nghiệp nghe thấy điều này, họ ngay lập tức nói rằng cần mua thêm ba chiếc nữa và nhờ anh ấy mua giúp.

Quách Tử lo lắng lén lút chép miệng, nhưng vì thể diện, vẫn đồng ý.

Người vợ không thể chịu đựng được nữa và hỏi anh ta đang cố làm cái gì vậy?

Quách Tử nói: "Anh chỉ muốn người khác đánh giá cao về anh!"

Có một câu đọc mà thấy thấm: "Bi kịch lớn nhất của một người không phải là luôn bị bắt nạt ở thế giới thực, mà là ở thế giới thực, họ là kẻ yếu đuối nhưng lại muốn trở thành kẻ mạnh trong thế giới dư luận".

Những người mạnh mẽ về tinh thần thì thể hiện sự yếu đuối, còn những ai yếu lòng thì cố tỏ ra mạnh mẽ.

Càng đến tuổi trung niên càng nhận ra thể diện là do mình xây dựng, cuộc sống là sống cho mình, mình có nghị lực bao nhiêu thì thiên hạ cũng nể trọng bấy nhiêu. Thà làm một người chân thật, làm mọi việc một cách thực tế hơn là sưng mặt vì sĩ diện.

Chỉ bằng cách sống trong sự tự tin của chính mình, người ta mới có thể nhận được sự tôn trọng của người khác và có được thể diện thực sự.

3. Thích ghen tị, không thấy điểm tốt của người khác

Nhà văn Somerset Maugham đã nói: "Khi một người làm điều gì đó vượt quá lẽ thường, đồng hương của người đó sẽ luôn cố gắng tìm ra một số điểm không tốt”.

Cấp càng thấp càng không sẵn sàng thừa nhận sự xuất sắc của người khác nên họ dùng đủ mọi lời lẽ để công kích người khác.

Cách đây một thời gian, "cô gái Trung Quốc tốt nghiệp Oxford" được tung hô là hot search.

Hóa ra, một cô gái Trung Quốc tên là Chu Văn Kỳ, với thành tích đứng đầu khối mô hình toán học, tốt nghiệp thạc sĩ đại học Oxford, hơn nữa còn đoạt được hai học bổng Oxford, tiếp tục học tiến sĩ. Cô đăng một đoạn video lên Weibo để chia sẻ niềm vui nhưng không ngờ lại thu hút một nhóm cư dân mạng bắt nạt trên mạng.

Có người chất vấn cô khai man học vị, có người cười nhạo cô là tiểu thương, có người hỏi cô là cái gì.

Thậm chí một người tên V được cho là "Tiến sĩ toán học" công khai khiêu khích cô ra đề trên mạng để cô chứng minh "trong sạch". Kết quả, cô không chỉ giải bài toán một cách hoàn hảo mà còn chỉ ra những thiếu sót.

Không khó để nhận thấy những người xung quanh chúng ta có suy nghĩ yếu kém thường thích đố kỵ và vu khống người khác: Nhìn thấy công việc kinh doanh đang phát đạt của các đồng nghiệp, họ tìm mọi cách để công kích đối thủ của mình. Thấy đồng nghiệp được thăng chức, tăng lương, những người có tâm tật đố lại bịa ra đủ thứ tin đồn để vu khống đối phương...

Cũng giống như con cua trong "The Crab's Law": Nếu trong giỏ chỉ có một con cua, phải đậy nắp lại, nếu không nó sẽ nhanh chóng bò ra ngoài. Nhưng nếu trong rọ có nhiều cua, chúng sẽ kéo nhau không con nào thoát ra được.

Ghen tị là tâm rất xấu của con người. (Pexels)

Có câu: “Kẻ mạnh giúp đỡ lẫn nhau, kẻ yếu dẫm đạp lên nhau”.

Người càng xuất sắc, họ càng biết quý trọng và giúp đỡ lẫn nhau, bởi họ hiểu rằng khi xây cầu cho người khác, họ cũng đang mở đường cho chính mình.

Người càng tầm thường thì càng thích làm xấu mặt nhau, tranh giành lẫn nhau, chặn đường tiến của người khác, cũng làm cho mình hãm sâu vào vũng bùn, nửa bước khó đi.

Cuộc đời ngắn ngủi, thay vì dành nhiều thời gian và năng lượng để làm những việc hại người và lợi cho mình, tốt hơn hết là cải thiện nhân cách của chính mình, thoát khỏi những tình huống khó xử trong suy nghĩ cấp thấp, đó là trí tuệ hàng đầu của một người.

4. Thích trốn tránh, không muốn bước ra khỏi vùng an toàn

Schlink viết trên The Reader:

"Tất cả những lần bỏ cuộc với lý do trốn tránh làm cái cớ, cuối cùng sẽ được hoàn trả gấp đôi trong tương lai".

Trong cuộc sống có rất nhiều người, vốn ở độ tuổi nên cố gắng, lại lựa chọn ở trong vùng thoải mái được chăng hay chớ mà chưa từng nghĩ rằng, những gì bạn trốn tránh hôm nay, một ngày nào đó sẽ khiến bạn phải trả giá đắt hơn.

Phương Hồng Dần phong độ, nhẹ nhàng trong "Vây thành", sinh ra trong gia đình giàu có, là du học sinh từ nước ngoài trở về, vốn có thể trải qua cuộc sống mà mình muốn bằng cách dựa vào nỗ lực của mình. Tuy nhiên, sau khi trở về Trung Quốc, chuyện tình cảm và sự nghiệp của anh liên tục gặp phải những thất bại, và cuộc sống của anh rất khó khăn.

Đối mặt với tình yêu chân thật của Đường Hiểu Phù, vì sự hèn nhát của mình, Phương Hồng Dần không đủ can đảm để giải thích sự hiểu lầm, mặc dù ái mộ lẫn nhau nhưng anh vẫn lướt qua tình yêu.

Không nghĩ tới muốn kết hôn, lại vì tránh né ánh mắt người đời, mơ mơ hồ hồ kết hôn với Tôn Nhu Gia. Sau khi kết hôn, hai người lòng sinh oán hận, cuộc sống trôi qua với những mâu thuẫn.

Khi còn làm giáo viên ở đại học Tam Lư, tinh thần Phương Hồng Dần sa sút qua loa, sai lầm chồng chất, bị đồng nghiệp xa lánh, chèn ép, cũng không được sinh viên chào đón. Thay vì tìm cách cải thiện trình độ giảng dạy của mình, anh ấy lại viện cớ cho sự không hành động của mình, phàn nàn các khóa học do hiệu trưởng sắp xếp cho không tốt, và cuối cùng anh bị nhà trường sa thải.

Vùng an toàn của bản thân sẽ giới hạn mỗi người. (Pexels)

Sau đó, một người bạn giới thiệu Phương Hồng Dần vào làm biên tập viên cho một hãng thông tấn, tốt nghiệp khoa tiếng Trung, anh cảm thấy mình không đủ năng lực nên đã chọn một vị trí dễ dàng trong phòng tư liệu, có trợ cấp sinh hoạt sống qua ngày, tìm thấy sự ổn định trong vùng an toàn của mình.

Nhà văn Lão Dương nói: "Một cuộc sống hạnh phúc không phải là trốn tránh những rắc rối trước mặt mà quên đi, mà là đối mặt với vấn đề".

Đứng trước những khó khăn của cuộc đời, kẻ yếu đuối quen trốn tránh, phó mặc cho số phận, trong lúc do dự, họ bỏ lỡ nhiều cơ hội để trưởng thành.

Kẻ mạnh sẽ đối mặt với vấn đề của chính mình, dám đương đầu với khó khăn, chủ động trưởng thành trước những thất bại và được tái sinh giữa đau khổ.

Ở đời không có đau khổ nào là uổng phí, mọi may mắn và thành công đều được tạo nên từ đau khổ.

Đối mặt với tương lai bất định, thay vì tiêu cực trốn tránh, tốt hơn hết hãy dũng cảm đón nhận nó và khiến bản thân mạnh mẽ hơn trên con đường trưởng thành.

CEO Phó Thịnh của Cheetah Mobile, cho biết: "Sự khác biệt lớn nhất giữa con người là nhận thức, và gốc rễ của sự khác biệt giữa con người là suy nghĩ".

Cách chúng ta nghĩ về thế giới sẽ quyết định loại cuộc sống mà chúng ta sẽ sống.

Trong cuộc đời này, bạn chắc chắn sẽ gặp đủ loại người, sau một thời gian tiếp xúc, bạn sẽ thấy: Có người dù có điều kiện và khả năng vượt trội đến đâu cũng khó thành công. Và có người dù gặp khó khăn cũng tìm được con đường khác để đi đến tương lai tươi sáng.

Theo Vương Hoa - Aboluowang
Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hao mòn một người không phải do thiếu tiền hay năng lực, mà là 4 kiểu suy nghĩ của kẻ yếu