Sử dụng điện thoại thông minh quá mức có thể gây ra chứng lác mắt cấp tính

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại thông minh trở nên phổ biến, số lượng thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn thị giác gọi là lác mắt đang ngày một gia tăng.

Rối loạn thị giác khiến mắt không thẳng hàng với nhau khi nhìn vào một vật thể. Lác mắt có thể khiến mắt lác vào trong (esotropia) hoặc ra ngoài (exotropia).

Trước tình hình đó, các bác sĩ nhãn khoa đang kêu gọi phụ huynh giới hạn thời gian sử dụng điện thoại quá mức của trẻ em.

Koji Kawamoto, một chuyên gia nhãn khoa tại Nhật Bản, đã xuất bản cuốn sách “スマホ失明” (Điện thoại thông minh và bệnh mù lòa) vào năm 2022.

Ông viết rằng, việc dành nhiều thời gian nhìn vào điện thoại thông minh có thể khiến mắt của một người bị lác vào trong.

Về lâu dài, nó có thể gây ra “chứng dị hướng đồng thời cấp tính” (acute acquired comitant esotropia - AACE). AACE thường xảy ra ở những bệnh nhân cận thị nhìn lâu các vật ở gần.

Nhưng AACE chỉ là một tình trạng tạm thời, và nó có thể thuyên giảm bằng cách tránh nhìn vào các vật thể ở gần.

Tuy nhiên, với việc sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài, các triệu chứng esotropia trở nên khó cải thiện. Ngày càng có nhiều bệnh nhân cần điều trị bằng phẫu thuật.

Theo một báo cáo dựa trên bảng câu hỏi của Hiệp hội Nhãn khoa Nhi Nhật Bản cùng Hiệp hội Lác và Giảm thị lực vào năm 2019, có 158 trong số 371 bác sĩ nhãn khoa đã tư vấn cho bệnh nhân AACE trong độ tuổi từ 5-35 vào năm 2018.

122 bác sĩ nhãn khoa cho biết, căn bệnh này có liên quan đến sử dụng quá mức các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại thông minh, đặc biệt là ở trẻ em dưới 12 tuổi.

AACE và việc sử dụng quá mức các sản phẩm điện tử

Tiến sĩ Weng Shaowei, một bác sĩ nhãn khoa ở Đài Loan, cho biết tỷ lệ mắc AACE đã tăng lên ở những người trẻ từ 10-20 tuổi do sử dụng quá nhiều các sản phẩm điện tử như máy tính, điện thoại…

Weng nói rằng chứng loạn thị thường do các bệnh khác như tật khúc xạ cao, chấn thương cơ ngoại nhãn, viêm, cường giáp, nhược cơ, viêm mũi xoang mãn tính và di chứng phẫu thuật gây ra.

Áp lực lên dây thần kinh từ một khối u não cũng có thể gây ra tình trạng này.

Nếu một người trưởng thành đột nhiên phát triển chứng AACE, họ sẽ nhìn thấy hai hình ảnh khi nhìn vào một vật thể. Bệnh nhân không thể hợp nhất hình ảnh một cách trực quan; sự bất lực này được gọi là “song thị” (diplopia).

Weng nói rằng khi một số người nhìn vào điện thoại của họ, khoảng cách xem là khoảng 20 đến 30cm. Thói quen này ảnh hưởng đến khả năng hợp nhất thị giác của họ về lâu dài. 
Weng nói rằng khi một số người nhìn vào điện thoại của họ, khoảng cách xem là khoảng 20 đến 30cm. Thói quen này ảnh hưởng đến khả năng hợp nhất thị giác của họ về lâu dài. (Pexels)

Weng nói rằng khi một số người nhìn vào điện thoại của họ, khoảng cách xem là khoảng 20 đến 30cm. Thói quen này ảnh hưởng đến khả năng hợp nhất thị giác của họ về lâu dài.

Hơn nữa, đối với những người mắc chứng esotropia, các triệu chứng có thể nhanh chóng phát triển thành AACE.

Khi bệnh toàn thân, viêm nhiễm, chấn thương bên ngoài và các vấn đề về não được loại trừ là nguyên nhân gây ra chứng lồi nhãn cầu, các bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng liệu pháp độc tố Botulinum (Botox) để thư giãn các cơn co thắt cơ quá mức mà không cần phẫu thuật.

Thật không may, phương pháp điều trị này có thể không chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân mắc AACE. Một số người tái phát sau khi được điều trị bằng Botox và cuối cùng vẫn phải làm phẫu thuật hoặc đeo kính.

Weng đề nghị các bậc cha mẹ nên ngăn chặn việc trẻ em sử dụng lâu dài các sản phẩm điện tử.

Khi con bạn phàn nàn về chứng nhìn đôi, mệt mỏi, đau đầu hoặc nhắm một mắt dưới ánh nắng chói chang, bạn nên hết sức cẩn thận vì trẻ có thể đã xuất hiện các triệu chứng của mắt lác vào trong.

Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu một người có góc lác mắt quá lớn, không thể nhanh chóng chữa khỏi sẽ gây ra rất nhiều bất tiện.

Đối với trẻ em, lác mắt vào trong lâu dài có thể làm hỏng chức năng thị giác và thậm chí dẫn đến nhược thị (còn gọi là “mắt lười” - “lazy eye”).

Zheng Jie, Tiến sĩ khoa học y tế từ Đại học Tokyo ở Nhật Bản, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times rằng thanh thiếu niên vẫn đang phát triển các chức năng thị giác nên chú ý đến những điểm sau:

  • Duy trì khoảng cách từ màn hình đến mắt là 50cm đối với máy tính và 30cm trở lên đối với điện thoại thông minh;
  • Hạn chế thời gian chơi trò chơi điện tử hoặc nhìn vào điện thoại thông minh mỗi ngày;
  • Khi sử dụng màn hình, hãy nhớ nhìn ra một vật ở xa sau mỗi khoảng thời gian từ 10 đến 20 phút;
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời.

Theo The Epoch Times tiếng Anh
Hoàng Tuấn biên dịch

Ellen Wan đã làm việc cho phiên bản tiếng Nhật của The Epoch Times từ năm 2007.



BÀI CHỌN LỌC

Sử dụng điện thoại thông minh quá mức có thể gây ra chứng lác mắt cấp tính