WHO cảnh báo: Kế hoạch tiêm vaccine tăng cường có thể 'kéo dài' đại dịch COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

WHO một lần nữa nhắm vào các chương trình tiêm vaccine tăng cường COVID-19 của các quốc gia phát triển và cáo buộc họ đã kéo dài đại dịch COVID-19.

Tại một cuộc họp báo trong tuần này, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Các chương trình phổ biến [mũi] tăng cường có khả năng kéo dài đại dịch, thay vì kết thúc nó, bằng cách chuyển hướng cung cấp cho các quốc gia đã có mức độ bao phủ tiêm chủng cao, tạo cơ hội cho virus lây lan và đột biến nhiều hơn”.

Khi Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Âu công bố kế hoạch phân phối liều tăng cường vào đầu năm nay, ông Tedros và các cơ quan chức năng khác của WHO đã chỉ trích động thái này. Họ nhận định, thay vào đó, những liều thuốc này nên được chia cho các quốc gia nghèo hơn.

Đầu tháng này, Tiến sĩ Mike Ryan là giám đốc khẩn cấp của WHO đã đặt câu hỏi về logic của một số quốc gia đang cố gắng sản xuất nhiều liều vaccine tăng cường hơn để tiêm chủng cho tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở lên. Ông Ryan nói: “Hiện tại, không có bằng chứng nào mà tôi biết để cho thấy rằng, tiêm mũi tăng cường cho toàn bộ dân số sẽ cung cấp sự bảo vệ tốt hơn cho những người khỏe mạnh chống lại nguy cơ nhập viện và tử vong”.

Ông nói thêm: “Nguy cơ thực sự của bệnh nặng, nhập viện và tử vong nằm ở những người có nguy cơ và dễ bị tổn thương, những người cần được bảo vệ chống lại tất cả các biến thể của COVID-19” - căn bệnh do virus Corona Vũ Hán gây ra. Các cơ quan trên khắp thế giới thường coi những người lớn tuổi, những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại và những người làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao là những người dễ bị tổn thương trong đại dịch COVID-19.

Tháng trước, sau khi biến thể Omicron của WHO được coi là một "mối quan tâm", cái tên của nó đã gây tranh cãi vì WHO bỏ qua việc đặt tên nó là Xi hoặc Nu. Một số người đặt câu hỏi rằng, liệu cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc có quyết định không đặt tên nó là "Xi" vì sợ có khả năng xúc phạm đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoặc nhà lãnh đạo của chế độ này là ông Tập Cận Bình hay không (tên tiếng Anh của ông Tập là Xi Jinping).

Các quan chức y tế tại Hoa Kỳ đã tiếp tục quảng cáo việc bổ sung mũi tiêm tăng cường COVID-19 cho tất cả người dân từ 16 tuổi trở lên trong bối cảnh gia tăng các trường hợp nhiễm chủng Omicron trên khắp Hoa Kỳ, mặc dù rất ít trường hợp tử vong được báo cáo trên toàn thế giới. Hôm 21/12, Israel thông báo sẽ cung cấp liều vaccine Pfizer thứ 4 cho những người trên 60 tuổi.

Nhiều tháng trước, Israel đã chính thức bổ sung việc tiếp nhận liều vaccine tăng cường (hoặc liều thứ ba) như một điều kiện để sử dụng hộ chiếu vaccine COVID-19 “thông hành xanh” của quốc gia mình, để người dân có thể vào một số doanh nghiệp nhất định. Tại Hoa Kỳ, ngày càng nhiều doanh nghiệp và tổ chức đã yêu cầu các mũi tiêm tăng cường như là điều kiện để được phép vào các tòa nhà hoặc như một điều kiện để có việc làm.

Ông Tedros cũng nói với các phóng viên rằng, hầu hết mọi người trong các bệnh viện có tiếp nhận ca bệnh COVID-19 trên khắp thế giới không được tiêm chủng. Ông ấy đã không cung cấp bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố. Ông nói: “Không quốc gia nào có thể [dùng mũi tiêm tăng cường] để thoát khỏi đại dịch”.

Theo Epoch Times tiếng Anh


WHO cảnh báo: Kế hoạch tiêm vaccine tăng cường có thể 'kéo dài' đại dịch COVID-19