WHO: ‘Không có bằng chứng’ cho thấy liều vaccine tăng cường sẽ mang lại sự bảo vệ tốt hơn cho những người khỏe mạnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết “không có bằng chứng” nào cho thấy rằng liều vaccine Covid-19 tăng cường sẽ mang lại “sự bảo vệ tốt hơn” cho những người khỏe mạnh.

Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO, đã đặt câu hỏi về tính logic của việc một số quốc gia đang cố gắng sản xuất nhiều liều vaccine tăng cường hơn để tiêm chủng cho người dân từ 18 tuổi trở lên.

Ông Ryan nói: Hiện tại, không có bằng chứng nào mà tôi biết về việc thúc đẩy liều [vaccine] tăng cường cho toàn bộ dân số là cần thiết phải cung cấp cho sự bảo vệ tốt hơn để những người khỏe mạnh chống lại việc nhập viện và tử vong”.

Ông nói thêm: “Nguy cơ thực sự của bệnh tật nặng, nhập viện và tử vong nằm ở những người có nguy cơ và dễ bị tổn thương. Những người này cần được bảo vệ để chống lại tất cả các biến thể của COVID-19”. Các cơ quan y tế trên toàn thế giới thường coi những người lớn tuổi, những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại và những người làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao, là những người dễ bị tổn thương.

Vương quốc Anh gần đây đã thông báo rằng họ đã đảm bảo 114 triệu liều vaccine cho năm 2022 và 2023. Những liều này sẽ được cung cấp cho tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở lên vào cuối tháng 1 năm 2022.

Vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi những người Mỹ từ 18 tuổi trở lên tiêm liều vaccine tăng cường do sự xuất hiện của biến thể Omicron được phát hiện ở ít nhất năm bang của Hoa Kỳ.

Các quan chức y tế Nam Phi cho biết trong các cuộc phỏng vấn vừa qua rằng, những người đã nhiễm biến thể Omicron đang có các triệu chứng "cực kỳ nhẹ". Không có trường hợp tử vong nào liên quan đến biến chủng COVID-19 mới. Các quan chức của WHO cũng cảnh báo rằng cho đến nay vẫn chưa đủ dữ liệu để xác định liệu biến chủng này có thể gây ra bệnh nặng hơn hoặc tấn công sự bảo vệ của miễn dịch tự nhiên hoặc tiêm chủng hay không.

Ở một số quốc gia, bắt buộc tiêm chủng một liều vaccine tăng cường sau sáu tháng chế độ tiêm chủng ban đầu được coi là “đã được tiêm chủng đầy đủ”. Hiện tại, các quan chức ở Hoa Kỳ, bao gồm các thống đốc của New Mexico và Connecticut, đang tuyên bố rằng một người không thể được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ trừ khi họ đã được tiêm liều tăng cường.

Đầu năm nay, Israel đã đính kèm việc tiêm liều tăng cường như một điều kiện để sử dụng “thẻ xanh” hộ chiếu vaccine COVID-19 để có thể tham gia một số doanh nghiệp nhất định. Trong khi đó, hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer nói với BBC rằng kể từ bây giờ, hàng năm có thể sẽ cần đến các loại vaccine tăng cường.

Bình luận Tiến sĩ của Ryan được đưa ra khi các quan chức khác của WHO chỉ trích Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Israel và những nước khác về việc áp đặt lệnh cấm đi lại đối với các quốc gia Nam Phi do biến thể Omicron. Trước đây, lãnh đạo của WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã kêu gọi các quốc gia giàu có cung cấp liều vaccine ban đầu cho các quốc gia nghèo hơn, thay vì tập trung vào việc tiêm liều tăng cường cho người dân của họ.

Thiên Kim
Theo The Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

WHO: ‘Không có bằng chứng’ cho thấy liều vaccine tăng cường sẽ mang lại sự bảo vệ tốt hơn cho những người khỏe mạnh