Chỉ số giá người tiêu dùng CPI và nhà sản xuất PPI của Trung Quốc ở mức cao kỷ lục

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào thời điểm cuối năm, người dân trên khắp Trung Quốc đang phải trả giá cao hơn cho các sản phẩm tại các cửa hàng tạp hóa, khi đổ xăng, và cả khi ở nhà. Bắc Kinh đang cố gắng kiềm chế lạm phát đối với các mặt hàng thiết yếu.

Theo báo cáo tháng 12 của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này trong tháng 10 và tháng 11 lần lượt tăng 13,5% và 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 và tháng 11 lần lượt tăng 1,5% và 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Investopedia định nghĩa PPI và CPI là các chỉ số kinh tế đo lường lạm phát. PPI đo lường lạm phát từ phía nhà sản xuất, trong khi CPI đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua trong một khoảng thời gian xác định.

PPI đo lường sự thay đổi trung bình của giá bán của dịch vụ và nguyên liệu thô trong toàn bộ thị trường nội địa; trong khi CPI thường được áp dụng để tính toán những thay đổi trong chi phí sinh hoạt. Ví dụ, nếu giá thị trường của phân bón hóa học tăng lên, người nông dân sẽ tốn nhiều chi phí hơn để trồng rau. Do vậy, người tiêu dùng sẽ phải trả giá cao hơn khi mua rau tươi; từ đó mà CPI tăng.

Nhà phân tích tài chính người Hong Kong Katherine Jiang nói với The Epoch Times rằng mức tăng PPI hai con số gần đây của Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến chỉ số CPI của nước này. Việc giá nguyên liệu thô tăng cao sẽ sớm phản ánh lên giá tiêu dùng.

Trong các mặt hàng thực phẩm, thịt lợn trong tháng 11 có mức tăng cao nhất so với tháng 10 là 12,2%, rau tươi 6,8%, trái cây tươi 4,3%, và trứng 3,0%.

So với tháng 11 năm ngoái, chi phí nhiên liệu vận tải của Trung Quốc đã tăng 35,7%, rau tươi 30,6%, và trứng 17,6%. Ngoài ra, giá nước, điện, và năng lượng dùng cho sinh hoạt đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vào ngày 15/12, người phát ngôn Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc thừa nhận rằng nước này đang phải đối mặt với mức lạm phát cao do chi phí sản xuất tăng, gây ra cú sốc về nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu.

Bàn về cú sốc nguồn cung, ông Jiang nói thêm rằng chi phí của các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm và giao thông vận tải tăng cao đã làm giảm sức mua của người dân; từ đó dẫn đến việc nhu cầu đối với các mặt hàng không thiết yếu bị thu hẹp. sản phẩm thiết yếu là sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cơ bản, thường ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả.

Chi Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chỉ số giá người tiêu dùng CPI và nhà sản xuất PPI của Trung Quốc ở mức cao kỷ lục