Hội nghị thượng đỉnh ESG diễn ra tại sào huyệt của giới tinh hoa cánh tả

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại Mỹ, một hội nghị thượng đỉnh về ESG đang được Viện Aspen tổ chức. Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm việc làm thế nào các nhà lãnh đạo ESG có thể ủng hộ nền dân chủ. Trong khi tự mô tả bản thân là một tổ chức phi đảng phái, các cá nhân có liên hệ chặt chẽ với Viện Aspen đã đóng góp ở mức độ khổng lồ cho Đảng Dân chủ.

Hội nghị thượng đỉnh Aspen ESG

Viện Aspen đang tổ chức một sự kiện chỉ dành cho khách được mời, “Hội nghị thượng đỉnh Aspen ESG”. ESG là từ viết tắt của môi trường, xã hội và quản trị. Sự kiện của Viện Aspen diễn ra vào thời điểm giá năng lượng tăng cao, các chỉ thị lạ thường về khí hậu và bất ổn toàn cầu gia tăng đang khiến ESG trở thành chủ đề gây tranh cãi.

Các diễn giả trong chương trình nghị sự kéo dài ba ngày của hội nghị thượng đỉnh bao gồm bà Allison Herren Lee, Ủy viên SEC (Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ). Bà Lee là người gần đây đã bỏ phiếu cho các quy định mới, sâu rộng về công bố thông tin về khí hậu đối với các công ty đại chúng.

Có trụ sở chính tại thị trấn nghỉ dưỡng miền núi cao cấp Aspen, Colorado, Mỹ, Viện Aspen có mục tiêu “biến ý tưởng thành hành động và tác động đến cá nhân và xã hội”, theo tuyên bố về sứ mệnh của viện.

Riêng trong năm 2020, Viện Aspen đã nhận được tài trợ từ Quỹ Bill và Melinda Gates, Quỹ Rockefeller, BlackRock, gia đình Crown, Quỹ Ford, Sáng kiến ​​Chan Zuckerberg và Quỹ Gia đình Bloomberg, cùng với các tỷ phú và các tổ chức phi lợi nhuận được sáng lập bởi các tỷ phú khác..

Viện cũng nhận được ít nhất một triệu USD từ Bộ Ngoại giao Mỹ và một số tiền hơn thế từ Walmart.

Viện Aspen tự mô tả bản thân là tổ chức ủng hộ các giá trị nhưng không có tính đảng phái. Nó không tài trợ cho các ứng cử viên hoặc đảng phái chính trị.

“Chúng tôi không tham gia vào hoạt động chính trị bầu cử hoặc bất kỳ hoạt động nào yêu cầu phải đăng ký theo Đạo luật công bố thông tin về vận động hành lang năm 1995, và không thuê nhân viên hoặc đối tác làm 'người vận động hành lang’ được xác định trong Đạo luật”, Viện Aspen tuyên bố trên trang web của mình.

Sào huyệt của giới tinh hoa cánh tả

Một số nguồn đã mô tả tổ chức này là thiên tả. Vào năm 2019, The Economist mô tả nó là "sào huyệt trên núi của giới tinh hoa cánh tả".

Dữ liệu từ tổ chức Bí mật mở (OpenSecrets, tổ chức theo dõi dữ liệu tài chính phục vụ chính trị) cho thấy các cá nhân được tuyển dụng bởi hoặc có liên hệ chặt chẽ với Viện Aspen đã quyên góp ở mức độ khổng lồ cho Đảng Dân chủ trong các kỳ bầu cử gần đây.

Hội nghị thượng đỉnh ESG diễn ra tại sào huyệt của giới tinh hoa cánh tả
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu trong Hội nghị Khí hậu Aspen Ideas hàng năm tại Trung tâm Thế giới Mới vào ngày 09/05/2022 tại Bãi biển Miami, Florida. (Ảnh: Joe Raedle / Getty Images)

Chẳng hạn, trong kỳ bầu cử năm 2022, 98,26% số tiền mà những cá nhân đó quyên góp cho các ứng cử viên liên bang thuộc về Đảng Dân chủ. Trong kỳ bầu cử năm 2018, tất cả tiền họ quyên góp đã được chuyển đến tay Đảng Dân chủ.

Ông Tucker Carlson tới từ Fox News cũng đã công kích Viện Aspen. Trong tiểu sử Twitter hiện tại của mình, ông Carlson, một cách mỉa mai, tự gọi mình là “vị khách thường xuyên của Viện Aspen”.

Trong một cuộc độc thoại hồi tháng 4, ông Carlson ám chỉ về ảnh hưởng của Viện Aspen khi chỉ trích bài phát biểu của cựu Tổng thống Barack Obama tại Đại học Stanford về vấn đề tuyên truyền thông tin sai lệch.

“Vì vậy, tôi và những người bạn của tôi tại Viện Aspen cần phải kiểm soát hoàn toàn mọi từ được thốt ra, nếu không thì đó không phải là nền dân chủ”, ông Carlson phát biểu.

Điều gì là tốt cho nền dân chủ?

ESG gần đây đã bị ông Elon Musk chỉ trích. Ông Musk mô tả ESG là một "trò lừa đảo" sau khi S&P Global Index loại bỏ công ty xe điện hàng đầu của ông, Tesla Motors, khỏi Danh mục ESG.

Ngoài ra, người đứng đầu Kho bạc của nhiều bang sản xuất năng lượng ở Mỹ tin rằng họ đã bị tác động tiêu cực theo cách bất công bởi việc xếp hạng ESG mới.

Đại diện của các ngân hàng lớn nhất của Mỹ và các công ty khác cũng dự kiến ​​sẽ nói chuyện tại hội nghị thượng đỉnh của Viện Aspen, kéo dài từ ngày 11/07 đến ngày 14/07.

Những diễn giả đó bao gồm các cá nhân có liên quan với Citi, Microsoft, Starbucks, Putnam Investments, Prudential, GE và Danone.

Hội nghị thượng đỉnh ESG diễn ra tại sào huyệt của giới tinh hoa cánh tả
Ông Jamie Dimon, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase & Co., ngồi cạnh Thị trưởng Detroit Mike Duggan (phải), và ông Walter Isaacson (trái), Chủ tịch của Viện Aspen, trong một cuộc thảo luận về sự phục hồi kinh tế của Detroit vào ngày 05/04/2016 tại Washington, DC. (Ảnh: Mark Wilson / Getty Images)

Một "luồng đối thoại" tại sự kiện có tiêu đề, "Các nhà lãnh đạo ESG nên ủng hộ nền dân chủ (theo cách nào)?".

“Các mối đe dọa đối với nền dân chủ đã khiến hoạt động kinh doanh ở trong nước và nước ngoài bị ảnh hưởng mạnh mẽ như thường lệ. Tại sao các nhà lãnh đạo ESG cần quan tâm [đến vấn đề trên]? Các nhà lãnh đạo ESG có đang góp phần thực hiện các cam kết ủng hộ dân chủ của các công ty của họ - hoặc làm thế nào họ có thể, trong khi vẫn làm công việc hàng ngày?”, chương trình nghị sự nêu rõ.

Trong bộ tài liệu năm 2021 có tên “Dự đoán về Doanh nghiệp và Xã hội vào năm 2022”, bà Judy Samuelson từ Viện Aspen đã viết, “khi chúng ta tiến tới giữa nhiệm kỳ [Tổng thống], mối quan tâm đối với nền dân chủ của chúng ta sẽ chỉ tăng lên — và các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang tham gia vào hệ thống trả tiền để đạt được mục đích vốn thống trị hệ thống chính trị của chúng ta — sẽ lại được các nhân viên xem xét đánh giá kỹ lưỡng”.

Bảo Nguyên

Theo Nathan Worcester - The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hội nghị thượng đỉnh ESG diễn ra tại sào huyệt của giới tinh hoa cánh tả