Khoảnh khắc thú vị khi Elon Musk phát hiện kho áo phông 'thức tỉnh' tại Twitter

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khoảnh khắc thú vị xuất hiện khi Elon Musk phát hiện ra kho áo phông có in khẩu hiệu ủng hộ trào lưu thức tỉnh tại Twitter. Những chiếc áo phông có liên hệ với các cuộc biểu tình diễn ra sau khi một thanh niên da đen bị cảnh sát bắn chết.

Giám đốc điều hành Twitter, Elon Musk, cho biết hôm thứ 3 (22/11) rằng ông đã phát hiện ra một kho áo phông có in khẩu hiệu “#StayWoke” (Duy trì Thức tỉnh) ở mặt trước bên trong một tủ quần áo tại trụ sở chính của công ty ở San Francisco. [Phong trào "thức tỉnh" được khởi xướng bởi những người cánh tả nhằm thúc đẩy đấu tranh về các vấn đề như bất bình đẳng xã hội, môi trường, phá thai…]

Trong một video được chia sẻ trên Twitter, người ta thấy ông Musk đang quay phim những chiếc áo phông tối màu với khẩu hiệu “#StayWoke” được tô màu trắng trong khi những người khác đang cười ở phía sau.

“Ở đây chúng ta đang xem hàng hóa… và có toàn bộ - toàn bộ một tủ quần áo chứa đầy những chiếc áo phông có hashtag thức tỉnh”, ông Musk nói trong đoạn clip dài 12 giây khi đang ghi hình lại một trong những chiếc áo đang được ai đó cầm.

“Một tủ chứa bí mật”, một cá nhân đi cùng tỷ phú sau đó nói đùa, điều không được ghi hình lại.

Video của Giám đốc điều hành Tesla và người sáng lập SpaceX đã nhanh chóng lan truyền mạnh mẽ và thu hút rất nhiều sự chú ý trên mạng xã hội, thu về hơn 22 triệu lượt xem trên Twitter tính đến thứ 5 (24/11).

Bài đăng của tỷ phú mang tới những tranh cãi trong phần bình luận. Nhiều người đã cổ vũ đoạn video, trong khi những cá nhân khác đăng những thông điệp không hài lòng, bao gồm cả một cựu nhân viên Twitter.

Bà Sioban Massiah đề nghị ông Musk gửi những chiếc áo cho bà ấy, nói rằng công ty "đã làm việc vất vả để có được món hàng đó và tôi thà tự mình phân phối nó còn hơn là biết nó nằm trong thùng rác".

“Các chiến binh công bằng xã hội thậm chí còn có những bộ đồng phục đáng yêu của riêng họ tại Twitter”, diễn viên hài Tim Young viết trên Twitter.

Câu chuyện về chiếc áo #StayWoke

Ông Jack Dorsey, cựu Giám đốc điều hành của Twitter, đã được nhìn thấy mặc một chiếc áo phông màu xám tương tự có nhãn hiệu “#StayWoke” bên cạnh logo của công ty nhiều năm trước khi xuất hiện tại “Hội nghị Mã [Code]” hàng năm vào năm 2016, nơi ông đã thảo luận về những cuộc biểu tình Mạng sống của người da đen cũng có ý nghĩa (BLM - Black Lives Matter).

Khoảnh khắc thú vị khi Elon Musk phát hiện kho áo phông 'thức tỉnh' tại Twitter
Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey phát biểu trong một sự kiện báo chí tại CES 2019 tại Aria Resort & Casino ở Las Vegas, Mỹ, vào ngày 09/01/2019. (Ảnh: David Becker/Getty Images)

“Bạn có muốn giải thích #StayWoke là gì không?”- đây là câu mở đầu của người dẫn chương trình Peter Kafka khi ông Dorsey bước về phía chỗ ngồi của mình.

“Có thể để sau”, ông Dorsey trả lời. Cuối cùng, ông ấy đã giải thích cách cụm từ theo cách hiểu của mình khoảng 30 phút sau khi cuộc trò chuyện bắt đầu, nói rằng ý nghĩa của nó “đã phát triển một chút theo thời gian”.

“Vì vậy, cái này - chiếc áo này có dòng chữ 'StayWoke'... cách giải thích của tôi về ý nghĩa của nó... thực sự là việc nhận thức, luôn nhận thức và tiếp tục đặt câu hỏi. Tỉnh thức và mở to mắt quan sát những gì đang xảy ra trên khắp thế giới”, ông Dorsey nói.

Những chiếc áo sơ mi này được cho là đã được các nhân viên của Twitter tạo ra sau vụ bắn chết anh Michael Brown ở Ferguson, Missouri, Mỹ. Anh Brown bị cảnh sát Darren Wilson bắn bên ngoài St. Louis vào ngày 09/08/2014, dẫn đến các cuộc biểu tình và bạo loạn.

Một số nhân viên của công ty, bao gồm cả ông Dorsey, đã tham gia cùng những người biểu tình vào đêm khuya trên đường phố Ferguson. Ông Dorsey cũng đã đăng các thông điệp trên Twitter từ các cuộc biểu tình trên tài khoản cá nhân của mình.

“Và với tôi, đó là lần đầu tiên tôi thực sự thấy cụm từ này trong thực tế - là đảm bảo rằng chúng tôi đang kể câu chuyện của mình, và chúng tôi đang kể những gì đang diễn ra, và chúng tôi đã chứng kiến nó trực tiếp trên Twitter”, ông Dorsey giải thích với ông Kafka tại sao ông ấy lại mặc chiếc áo phông có in dòng chữ “#StayWoke”.

Khoảnh khắc thú vị khi Elon Musk phát hiện kho áo phông 'thức tỉnh' tại Twitter
Những người đàn ông nhìn về phía một tòa nhà dọc theo Đại lộ West Florissant đã bị thiêu rụi trong một cuộc bạo loạn ở Ferguson, Missouri, Mỹ, ngày 28/11/2014. (Ảnh: Scott Olson/Getty Images)

Ông Musk cũng liên kết một bản ghi nhớ về vụ nổ súng tại Ferguson với bài đăng gốc trên Twitter của ông ấy. Điều đấy cho thấy rằng ông ấy biết khẩu hiệu đó đại diện cho điều gì.

Trong một bài đăng đã bị xóa (nhằm cho thấy việc đăng bài là một sự vô ý), ông Musk cho biết “những chiếc áo #StayWoke bắt nguồn từ các cuộc biểu tình ở Ferguson”, đồng thời khiến một số người trong số 118,6 triệu người theo dõi ông ấy tức giận khi cáo buộc rằng cụm từ “giơ tay lên, đừng bắn” là “bịa đặt” và “hư cấu”.

Ông Musk sau đó đã xóa bài đăng trên Twitter và thay vào đó đính kèm bản sao cuộc điều tra của Bộ Tư pháp (DOJ) kết luận rằng không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy anh Brown đã giơ tay lên vào thời điểm xảy ra vụ nổ súng.

Các nhân chứng ban đầu cho rằng Brown - người đã cướp một cửa hàng tiện lợi trước khi vụ xả súng xảy ra - đã giơ tay lên; điều này truyền cảm hứng cho một số nhà hoạt động xã hội, chính trị gia và cơ quan truyền thông truyền bá phong trào “Giơ tay lên, đừng bắn”. Khẩu hiệu “Giơ tay lên, đừng bắn” sau đó đã được sử dụng rộng rãi trong các cuộc biểu tình và bạo loạn. Tuy nhiên, DOJ kết luận rằng khẳng định "đã giơ tay lên” không phù hợp với bằng chứng vật lý và pháp y.

Nhà báo Andy Ngo ở Portland, một chuyên gia về nhóm vô chính phủ “Antifa” cũng trả lời bài đăng của ông Musk, nói rằng câu chuyện “Giơ tay lên, đừng bắn” là “một trong những trò lừa bịp lớn nhất đến từ phe cánh tả Mỹ ở thập kỷ qua”.

“Lời nói dối to lớn đó đã truyền cảm hứng cho nhiều người trở nên cực đoan và hiếu chiến”, ông Andy Ngo viết trên Twitter.

Bảo Nguyên

Theo Lorenz Duchamps - The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Khoảnh khắc thú vị khi Elon Musk phát hiện kho áo phông 'thức tỉnh' tại Twitter