Ngoại trưởng tương lai của Biden có thể vượt qua vụ bê bối ‘Biden-Trung Quốc’ và ‘Tiếp cận mạnh mẽ hơn' đối với Bắc Kinh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với nền chính trị của Hoa Kỳ ngày hôm nay, hãy nghĩ đến các thỏa thuận tài chính của gia đình Biden và ĐCSTQ. ĐCSTQ đặt cược rằng Trái đất cuối cùng sẽ phải khuất phục trước những khoản hối lộ “sâu” và các mối đe dọa quân sự của chính quyền này.

Ngoại trưởng sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden, Antony Blinken, đồng ý rằng chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đã “nắm được” Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong phiên điều trần xác nhận tại Thượng viện vào ngày 19/1/2021, ông Blinken nói với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện: “Tổng thống Trump đã đúng khi thực hiện một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc. Tôi rất không đồng ý với cách mà ông ấy đã làm trong một số lĩnh vực, nhưng nguyên tắc cơ bản là đúng. Và tôi nghĩ rằng điều đó thực sự hữu ích cho chính sách đối ngoại của chúng tôi".

Blinken biết ĐCSTQ gây nguy hiểm cho Mỹ và thế giới.

Với vụ bê bối Biden-Trung Quốc, liệu Washington có thể 'tiếp cận mạnh mẽ hơn' đối với Bắc Kinh?

Liệu chính quyền Biden có thể tiếp tục “cách tiếp cận cứng rắn hơn” đối với Bắc Kinh, khi mà vụ bê bối đầu tư vào Trung Quốc của Hunter Biden “ẩn nấp” trong bối cảnh ngoại giao và tội phạm?

Các phương tiện truyền thông chính thống và các ông trùm truyền thông xã hội đã ngăn cản cuộc kiểm tra sơ bộ công khai - về sự tham gia của gia đình Biden trong vụ bê bối liên quan đến Trung Quốc này

Chính quyền Obama-Biden chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong buổi lễ đến Nhà Trắng ngày 25 tháng 9 năm 2015 ở Washington, DC (Ảnh: Getty)
Chính quyền Obama-Biden chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong buổi lễ đến Nhà Trắng ngày 25 tháng 9 năm 2015 ở Washington, DC (Ảnh: Getty)

Tuy nhiên, cho đến khi vụ bê bối Biden-Trung Quốc được xem xét đầy đủ, chúng ta sẽ không biết được liệu Bắc Kinh có thông tin nội bộ (đòn bẩy tống tiền) - để có thể làm dịu "cách tiếp cận cứng rắn hơn" của chính quyền Biden so với chính quyền Trump hay không.

Với hồ sơ được ghi nhận của Trung Quốc về gián điệp tràn lan, trộm cắp tài sản trí tuệ trên toàn cầu, một chương trình mở rộng quân sự khổng lồ, chủ nghĩa đế quốc chiếm đoạt lãnh thổ, bắt nạt láng giềng, vi phạm các cam kết hiệp ước, khủng bố nhà nước và diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi... một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn vào lúc này trong lịch sử… cuối cùng sẽ khiến an ninh của Mỹ gặp nguy hiểm.

ĐCSTQ sử dụng hối lộ để gây ảnh hưởng, và dùng tống tiền để ép buộc - cả hai thứ này đều là công cụ cho hoạt động gián điệp, trộm cắp và ngoại giao của ĐCSTQ - chúng không phải là một thuyết âm mưu hay một cáo buộc giật gân.

ĐCSTQ đã bơm hàng tỷ USD trên toàn thế giới vào các tổ chức nghiên cứu, tập đoàn công nghệ cao, trường đại học và các tổ chức truyền thông cũng như các chính phủ tham nhũng. Nhưng tiền của ĐCSTQ luôn mang lại lợi ích… cho chính họ.

ĐCSTQ yêu cầu quyền truy cập vào các kết quả nghiên cứu và công nghệ mới. Và nếu không thể tiếp cận chúng một cách công khai, họ sẽ đánh cắp dữ liệu và thiết kế - thường dựa vào những người trong nội bộ của chúng ta - bị mua chuộc hoặc tống tiền - để thu thập dữ liệu hoặc giúp các “chiến binh mạng” Trung Quốc lấy cắp thông tin độc quyền mạng lưới.

Từ các trường đại học được trợ cấp và các tổ chức truyền thông, chính phủ Trung Quốc mong đợi một "cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn" - chẳng hạn như dập tắt các tiếng nói chỉ trích về sự tàn bạo của cảnh sát Trung Quốc, và những lời chỉ trích cứng rắn đối với nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình.

Đây là một ví dụ điển hình. Vào tháng 10/2020, một bài báo điều tra của Washington Free Beacon đã nêu chi tiết những thời điểm đưa tin “thiện cảm” của tạp chí The Economist về Huawei Technologies của Trung Quốc. Tờ Free Beacon đã ghi lại mối quan hệ kinh doanh “có lãi” của tạp chí The Economist với tập đoàn khổng lồ Trung Quốc, và lưu ý rằng The Economist đã không thừa nhận mối quan hệ kinh tế đó trong gần một thập kỷ.

Không có gì bí mật về mối liên hệ tài chính và hoạt động sâu sắc của Huawei với ĐCSTQ — nhưng việc Huawei có khả năng gây ảnh hưởng đến phạm vi đưa tin của The Economist đã bị che giấu.

Hãy lấy Tổng giám đốc WHO Tedro ‘làm gương’

Không những thế, cách tiếp cận mềm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với Trung Quốc từ cuối tháng 12/2019 đến mùa xuân năm 2020 - đã gây ra sự trì hoãn phản ứng toàn cầu đối với virus Corona Vũ Hán. Vào tháng 6 năm 2020, một cuộc điều tra của Associated Press (AP) cho thấy rằng - trong khi WHO công khai ca ngợi Trung Quốc, thì “đằng sau hậu trường, đó là một câu chuyện khác rất nhiều”.

Trung Quốc đã không cung cấp thông tin mà WHO cần để chống lại đại dịch. AP đổ lỗi cho “việc kiểm soát chặt chẽ thông tin và sự cạnh tranh trong hệ thống y tế công cộng của Trung Quốc”. Trong khi cụm từ “kiểm soát chặt chẽ thông tin” chỉ là cách mà AP làm dịu đi hành vi sai trái của chính quyền Trung Quốc.

ĐCSTQ là một chế độ độc tài - làm câm lặng các chỉ trích liên quan đến các nhà lãnh đạo và chế độ Trung Quốc. Và nếu điều này đòi hỏi rằng họ phải nói dối với phần còn lại của thế giới về một đợt bùng phát dịch bệnh chết người, thì cũng không vấn đề gì.

Ông Tedros Adhanom, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bắt tay nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 28/1/2020 (Naohiko Hatta/Pool via Reuters)

Một số nhà bình luận đã suy đoán rằng ĐCSTQ duy trì mối quan hệ thân thiết với Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Từ năm 2012 đến năm 2016, Tedros là bộ trưởng ngoại giao của Ethiopia. Trong khoảng thời gian đó, Ethiopia đã vay hơn 13 tỷ USD từ Trung Quốc, Vào tháng 12 năm 2020, người được đề cử giải Nobel Hòa bình David Steinman đã cáo buộc Tedros “hỗ trợ cho nạn diệt chủng ở Ethiopia” trong thời gian ông ta phục vụ trong chính phủ Ethiopia. Tedros đã phủ nhận cáo buộc.

Dưới sự hậu thuẫn của ĐCSTQ, Tedro đã vào vị trí Tổng giám đốc WHO. Vì thế, việc “bên vực ĐCSTQ” là việc tất nhiên của WHO. Vào cuối tháng 1/2020, Tedros ca ngợi “cam kết của Trung Quốc đối với sự minh bạch thông tin” về đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Vì vậy, đối với nền chính trị của Hoa Kỳ ngày hôm nay, hãy nghĩ đến các thỏa thuận tài chính của gia đình Biden và ĐCSTQ.

ĐCSTQ đặt cược rằng Trái đất cuối cùng sẽ phải khuất phục trước những khoản hối lộ “sâu” và các mối đe dọa quân sự của chính quyền này.

Tác giả: Austin Bay là một đại tá trong Lực lượng Dự bị Quân đội Hoa Kỳ; ông là tác giả, nhà báo chuyên mục tổng hợp, đồng thời là giáo viên về chiến lược và lý thuyết chiến lược tại the Đại học Texas – Austin.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Thanh Vân



BÀI CHỌN LỌC

Ngoại trưởng tương lai của Biden có thể vượt qua vụ bê bối ‘Biden-Trung Quốc’ và ‘Tiếp cận mạnh mẽ hơn' đối với Bắc Kinh?